Nga bất ngờ
cảnh cáo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn
VietTimes -- Mới đây,
các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo:
Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là "kẻ thù"
tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh
thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016.
Quan hệ Trung Quốc - Nga
đang có nhiều bấp bênh
Các cuộc xung đột với nước láng
giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước
Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế.
Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa
Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa hai nước.
Thời gian qua, các phương tiện
truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không
phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở
hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc
càng thu hút sự chú ý của dư luận.
Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ
thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia,
Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết
khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo
vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng Ukraina
Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ
biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với
Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại
cho Ukraine.
Trung Quốc có nhiều toan
tính xung quanh chiến lược "Con đường tơ lụa" mới
Tờ Quan điểmcủa Nga đưa tin, trong
bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang
thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa
hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ
Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu.
Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến
đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới.
Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá
cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang
châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn.
Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến
đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung
Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc
Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập
trong mọi xung đột kinh tế và chính trị.
Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng
chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn,
đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà
đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh
kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn
đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga.
Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ
USD vào Nga.
Ngày 6/1 vừa qua, Bộ công thương
Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch
thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với
cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước
là 422,73 tỉ USD, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ USD,
giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ USD, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại
9,75 tỉ USD, thu hẹp 86,9%.
Trang Morning news của Nga đăng bài
viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước
Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các
nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới
xảy ra.
“Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung
Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành
đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm
trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử
nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ,
Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia.
Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng
học viện Á – Phi thuộc trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch
thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức
lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016.
* Chiến lược Con đường tơ lụa mới
được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ)
và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi,
với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát
triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.
"Vành đai" sẽ giúp nối
liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ
nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có
thể vươn sang tới Địa Trung Hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét