“Khi chúng ta có quyền lực, chúng ta
thường quên dân”
Khi thói bao biện đã trở thành căn bệnh "thâm căn
cố đế"
ANH ĐÀO
LĐO - Người dân rất hiểu và thông cảm cho vị cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bị cán bộ mắng "như tát nước vào mặt". Hiểu, nhưng không ngạc nhiên khi sự vô lễ mất dạy ấy phổ biến đến mức nếu nói đó là chuyện "con sâu làm rầu nồi canh" thì giờ đây đó sẽ là một nồi canh sâu.
Hà Nội vừa chính thức chấm dứt hợp đồng với "ông Hiếu phường Văn Miếu", thì ở phường 7, quận 3 (TPHCM), bà cán bộ tiếp tục nói "như tát nước vào mặt" một người dân. Dường như vụ "ông Hiếu" - vụ việc mà chính Thủ tướng có ý kiến - chẳng mấy ý nghĩa khi mà cái nhìn của một số cán bộ luôn ở trên phía đỉnh đầu nhân dân.
"Ban đầu, cô nhân viên nói thẻ hết hạn. Lúc đó, tôi nói thẻ ATM lương thì làm gì có hạn. Cô này cầm thẻ đi một lúc rồi cho biết tài khoản bị lỗi nên tiền lương hưu của tôi bị ngân hàng trả lại.
Tôi nói thẻ vẫn dùng bình thường, lương trước đó vẫn hưởng thì lỗi làm sao, giải quyết thế nào, cô này nói bỏ thẻ đi. Chưa hết, cô này còn nói, do tôi có hai tài khoản, làm kinh doanh nên khai nhầm, trong khi tôi có kinh doanh gì đâu, chỉ có một thẻ này thôi" - trần tình của cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình. Và sau đó, ông nhận những lời lẽ "như tát nước vào mặt"!
Tôi hiểu, chúng tôi rất hiểu nỗi bức xúc, bất bình của vị cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chỉ vừa nghỉ hưu, nhưng lương thì 5 tháng không thấy đâu.
Hỏi, thì bị trả lời như thể lỗi là từ phía người dân.
Gặng, thì lập tức bị nói "như tát nước vào mặt"!
Cho tôi xin nói thẳng, thưa bà cán bộ nghiệp vụ phường 7, quận 3, đó là vô lễ, là vô văn hoá.
Chúng tôi hiểu nỗi bức xúc, phẫn nộ của vị cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Hiểu, nhưng không ngạc nhiên. Đến bố chết mà người dân còn bị đối xử như... bố dân cơ mà.
Có lẽ, sự bố đời ấy giờ đây không thể nói suông bằng lương tâm đạo đức, hay liêm sỉ nữa rồi.
Hãy nói chuyện bằng camera thưa phường, thưa quận, thưa sở, thưa chính quyền.
Chỉ có những chiếc camera được đặt công khai và đúng chỗ có lẽ mới là những ông thầy nghiêm khắc nhất, vị thanh tra công bằng nhất..., để khi xảy sự việc chỉ giản dị là để ông/bà cán bộ ấy có cơ hội nhìn lại chính mình.
Chỉ khi biết bị giám sát trực tiếp mới cười, mới lễ phép, mới thôi vòi vĩnh, hống hách... hẳn nhiên sẽ là bất đắc dĩ, hẳn nhiên sẽ rất tốn kém.
Nhưng tôi tin, người dân sẵn sàng trả chi phí ấy để giúp cán bộ học được bài học kính trọng lễ phép mà cụ Hồ đã dạy. Sẵn sàng mất tiền để ít nhất được là một người trả lương bằng thuế cho cán bộ và được cán bộ phục vụ theo đúng bản chất đáng lẽ phải có trong một nền hành chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét