Hôm qua họp với mấy bạn bên MEC mới biết tại sao ngôi trường xinh xắn Lũng Luông lại rơi vào tâm điểm tranh cãi, “một địa chỉ trên Thái Nguyên cách Hà Nội 100km, đi vèo là tới”, nhưng từ chân núi lên tới trường thì ngang bằng vượt Trường Sơn đi cứu nước.
Tôi chưa đến đó bao giờ, chưa đóng một xu nào, chưa viết bài nào về sự kiện này. Đọc trên mạng mới biết, trường do anh Trần Đăng Tuấn và Ngô Bảo Châu khởi xướng, KTS Nguyễn Thúc Hào thiết kế với gam mầu như dân Hà Lan “da cam” vì xứ ẩm lạnh, sương mù, nên cần mầu vàng đỏ cho ấm lòng
.
.
Trường xây mất 6 tỷ và nếu số này do cộng đồng mạng đóng góp như họ đóng góp like, comments, thì sẽ cực vui. Nhưng khổ nỗi, người like chưa chắc đã đóng tiền, người đóng tiền chưa chắc đã like, người vừa like, vừa đóng tiền, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Số tiền này là do cô Thanh Phượng (con gái đồng chí X) tài trợ và theo blog 5xu thì con đường đi lên núi cũng do một đại gia khác giúp, hiện đã cải thiện.
Nhiều người nói đây là do tiền bẩn, các cháu miền núi không đáng nhận loại tài trợ kiểu này. Kiếm tiền bẩn dùng cho việc sạch là muốn xóa tội lỗi.
Người ta nói, án phán tại tòa, khi tòa chưa tuyên thì không thể nói đó là tiền bẩn hay sạch, cho dù trong thể chế này, mọi chuyện có thể. Tiền sạch có thể bị qui là tiền bẩn và ngược lại.
Khổ nỗi trong đời, tiền và đạo đức ít khi đi với nhau, thường tỷ lệ nghịch. Cái này cao thì cái kia thấp và ngược lại.
Nhớ có lần bên Washington DC, chuyện với một đồng nghiệp World Bank về một người giầu có xứ ta thăm văn phòng. Tôi buột miệng bảo đó là do ông ta tham nhũng. Bạn kia trợn mắt, anh có chứng cứ không mà dám nói càn thế. Ở xứ Mỹ mà nói thế (dù có đúng) là bị kiện vỡ mặt. Bài học đầu tiên về phát ngôn theo trình tự…pháp luật
.
Quay lại chuyện quyên góp của anh Châu và anh Tuấn. Tôi biết Cơm có thịt của anh Tuấn được nhiều đại gia đứng sau nhưng không muốn nêu tên. Chỉ kêu gọi các còm sỹ chuyên like (hàng ngàn like cho mỗi status của hai anh), mỗi người 1 triệu thì cũng chỉ được… 1 tỷ. Mà chuyện này khó như đi từ chân núi Lũng Luông lên cổng trường trên đỉnh núi
.
.
Có nhiều người đóng góp âm thầm vài chục ngàn, có đại gia bỏ vào tỷ bạc, mọi thứ đều quí với trẻ nghèo. Giống như bệnh nhân săp chết vào bệnh viện, thay vì cứu, các bác sỹ bàn về đạo đức nghề nghiệp, liệu có được.
Người đóng ít được coi là tiền sạch và đóng nhiều bị coi là tiền bẩn vì đại gia nước mình cứ làm ra nhiều tiền chắc chắn phải … bẩn, một kiểu suy đoán cảm tính mang tầm toàn cầu
.
.
Ngay ở Mỹ, cỡ như Bill Gates cũng bị coi là kiếm tiền bẩn vì một version Windows của ông bán gần 200$ mà chỉ là soft copy cho hàng tỷ máy tính. Đấy là do luật bản quyền của thế giới do Mỹ đứng sau.
Dân ta có ai chê Gates không? Chắc chắn ít người biết chuyện này mà khen ông bỏ 90% gia sản vào từ thiện. Sau này khi bán cho học sinh, ông Gates có giảm giá hoặc miễn phí… nhưng là lúc ông ta có 90 tỷ Trump.
Chưa kể những cú affair ở Wall Street hay EU mà trong nháy mắt các tài phiệt kiếm hàng chục tỷ đô, tiền của người nghèo chui vào túi người giầu.
Hôm trước có bài về anh Tạch tố cảo TMV (Toyota Việt Nam) sản xuất xe kém chất lượng mà vẫn tung ra thị trường xứ Việt, cuối cùng phải thu hồi cho dù anh Tạch đã lên tiếng mấy năm liền
.
.
Câu hỏi ở đây là, trong suốt mấy năm, TMV đã lời bao nhiêu tiền khi bán hàng vạn xe cho người giầu xứ ta, tiền đó có bẩn không? Dân ta khen ngất trời cái thư ông sếp Nhật gửi người Việt mà không biết những chuyện TMV như anh Tri Hiền KTS nhắc nhở
.
.
Nhiều bạn có những STT kêu gọi dân Việt học theo dân Hàn nhưng quên là nửa thế kỷ trước họ đầu tư 300 ngàn lượt lính đánh thuê vào miền Nam để đổi lại viện trợ 10 tỷ đô la của Mỹ (tương đương vài trăm tỷ hiện nay) và nhờ đó Hàn Quốc cất cánh. Hỏi đó có phải tiền bẩn không? Sao lại học cách kiếm tiền đó?
Các bạn lên án tiền bẩn xứ ta thì hãy lên án tiền bẩn tầm quốc tế. Không công bằng thì khó có được không gian tranh luận
.
.
Nếu khen tây chửi ta thì những chuyện như cô Phượng tài trợ 6 tỷ VNĐ sẽ còn tranh cãi. Đợi xã hội lên CS trong sáng, đồng tiền sạch và tấm lòng nhân ái, chắc còn lâu mới có ngôi trường như Lũng Luông.
- Ai làm gì tốt cho các em nghèo cứ làm đi, ai bàn về đạo đức cũng rất tốt vì tránh được điều xấu, khỏi lo về hưu mới sống tử tế và đi làm từ thiện mong gột rửa tội lỗi. Cả hai hướng đều đáng lắng nghe.
- Có những người như cô Phượng, anh Tuấn, anh Châu, anh Hào và cộng sự, giúp các cháu là điều trân trọng
.
.
Còn tôi không đóng viên gạch nào, chỉ biết viết mấy dòng này để cảm ơn họ và chia sẻ về sự lầm lẫn…Lũng Luông.
HM. 13-9-2017
- Bài về trường trên blog 5x
- Việt Nam có nên mang ơn Hàn Quốc
- Thăm trường Mù Cang Chải (bi giờ bị xóa rồi)
PS. Trong bài về ngôi trường tình yêu có câu tôi viết khi xuống núi “Nhớ blog của Thanh Chung có câu thơ “Nếu cứ đợi chờ nhau rồi hóa đá//Cõi nhân gian nước mắt sẽ không còn”. Để các cháu nghèo miền núi chờ cơm có thịt, áo lành, chăn ấm, mà không giúp ngay từ giờ, tuổi thơ dễ hóa đá. Lúc đó, muốn khóc cũng chẳng còn nước mắt.
^
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét