.
Một đất nước kinh tế còn khó khăn, tăng cường tiềm lực quốc phòng như nào để duy trì một sức mạnh quân sự đủ mạnh, đủ để tự vệ trong tình hình căng thẳng đang leo thang hiện nay đòi hỏi không chỉ bản lĩnh mà cần nhiều trí tuệ.
Bất kỳ một quốc gia nào yêu chuộng hòa bình, độc lập, đều cũng muốn có một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe, đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng, sức mạnh quân sự sẽ như một con dao 2 lưỡi nếu như không phù hợp với tiềm lực kinh tế quốc gia.
Tăng cường sức mạnh quân sự quá sức chịu đựng của tiềm lực kinh tế thì có khi chiến tranh chưa xảy ra thì quốc gia đã phải sụp đổ. Lịch sử đã có quá nhiều bài học khiến cho một quốc gia “tự ngã” mà chưa cần có sự xung đột trực tiếp.
Với Việt Nam, bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc, nhưng phải khẳng định rằng trong đó, khả năng của sức mạnh quân sự vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại trong chiến tranh BVTQ hiện nay.
Một hệ thống phòng thủ BVTQ dựa trên một tiềm lực quân sự trang bị vũ khí tối tân, hiện đại đủ sức giáng trả bất cứ kẻ thù nào, mạnh đến đâu là sự kết hợp tối ưu, hoàn hảo nhất, tin cậy nhất. Nhưng để có được khả năng đó Việt Nam chưa thể, bởi còn nghèo, khoa học kỹ thật, công nghiệp quốc phòng chưa phát triển…Cho nên, trên nền tảng kinh tế quốc gia, chuẩn bị tiềm lực quân sự, đường lối, nghệ thuật chiến tranh, xác định hình thái chiến tranh tương lai, hướng phòng thủ trọng yếu của Tổ quốc; xác định khả năng, tiềm lực của đối tượng tác chiến trực tiếp; các yếu tố thiên thời, địa lợi;… từ đó tổ chức xây dựng, bố trí, sử dụng lực lượng khi chiến tranh xảy ra…là một công việc mang tính nghệ thuật và trí tuệ cao.
Từ đường lối quốc phòng của Đảng CSVN như đưa thẳng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Radar, thông tin liên lạc…lên chính quy, hiện đại tinh nhuệ và thiện chiến…không khó để suy xét rằng, đối với Việt Nam, chiến tranh nếu xảy ra trong tương lai thì xuất phát từ hướng biển và bắt đầu bằng đòn tấn công đường không là khả năng xảy ra lớn nhất.
Vì vậy phòng thủ hướng biển là hướng chủ yếu của Việt Nam.
Đương nhiên, sự chuẩn bị về tổ chức, xây dựng, bố trí lực lượng phòng thủ, tự vệ cũng phải theo tinh thần đó.
Phòng thủ từ hướng biển không phải như thời chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam chỉ luẩn quẩn trên bờ, trên đảo. Ngày nay Việt Nam phải bảo đảm phòng thủ từ trên không, trên mặt biển cho đến trong lòng biển. Tương ứng với nó chúng ta phải tổ chức xây dựng 4 lực lượng tương xứng: Tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và lực lượng pháo binh, tên lửa đối hải, đối không.
Có thể nói, những thứ vũ khí, phương tiện hiện đại mà Việt Nam phải “thắt lưng buộc bụng” mua sắm trang bị xây dựng 4 lực lượng này là để đánh theo cách Việt Nam.
Thứ nhất là: Những cái tên như khu trục hạm Gerpad, tàu ngầm KILO, máy bay tiêm kích SU-30MK2, tên lửa đất đối hải Bastion-P, tên lửa đối không cơ động tầm xa S-300MPU1…mà Việt Nam công khai mua sắm, trang bị, tuy số lượng ít nhưng chất lượng cao và không phải ai cũng có (như Bastion-P).
Điều đặc biệt mà giới quân sự quan tâm ở đây là Việt Nam triệt để lợi dụng “sân nhà”, hy sinh tính đa nhiệm của VKTB, tập trung chuyên sâu nhằm mục đích chiếm ưu thế khi tác chiến với ngay cùng loại của đối phương. Chẳng hạn như máy bay SU-30MK2, loại máy bay này nếu chỉ tập trung cho nhiệm vụ đối hải với vũ khí như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước…
Đây là sự khôn ngoan của Việt Nam khi mua sắm vũ khí và càng độc đáo, bí hiểm hơn khi Nga là nhà cung cấp, rất đáng tin cậy.
Thứ hai là: Những thứ vũ khí, phương tiện được coi là “át chủ bài” hay “nòng cốt” này như Khu trục hạm Gerpad, tàu ngầm KILO, máy bay tiêm kích SU-30MK2, tên lửa đất đối hải Bastion-P, tên lửa đối không cơ động tầm xa S-300MPU1…hình thành nên một khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại, cực mạnh của Việt Nam.
Khung lực lượng tác chiến tầm xa (KLLTCTX) này sẽ tạo ra một trường hoạt động cho các loại vũ khí phương tiện nhanh, nhỏ, uy lực mạnh, có nhiều tuyến, nhiều hướng tấn công để phát huy hiệu lực trên biển tạo ra một khu vực phòng thủ đủ rộng, có chiều sâu, qua đó hệ thống phòng không có đủ không gian, thời gian đối phó có hiệu quả. Đây là điều rất hệ trọng mang tính sống còn mà khung các lực lượng tác chiến tầm xa phải gánh vác. Không có lực lượng này thì chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sự nghiệp BVTQ trong hình thái chiến tranh mới hiện đại công nghệ cao, Việt Nam sẽ gặp muôn vàn thử thách ác liệt.
Từ KLLTCTX này Việt Nam sẽ bổ sung những thứ vũ khí trang bị cần thiết bằng sản xuất trong nước hoặc mua sắm để hoàn thiện một phương án tác chiến cụ thể nào đó mà giới lãnh đạo quân sự coi là ưu tiên cấp bách.
Chẳng hạn, chống ngầm là tác chiến quan trọng nhất trong hệ thồng phòng thủ biển. Nếu để tàu ngầm địch lọt vào vùng phòng thủ là hết sức nguy hiểm, chúng có thể phong tỏa các hải cảng và giáng đòn bất ngờ vào đâu chúng muốn. Nhận thức được điều đó nên bắt buộc Việt Nam ưu tiên, chú trọng hơn phương án chống ngầm, như bổ sung thêm tàu Gerpad có chức năng săn ngầm cao…
Hoặc từ KLLTCTX này, bằng sự sáng tạo, tự lực cánh sinh Việt Nam đã chế tạo thành công “hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải”. Lúc này, các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu có khả năng tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa. Có nghĩa là KLLTCTX này không những chỉ dùng “nội lực” để tác chiến mà còn có sự hỗ trợ tác chiến từ bên ngoài nên uy lực, tính năng kỹ chiến thuật sẽ khác đi…
Tất nhiên có những thứ khác mà Việt Nam mua sắm, cải tiến, chế tạo để bổ sung hoàn thiện khung này thuộc về bí mật quân sự (báo chí không thể biết, không thể nói) để gây cho kẻ địch những bất ngờ không kịp đối phó…
Cùng với những diễn biến thách thức đến an ninh chủ quyền, Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh KLLTCTX hiện đại này, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng không phải ngày một ngày hai, nhưng với trí tuệ Việt Nam, với cách đánh, sử dụng vũ khí độc đáo, sáng tạo…thì duy trì một sức mạnh quân sự để tự vệ với khả năng buộc đối phương phải trả giá đắt khi xâm phạm là điều có thể.
Như vậy, một bài toán đặt ra là, một đất nước kinh tế còn gặp khó khăn trong tình hình có thế lực thù địch lăm le xâm phạm đến an ninh chủ quyền thì phảm làm như thế nào để tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì một sức mạnh quân sự đủ mạnh, đủ sức tự vệ mà không làm kiệt quệ nền kinh tế…tưởng chừng nan giải đã được Việt Nam xử lý.
Từ biện pháp tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp với yêu cầu chiến thuật tác chiến hiện đại, tác chiến phi đối xứng…tất cả đều dựa trên cơ sở của chiến lược, sách lược phòng vệ độc đáo theo cách Việt Nam đề ra, trong đó có chiến lược chống tiếp cận “phiên bản Việt Nam”.----------------
nguồn: https://ngocthongqb.blogspot.com/2013/02/khung-luc-luong-tac-chien-tam-xa-cuc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét