Translate

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Vì sao Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú ?

Làm rõ tài sản bất thường của quan chức
Ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú” hay “tự thú”?
Những "vết chân" ăn chia tài sản Nhà nước của Trịnh Xuân Thanh

.
Bùi Hoàng Tám 
(Dân trí) - Với việc tự nguyện đầu thú, Thanh hi vọng sẽ được “hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật” như lời Thanh nói. Tất nhiên, để có điều đó, Thanh cần khai báo trung thực toàn bộ sự việc, hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra đồng thời bồi hoàn và khắc phục những hậu quả đã gây ra.

Không thể nói khác, việc tự nguyện đầu thú là một suy nghĩ đúng đắn, dũng cảm và sáng suốt của Trịnh Xuân Thanh trong hoàn cảnh hiện nay.

Trong đơn đầu thú và trả lời trên VTV, Trịnh Xuân Thanh nói: “Trong quá trình trốn chạy mình cứ nghĩ về việc mình làm, thời điểm đó rất nông nổi, suy nghĩ không chín chắn, quyết định đi trốn. Trong quá trình như thế, mình thấy rằng mình cần phải về để đối diện với sự thật. Cái thứ hai nữa là mình về mình ngẫm lại, nhận thức được, báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi. Gia đình đã động viên mình xin tự thú tại công an…

Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.

Trong thời gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật".

Để đi đến quyết định này, chắc chắn Trịnh Xuân Thanh đã phải suy nghĩ, đắn đo rất nhiều.

Vậy vì sao Trịnh Xuân Thanh lại ra đầu thú? Đây là câu hỏi không ít người quan tâm.

Nhớ lại cách đây tròn 9 tháng (6/11/2016), trong bài “Về thôi, chú Trịnh Xuân Thanh ơi!”, người viết bài này đã khuyên Trịnh Xuân Thanh nên về đầu thú bởi mấy lẽ.

Thứ nhất, là đấng nam nhi, dám làm, dám chịu. Trốn tránh là hèn nhát. Là đổ hết lỗi cho anh em bạn bè cùng phe cánh, họ ở lại phải gánh chịu thay.

Thứ hai, Thanh sinh ra trong một gia đình có truyền thống đáng quý. Ông cụ thân sinh từng là cán bộ cao cấp và nghe nói khi còn công tác, ông cụ được đánh giá là người liêm chính. Tất nhiên là khi đó thôi, còn khi ông cụ về làm chủ cái công ty gì gì do chú lập ra có ngôi biệt thự khủng ở Tam Đảo thì…

Thứ ba, nếu chỉ do sai sót thì về để tranh đấu. Tôi sai cái này, tôi đúng cái này. Cái này do nhận thức, cái này do cơ chế, cái này do ông A, bà B… Trốn tránh, mọi tội lỗi đổ cả lên đầu.

Thứ tư, “lưới giời tuy thưa nhưng khó lọt”, trốn làm sao được mà trốn. Hãy xem các bậc đàn anh là Dương Chí Dũng rồi gần đây nhất, là “cậu em” Giang Kim Đạt cũng bị điệu về…

Thứ năm, nên về nước để hưởng sự khoan hồng, đến như ông Vũ Huy Hoàng với những khuyết điểm “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội”, song lúc đầu cũng chỉ bị đề nghị mức kỉ luật “cảnh cáo”, sau đó Ban Bí thư mới cách chức Ban cán sự Đảng nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Về phía Thanh, do “chưa phạm tội lần nào”, lại “có nhiều đóng góp” và “nhân thân tốt”, biết đâu…

Giờ thì Trịnh Xuân Thanh đã về và đầu thú. Nhìn gương mặt hốc hác mới thấy sự khốc liệt của cuộc sống chui lủi, “bấp bênh luôn lo sợ” khủng khiếp như thế nào.

Với việc tự nguyện đầu thú, Thanh hi vọng sẽ được “hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật” như lời Thanh nói. Tất nhiên, để có điều đó, Thanh cần khai báo trung thực toàn bộ sự việc, hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra đồng thời bồi hoàn và khắc phục những hậu quả đã gây ra.

Nếu làm được điều này, với chính sách hiện nay và truyền thống “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, tin rằng Thanh sẽ được hưởng sự khoan hồng xứng đáng. Còn không thì, tất nhiên là ngược lại!

Không có nhận xét nào: