Hết đe doạ tới “xuống nước” năn nỉ, song Trung
Quốc, bằng những hành động ngày càng hung hăng trên Biển Đông,
đã không thể khiến Indonesia tiếp tục im lặng.
Địa phương xác nhận,
Bộ Quốc phòng bác bỏ
Cuộc đối đầu mới đây
giữa tàu tuần tra Indonesia và tàu Trung Quốc, liên quan tới một tàu cá đánh
bắt trái phép tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông chỉ là tiếp nối những vụ
việc tương tự đã từng xảy ra và sau đó được “dàn xếp” trong im lặng.
Trong các bài viết
trên trang The Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Úc trước năm 2014, ông
Scott Bentley, nghiên cứu sinh tại Học Viện Quốc phòng Úc (UNSW), đã dẫn ra
nhiều nguồn thông tin kể lại các vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Indonesia ở
Natuna.
Một báo cáo đăng tải
trên một blog quân sự của
Indonesia tháng 9/2013, được cho là của chính Thuyền trưởng tàu HM 001 thuộc Bộ
Hàng hải – Thủy sản Indonesia, viết lại chi tiết vụ va chạm giữa tàu của họ với
tàu Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia
Cụ thể, ngày
26/3/2013, HM 001 đã phát hiện và bắt giữ toàn bộ 9 thuyền viên trên tàu cá
Trung Quốc mang số hiệu 58081 đánh bắt trái phép tại khu vực cách quần đảo
Natuna khoảng 200 km về phía đông bắc.
Khi đang trên đường
tiến vào bờ, HM 001 đã bị tàu chấp pháp Trung Quốc Yuzheng 310 tiếp cận. Tàu
này “được trang bị súng máy, pháo hạng nhẹ và thiết bị cảm biến điện tử”.
Đi trước Yuzheng 310
là “tàu nghiên cứu môi trường và tài nguyên thủy sản” Nan Feng – dài 66 mét,
nặng gần 2 nghìn tấn – của Viện Khoa học Thủy Sản Trung Quốc. Theo thông tin ở
blog nói trên, Nan Feng đã bí mật theo dõi HM 001 từ vài tiếng trước.
Khi tới hiện trường,
Yuzheng 310 ngay lập tức hú còi yêu cầu tàu Indonesia dừng lại, đe doạ, đòi thả
người.
Báo cáo trên blog này
khẳng định, không đủ năng lực chống trả và đột ngột không thể kết nối với trụ
sở bằng điện thoại vệ tinh (khả năng do bị Yuzheng 310 phá sóng), HM 001 buộc
phải chấp nhận yêu cầu từ phía Trung Quốc nhằm bảo đảm sự an toàn cho các
thuyền viên.
Nhà phân tích Bentley
cho biết thêm, các nguồn tin địa phương đã xác nhận vụ việc trên, song Bộ Quốc
phòng Indonesia lại khẳng định không có cuộc đối đầu nào như vậy xảy ra.
Trước đó, tháng
6/2010, tàu Yuzheng 311 của Trung Quốc được cho là “đã chĩa súng máy cỡ nòng
lớn vào một tàu tuần tra Indonesia đang bắt giữ một tàu cá Trung Quốc gần
Natuna, ép họ phải thả thuyền”.
Hải quân Indonesia (phía xa bên trái) đối đầu với một tàu Hải
cảnh Trung Quốc gần Natuna. Nguồn: Bộ Hàng hải – Thuỷ sản Indonesia.<br
/><br />
” />
” />
Một tàu hải quân
Indonesia (phía xa bên trái) đối đầu với một tàu Hải cảnh Trung Quốc gần
Natuna. Nguồn: Bộ Hàng hải – Thuỷ sản Indonesia.
Một vụ tương tự cũng
xảy ra cách đó chỉ một tháng – ngày 12/5/2010, tàu hải quân Indonesia buộc phải
thả tàu cá đánh bắt trái phép sau khi bị 2 tàu của Cục Thủy Sản và Chỉ huy Thực
thi Pháp luật Trung Quốc (FLEC) mang số hiệu 301 và 302 chĩa súng đe doạ.
Trong khi Indonesia cố
gắng giữ kín, thì Trung Quốc lại tự hào công bố những hình ảnh của vụ đối đầu
tháng 5/2010, cũng như vụ tháng 3/2013, trong một bộ phim tài liệu dài 8 phần
về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, phát trên kênh CCTV4.
Phim tài liệu của
Trung Quốc nêu rõ, khi 2 tàu của FLEC tới hiện trường, họ thấy một “tàu nước
ngoài”, dài 80 mét, được trang bị “súng bắn rocket và pháo nạp đạn tự động”.
Dựa vào hình ảnh từ
phía Trung Quốc, ông Bentley cho rằng, “tàu nước ngoài” này thực chất là tàu tuần
tra lớp Todak của Hải quân Indonesia. Todak không có súng bắn rocket, song được
trang bị 2 khẩu pháo hải quân Bofors, có khả năng bắn chính xác ở khoảng cách
vài km.
Mặc dù nhỏ hơn tàu
Trung Quốc, song Todak, với hệ thống vũ khí vượt trội và phạm vi khai hỏa của
mình, chắc chắn có thể “hạ” hai tàu tuần tra FLEC.
Tuy nhiên, Todak đã
không làm vậy – toàn bộ thủy thủ đoàn người Indonesia tự để mình bị khẩu súng
cỡ nòng 12,7mm đe doạ, và sau đó là thả người.
Hình ảnh đẹp, lợi ích
lớn ‘níu chân” Indonesia
Phần lớn các sự kiện
tương tự xảy ra tại vùng biển Natuna dưới thời nhà lãnh đạo tiền nhiệm của
Widodo, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, đều được giải quyết một cách nhanh
gọn, im ắng.
Không công hàm phản
đối, không triệu đại sứ, gần như không công bố chi tiết với báo giới.
Ông Yudhoyono cũng
tránh công khai bày tỏ lo ngại trước thực tế rằng, cái gọi là đường chín đoạn
phi pháp mà Trung Quốc ngang nhiên vạch ra trên Biển Đông chồng lấn lên vùng
đặc quyền kinh tế của Indonesia quanh quần đảo Natuna.
Theo giới chuyên gia,
“cái giá” của sự im lặng này là để bảo vệ lợi ích với Trung Quốc cũng như hình
ảnh trước cộng đồng thế giới.
Jakarta
nhận thức một cách sâu sắc rằng, nước này sẽ mất rất nhiều nếu mối quan hệ với
đối tác thương mại lớn nhất là Bắc Kinh xấu đi, theo nhà nghiên cứu an ninh
hàng hải người Indonesia Ristian Atriandi Supriyanto.
Ở thời điểm năm 2012, Trung Quốc cam kết khoản đầu tư tín dụng 19 tỉ USD và khoản vay trị giá 9 tỉ USD, giúp Indonesia phát triển cơ sở hạ tầng.
Ở thời điểm năm 2012, Trung Quốc cam kết khoản đầu tư tín dụng 19 tỉ USD và khoản vay trị giá 9 tỉ USD, giúp Indonesia phát triển cơ sở hạ tầng.
Bắc
Kinh và Jakarta đã thiết lập quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm phát
triển và sản xuất tên lửa cho
hải quân.
Hai
quốc gia cũng thống nhất thành lập Trung Tâm Trung Quốc – Indonesia về Đại
Dương và Khí Hậu (ICCOC) để nghiên cứu thời tiết và hải dương học, bao gồm cả ở
quần đảo Natuna.
Trung
Quốc còn đề nghị Indonesia xây dựng hệ thống giám sát ven biển trị giá 158
triệu USD.
Bên
cạnh đó, Indonesia cũng tính toán, nước này sẽ đạt lợi ích tốt nhất nếu duy trì
sự độc lập về chiến lược thông qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác đa phương.
Điều
này khiến Jakarta trong suốt nhiều thập kỷ lựa chọn đứng ở vị trí trung lập đối
với các tranh chấp trên Biển Đông. Sự im lặng của Indonesia cũng chính là xuất
phát từ nỗi lo làm xấu đi hình ảnh trung lập này của mình.
HỌC GIẢ NGƯỜI INDONESIA
RISTIAN ATRIANDI SUPRIYANTO
Indonesia
tự coi bản thân mình là một bên trung lập và trung gian hòa giải tiềm năng
trong các tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, xét trong tình hình lợi ích cá
nhân và các thực tế địa chính trị đang diễn ra, quan điểm này sẽ sớm bị lung
lay.
Dự
đoán về sự thay đổi thái độ của Indonesia mà ông Supriyanto đưa ra đã được
chứng minh là đúng, sau cuộc đối đầu giữa tàu tuần tra Trung Quốc và Indonesia
liên quan đến một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Natuna mới đây.
Lá
thư đe dọa có dấu tem Trung Quốc
Việc
Indonesia công khai một cách minh bạch chi tiết vụ việc lần này trên truyền
thông, bất chấp cuộc điện thoại năn nỉ “đừng cung cấp tin cho báo chí” từ Trung
Quốc là động thái khá bất ngờ.
Ông
Supriyanto cho rằng, có vẻ như Bộ Hàng hải – Thủy sản Indonesia đang cố gắng
thu hút sự chú ý nhiều nhất có thể của dư luận trong nước đối với hành động của
Trung Quốc chống lại chiến dịch trấn áp tàu cá đánh bắt trái phép.
Sự
quan tâm lớn hơn của dư luận có thể sẽ trở thành áp lực, buộc chính phủ
Indonesia phải phản đối mạnh mẽ hơn nữa các hành động hung hăng của Trung Quốc,
ngay lập tức thực hiện lời hứa tăng cường an ninh hàng hải tại Natuna – vốn
đang trở nên rất cấp bách.
Trung
Quốc đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng trên các quần đảo mà nước này chiếm đóng
trái phép ở BIển Đông, nhằm áp đặt quyền kiểm soát bên trong cái gọi là “đường
lưỡi bò” phi pháp.
Cũng
trên The Strategist, cây viết John McBeth cho rằng, ngư dân Trung Quốc có thể
sẽ ngang nhiên sử dụng những vùng biển này làm bàn đạp để tiến xa hơn về phía
nam, đe dọa tới lợi ích kinh tế riêng, khiến Indonesia không thể bỏ qua.
“Widodo
từng lưỡng lự trong cách tiếp cận với Bắc Kinh, đặc biệt là khi các công ty
Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính và giúp xây dựng một số cơ sở hạ tầng có giá
trịh, bao gồm các dự án đường sắt siêu tốc nối liền Jakarta – Bandung và một số
nhà máy điện chạy bằng than”.
Cây
viết này tiết lộ, ngay sau khi chiến dịch của Indonesia được tiến hành, Bộ
trưởng Bộ Hàng hải – Thủy sản Indonesia đã nhận được một lá thư được gửi tới
nhà riêng của mình.
Lá
thư có dấu tem của Đại sứ Trung Quốc, cảnh báo những hậu quả thảm khốc nếu các
tàu cá Trung Quốc bị đánh đắm.
Kết
quả là, kể từ sau khi thực hiện chính sách cứng rắn nhằm ngăn chặn các hoạt
động đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của mình cuối năm 2014, Indonesia đã
đánh chìm 155 tàu cá nước ngoài, và trong số đó chỉ có 1 tàu cá Trung Quốc.
Những
hình ảnh của tàu cá Trung Quốc bị Indonesia bắt giữ, do Bộ Hàng hải – Thuỷ sản
nước này công bố.
Như
vậy, có thể xem vụ việc lần này là thử thách thực tế đầu tiên đối với tham vọng
biến Indonesia thành cường quốc hải quân của Tổng thống Joko Widodo.
Vốn quen im
lặng, giới chức Indonesia có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp trả hành
động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc tại quần đảo Natuna, bên cạnh biện
pháp phản đối về ngoại giao đơn thuần.
Các nhà hoạch định chính
sách chiến lược Indonesia hiện đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét