Tổng
thống Mỹ Obama sẽ tới thăm Việt Nam từ ngày 22/05/2016 tới ngày
25/05/2016. Trong chuyến thăm lịch sử này, một loạt Hiệp định quan
trọng có thể sẽ được ký kết. Tất cả các nước trên thế giới đều
rất quan tâm, ủng hộ. Nhưng có một nước, vừa tức giận vừa lo sợ. Đó
là Trung Quốc.
Cá chết dọc bờ biển miền Trung, nguồn sống và môi trường sinh thái
bị huỷ hoại sẽ làm dân phẫn nộ. Biểu tình dứt khoát nổ ra. Lo sợ
chế độ sụp đổ, chính quyền dứt khoát đàn áp. Đàn áp người dân bộc
lộ ôn hoà vì bảo vệ môi trường là vi phạm nhân quyền. Nhân quyền là
điều kiện bắt buộc để Quốc hội Mỹ phê chuẩn dỡ bỏ lệnh cấm vận
vũ khí sát thương.
Huỷ
bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, thực chất là bước cuối cùng để tới
một Hiệp định Đối tác chiến lược giữa hai quốc gia cựu thù Việt Mỹ.
Nếu
lệnh cấm vận vũ khí sát thương được hủy bỏ, Hiệp định Đối tác chiến
lược được ký kết thì Hợp tác quốc phòng và an ninh chung sẽ không
còn bị Ý thức hệ hay Thể chế chính trị ngăn cản. Nỗi lo sợ mất
chế độ được dỡ bỏ. Hàng loạt những hiệp định hợp tác quy mô lớn
sẽ đi vào thực chất. Hiệp định hỗ trợ hạt nhân cho nền Quốc phòng,
cho nền Kinh tế và Khoa học kỹ thuật có khả năng hiện thực. Siêu
cảng Cam Ranh có thể sẽ trở thành siêu căn cứ hải quân của Mỹ. Biển
Đông sẽ không không còn khả năng lọt vào tay Trung Quốc. Giấc mơ Lưỡi
Bò của Mao tan vỡ. Kế hoạch "đưa 500 triệu người Trung Quốc xuống
Đông Nam Á" thất bại (xem Lời nguyền láng giềng cuả cùng người
viết). Kế hoạch vũ trang Hoàng Sa, Trường Sa phá sản, công sức và
thiết bị vũ khí đã đầu tư hết sức tốn kém, sẽ trở thành vô dụng.
Trước sức mạnh hơn hẳn cuả Mỹ, trong tình huống chiến tranh, những
hàng không mẫu hạm không di chuyển được này sẽ dễ dàng bị xoá sổ
chỉ trong một vài giây. Chúng sẽ không còn dùng được vào việc gì,
nhưng duy trì thì tốn kém, chảy máu đôla suốt ngày đêm.
Cứ
theo trình tự lôgíc này, thì rõ ràng Trung Quốc sẽ phải phá liên
kết Việt Mỹ bằng mọi giá. Chuyến đi cuả Obama phải bị thất bại.
Việc dỡ bỏ lệng cấm vận vũ khí sát thương phải không được phê
chuẩn.
Cá
phải chết vào tháng tư. Biểu tình và đàn áp biểu tình sẽ phải xảy
ra vào đầu tháng năm. Quốc Hội Mỹ sẽ phải xét lại quyết định dỡ
bỏ lệnh cấm vận trước khi Obama sang Việt Nam vào cuối tháng 5/2016.
Formosa
nhận được lệnh xả thải ồ ạt với hàm lượng hoá chất độc đủ để gây
cá chết.
Cùng
một lúc, phối hợp với Formosa, tàu đánh cá trá hình được lệnh thả
hoá chất độc xuống vùng biển ngoài khơi khu vực Vũng Áng.
Và
những gì phải xảy ra, đã xảy ra.
Ngày
2/04, Tuần duyên Hải phòng bắt một tàu chở dầu đến Trung Quốc tại
phía đông đảo Bạch Long Vĩ cách hải Phòng 70 km, sâu trong hải phận
biển Việt Nam. Thuyền trưởng tàu khai nhận "chuyển dầu cung cấp
cho các tàu đánh cá". Ngoài 100 tấn dầu công khai cho khám xét,
ai có thể biết chiếc tàu này còn chở cái gì và cung cấp cái gì
nữa!?. Và tại sao lại "cấp dầu cho tàu đánh cá" trong hải
phận Việt Nam?
Ngày
5/04/2016, Biên phòng Quang Bình phát hiện nhiều tàu Trinh sát Trung
Quốc giả dạng tàu cá vào sâu trong hải phận Việt Nam.
Ngày
05/04/2016, ngư dân Hà Tĩnh phát hiện 5 tàu đánh cá Trung Quốc thả
cái gì đó xuống biển rồi bỏ đi.
Từ
ngày 06/04 cá bắt đầu chết nổi trên biển, sát khu vực Vũng Áng. Tới
ngày 21/04/2016 thì cá đã chết trắng một dải 250 km bờ biển miền
Trung, từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế.
Ngày
07/04/2016, Biên phòng Quảng Bình bắt 6 chiếc tàu cá Trung Quốc đánh
bắt trái phép trên vùng biển cách bờ 20 hải lý.
Trang
Elitereaders tố cáo đầu tháng 5/2016, Trung Quốc cho tàu đánh cá thả
hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ
(Pagsa) đang do Philipinnes kiểm soát.
Như
vậy, thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi
vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể khẳng định không ai khác là
Trung Quốc, là Trung Nam Hải và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung
Quốc.
Có
một mối liên hệ giữa ban lãnh đạo Tập đoàn Formosa và nhà cầm quyền
Bắc Kinh. Nhưng bản chất mối liên hệ này là như thế nào? Nếu ban
lãnh đạo này dù là người Đài Loan, nhưng chịu sự chỉ đạo cuả nhà
cầm quyền Trung Quốc, nói cách khác, hoặc bị mua, hoặc là gián điệp
Trung Quốc trá hình thì sao, điều gì có thể xảy ra? Tất cả các dự
án đứng tên nhà đầu tư Đài Loan trên cả nước sẽ là cùng một khuôn
mẫu như vậy không? Và nếu đây là một âm mưu, một thủ đoạn, thì sẽ
thấy rằng, tất cả các dự án trồng rừng trên suốt 10 tỉnh biên giới,
đứng tên nhà đầu tư Hồng Kông, cũng chỉ là chuyện "đầu dê thịt
chó".
Việc
chuyển nhượng cổ phần nhà máy, cổ phần toàn bộ Dự án Vũng Áng từ
Tập đoàn Formosa cho các Tập đoàn Thép Trung Quốc, theo như tin đồn
đoán, thực chất là một thủ đoạn qua mắt công đoạn kiểm duyệt Dự
án. Bằng thủ đoạn này, các dự án có quy mô và vị trí địa lý quan
trọng, do Singgapore, Nam Hàn, Thái Lan, hay bất cứ nhà đầu tư nào,
đều có thể bị Trung Quốc mua lại, bằng rất nhiều tiền.
Đúng
là có biểu tình, và cũng đúng là có đàn áp biểu tình. Nhưng hai
lần biểu tình, chỉ lần thứ hai bị đàn áp, và đàn áp dã man, có
máu đổ và có phụ nữ, trẻ em bị đánh. Cựu tù nhân lương tâm nổi
tiếng Phạm Thanh Nghiên bị bắt cùng với chồng và bị đánh "không
hiểu sao cứ nhè đầu mà đánh".
Như
vậy, có chủ trương không đàn áp ở lần biểu tình lần thứ nhất, ngày
1/05/2016, và có chỉ đạo đàn áp, cố tình gây thương tích tại cuộc
biểu tình lần thứ hai, ngày 8/05/2016. Tại sao? Có hai phe trong đảng?
Phe đàn áp là ai? Phe này nhận lệnh từ Trung Nam Hải phá quan hệ
Việt Mỹ?
Ở
Hà Nội, mặc dù công an gây khó khăn, phá bằng được biểu tình, nhưng
không có đàn áp bằng vũ lực. Ở Sài Gòn, đã có đổ máu, nhưng đàn
áp dân là công an hay côn đồ đội lốt? Ai là người thuê côn đồ, cảnh
sát hay Vạn Thịnh Phát-một Tập đoàn Bất động sản người Việt gốc
Hoa lớn nhất Việt Nam, đóng tại Sài Gòn? Có mưu đồ một viên đạn bắn
hai chim, phá Hiệp định Việt Mỹ và lợi dụng để hạ bệ uy tín bí thư
Đinh La Thăng?
Rất
khó trả lời được hết các câu hỏi này. Nếu có hai phe trong đảng thì
phe bán nước thân Tàu đã nhận lệnh phải phá hỏng chuyến công du của
tổng thống Mỹ Obama. Và chắc chắn chưa thể dừng ở vụ cá chết này.
Trước, trong và sau chuyến đi này sẽ còn nhiều trò diễn khác nữa.
XA
HƠN LÀ GÌ
Nhưng những suy đoán trên kia dù có thể không quá sai, thì cũng chỉ
đúng với sự kiện sắp xảy ra là chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama,
một sự kiện được dự kiến từ tháng 7/2015, đã bị hoãn một lần vào
cuối tháng 11/2015, và chỉ mới được khẳng định lại vào tháng 3/2016.
Trong
khi đó, 90% các dự án tổng thầu EPC lọt vào tay Trung Quốc từ hơn 10
năm nay, gần 400,000 ha rừng đầu nguồn thuộc 10 tỉnh biên giới rơi vào
tay nhà đầu tư Hồng Kông và nhà đầu tư Trung Quốc, từ những năm 2010
và thuê trong 50 năm. Khu Công nghiệp Vũng Áng được Đài Loan đầu tư từ
2008. Bôxít Tây Nguyên được đầu tư từ 2007. Nửa phía đông đảo Trường Sa
bị chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hoà năm 1974. Đảo đá Gạc
Ma bị đánh chiếm năm 1988. Bảy đập nước khổng lồ đã được xây trên
sông Lan Thương, dòng chính của thượng nguồn sông Mêkông từ 2005, đang
thi công hai đập phía thượng nguồn, và chuẩn bị xây tiếp ba đập nữa
dưới hạ nguồn sông Lan Thương, giáp ngã ba biên giới.
Tất
cả những hành động này đương nhiên có một mục tiêu lớn hơn, xa hơn.
Tới
15/04/2016 đã có 13/13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền tây
Nam bộ công bố tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
"Hạn
hán và xâm nhập mặn đã khiến 338.849 hộ dân, 20 triệu người tại khu vực Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước sinh hoạt;
240.215 ha lúa, 18.335 ha hoa màu, 104.106 ha cây công nghiệp; 4.641 ha thủy
sản bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng. Dân phải mua
200,000đ một m3 nước sông. Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có
hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn.
Tại
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất
lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn),
độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ
10-25 km". (báo Đại Kỷ nguyên)
Ngày
16/03/2016 Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị Chính phủ Trung Quốc xả
nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Chính phủ Trung Quốc đồng ý
xả nước thượng nguồn sông Mekong từ 15 tháng 3 năm 2016 đến 10 tháng 4 năm 2016
với lưu lượng xả 2.190 m3/giây.
Ông
Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần
Thơ nhận định: "Lượng nước xả như vậy khi đến Đồng bằng Sông Cửu Long
không còn bao nhiêu nữa.Vì thế, khi nước đến Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không
đủ để đẩy mặn được. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước
tới Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ít nhất phải từ 10.000m3/giây mới có thể đẩy
mặn hiệu quả trong hoàn cảnh này".
Như
vậy, số phận 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 47% diện tích lúa , 56%
sản lượng lúa cả nước, và 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng
thuỷ hải sản xuất khẩu, trong năm nay sẽ mất trắng, và từ nay về sau
sẽ hoàn toàn phụ thuộc lòng tốt cuả Trung Quốc. Việt Nam sẽ không
phải là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ khó vượt qua ngưỡng đói và khát.
Trung
Quốc xả nước, nhưng không nhằm cứu đồng bằng sông Cửu Long, mà nhằm
nhắc lãnh đạo Việt Nam về "lời nguyền láng giềng". Núi
liền núi, sông liền sông.
Có
một cuộc chiến tranh đang được chuẩn bị một cách khẩn trương.
Trung
tướng Nguyễn Quốc Thước cảnh báo: “Vấn đề xa hơn mà tôi muốn đề cập là an ninh
quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là chuyện cá chết, không phải chỉ là một chất
thải nào đó vượt quá quy chuẩn cho phép."
Tiến
sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong
quân đội Việt Nam, nói:
“Tôi
nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình
tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần
nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có
tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam."
ĐƯỜNG
NÀO THÌ CŨNG MẤT
Trước một người chơi cờ cao tay như những người cầm quyền Trung Quốc,
khó ai có thể đương đầu được. Không có một việc gì mà Trung quốc
hành động không có tính toán trước, trước rất xa. Người ta có thể
dễ dàng thừa nhận, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc là những hậu
duệ xuất sắc cuả Tôn Tử, ông tổ cuả nghệ thuật chiến tranh, nhưng
nhiều người còn chưa biết rằng tinh hoa Trung Quốc không chỉ là hậu
duệ Tôn Tử, mà còn là hậu duệ cuả Nghiêu Vương, vị tổ sư cuả môn cờ
vây. Có lẽ hiểu cờ vây mới hiểu được phẩm chất người Trung Quốc,
nhất là giới tinh hoa.
Cờ
vây là môn cờ cổ, sản phẩm của riêng trí tuệ Trung Hoa, được người
Trung Quốc chơi từ hơn 4000 năm. Tương truyền rằng, một lần ngủ mơ, Vua
Nghiêu thấy mình đang xem Hoàng Đế (một vị trong Ngũ đế đầu tiên cuả
lịch sử Trung Hoa) chơi cờ với vị tiên Dung Thành. Đó là một bàn cờ
được kẻ thành ô, và các quân cờ trắng đen. Nhà vua thỉnh cầu Tiên ông
dạy cho mình. Đang thích thú chơi thì giật mình tỉnh dậy, lòng luyến tiếc. Bèn
cố nhớ lại, rồi dần dà bổ khuyết luật lệ và sáng tạo ra môn cờ.
Nhà vua gọi nó là môn cờ vây, vì mục đích cuả trò chơi là vây chiếm
lãnh thổ, và đoạt người của đối phương bị nhốt trong vòng vây. Sau
đó, cờ vây được thái tử Đan Chu truyền bá khắp thiên hạ.
Cờ vây phát triển dần
từ bàn cờ 13x13 ô, đời nhà Liêu, tăng dần lên 15x15, nhà Đường, nhưng
17x17 từ thời Đông hán , bàn cờ chuẩn cho đến hiện nay 19x19 ô, tìm
thấy từ đời nhà Tuỳ. Số nước biến hoá cuả môn cờ này được coi là
vô hạn, gấp hàng triệu lần so với cờ vua của châu Âu. Nhà vô địch cờ
vua thế giới Emanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại
sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh
nào có những sinh vật có lý trí thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây."
Cờ vây có mục đích là
chiếm càng nhiều đất càng tốt, bắt được càng nhiều quân cuả đối
phương càng tốt. Người thắng cuộc là người buộc được đối phương không
còn lối đi và mất hết quân để giải vây. Đây là một môn cờ phát
triển tư duy chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh xâm lược và bành
trướng lãnh thổ.
Người chơi cờ vây thường
tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân
nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ.Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là
một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà còn là một dạng kiến thiết, xây dựng,
khai phá, mở rộng phạm vi. Người thắng cuộc luôn là người có khả năng
tính trước được nhiều nước nhất. Nhưng yếu tố dẫn đến chuyển bại
thành thắng lại là yếu tố bất ngờ và mạo hiểm.
Mao Trạch Đông là người
đọc rất nhiều, nhưng ông ta đọc không phải để học mà là để phê phán.
Những tài liệu hay tác phẩm của bất cứ ai, chỉ thấy ông ta ghi chú
những lời phê chỉ chích, ít có lời khen. Không thấy ai nói gì về
chuyện Mao có yêu thích chơi cờ vây không, nhưng những cuốn sách mà
người ta thấy luôn ở đầu giường ngủ cuả ông là những cuốn viết về
lịch sử các triều đại Trung Hoa, những cuốn duy nhất không có ghi chú
bên lề. Mà cờ vây trong giới các nhà tư tưởng cổ đại, được coi là
tiêu chuẩn trí tuệ.
Mao từng nói từ năm 1939
“Sau khi đánh bại triều đình nhà Thanh, các nước đế quốc đã chiếm các lãnh
địa phiên thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần
đảo Bành Hồ và Lữ Thuận - Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hồng kông- Pháp chiếm An
Nam…”.
Rồi năm 1963, Mao nhắc
lại quyết tâm của ông ta: "Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông
tràn xuống Đông nam châu Á".
Nếu không thể tin được
rằng người Trung Quốc là những người thích đuà, và rằng người Trung
Quốc là những người "ruột để ngoài da", thì phải hiểu rằng
phiá sau những lời nói này là hàng trăm nước đi cuả môn cờ vây, một
kế hoạch được vạch ra từng bước bởi một bộ tham mưu uyên bác nhất
cuả trí tuệ Trung Hoa.
Và chuyện cá chết hôm
nay, chuyện đồng bằng sông Cửu Long không còn nước v.v... chỉ là
chuyện phần nổi cuả tảng băng chìm.
Nếu Trung Quốc có mưu
đồ "thân xa đánh gần", thì chống lại nó phải là "thân
xa lánh gần". Trung quốc muôn đời thèm khát lãnh thổ, chiếm đất
thiên hạ để nhập vào Trung quốc, mở rộng và bành trướng cương giới.
Càng thân cận với Trung Quốc chỉ càng bị nuốt dần từng tí cho đến
hết. Vì vậy, một chính sách cần và đủ cho Việt Nam là lánh xa và
cách ly hoàn toàn với một Trung Quốc cộng sản, một Trung Quốc độc
tài. Chỉ có thể thay đổi khi Trung Quốc trở thành một nền dân chủ
thực sự.
Người Mỹ, nước Mỹ không
có thèm khát lãnh thổ. Người Mỹ, nước Mỹ không có nhu cầu chiếm
đọạt đất đai. Nước Mỹ là quốc gia toàn cầu, trong quốc gia này không
có biên giới lãnh thổ. Tư duy Mỹ là tư duy toàn cầu, không tham lam
ích kỷ và nhỏ mọn như Trung Quốc. Sức mạnh Mỹ là sức mạnh toàn
cầu, cả về khoa học kỹ thuật, tính sáng tạo và khả năng đổi mới,
lẫn sức mạnh quân sự, vĩnh viễn không bao giờ có đối thủ. Tiếng Mỹ
(tiếng Anh), là ngôn ngữ toàn cầu, tiền Mỹ, đồng đôla là đồng tiền
toàn cầu. Google, Facebook là ngôi nhà toàn cầu.
Ghép làm một với Mỹ
là con đường hợp quy luật khách quan, là xu thế tất yếu, là con đường
dẫn đến tiến bộ và thịnh vượng. Trước hết và trên hết là ngay lập
tức chặn bàn tay nham hiểm, tham lam cuả Đảng cộng sản Trung Quốc.
Lời giải bài toán này
là liên minh với Mỹ, nếu có thể thì liên minh cả với Nhật, với Ấn
Độ, với Liên hiệp châu Âu, với Úc... trừ Trung Quốc cộng sản, và chỉ
nhằm để chống Trung Quốc cộng sản.
11/05/2016
Bùi Quang Vơm
Bùi Quang Vơm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét