Translate

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

19/1 Ngày KHÔNG SỢ bọn " tàu '

DaoChu Cong 
.Kết quả hình ảnh cho Bia chủ quyền Hoàng sa 
NGÀY NÀY NĂM XƯA KHẮC GHI MỐI THÙ
Ngày mai, ngày 19-01, ngày 42 năm trước (19-01-1974), lúc chúng ta đang tập trung công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì bọn lừa thầy, phản bạn Trung Quốc - Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai - Đặng Tiểu Bình - Diệp Kiếm Anh cho quân xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữ quyền kiểm soát làm 16 người bị thương, 48 người bị bắt làm tù binh và 74 thủy thủ hi sinh (đó là những người anh hùng mà rồi đây chúng ta sẽ phải dựng tượng đài thờ cúng họ).

Hoàng Sa nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng, là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 200 hải lý. Hoàng Sa - Cát Vàng, là tên người Việt đặt cho quần đảo này.
Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng, vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triều lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
Các chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Tới đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp tiếp tục chủ quyền đối với quần đảo từ nhà Nguyễn. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đến 19-01-1974 Trung Quốc xâm lược cướp Hoàng Sa của Việt Nam và chiếm đóng trái phép đến nay.
Rất nhiều tài liệu nói chi tiết về cuộc xâm lược này của Trung Quốc và hành động anh hùng chống trả xâm lăng của các chiến binh hải quân Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ. Tuy nhiên do vận nước thời điểm ấy, chúng ta đã để mất Hoàng Sa một cách cay đắng vào tay kẻ thù truyền kiếp, láng giềng Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - khi đó là trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa, ngày 19/1/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F-5 bao gồm 120 máy bay và 150 phi công (mỗi phi đoàn có 24 máy bay), 4 phi đoàn ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau này theo ông Nguyễn Thành Trung thì việc tái chiếm Hoàng Sa là hoàn toàn khả thi với sức mạnh áp đảo của không quân bao gồm 120 chiếc F-5 đang chờ lệnh ở Đà Nẵng. Thời điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là loại máy bay có tầm bay ngắn, không đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa, còn hải quân Trung Quốc chỉ có khoảng 40 tàu ở Hoàng Sa (phần lớn là tàu loại nhỏ chỉ có khả năng phòng không yếu). Trong khi đó, mỗi máy bay F-5 đủ sức không chiến tại Hoàng Sa trong 20 phút, nếu đem bom thì chỉ cần sau 1 ngày là có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung Quốc. Ông Nguyễn Thành Trung tin rằng "phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu địch không thể chạy nổi. Nhưng kế hoạch này cuối cùng đã không được thực hiện do "Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động". Ông cho rằng "Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề".
Biết đến bao giờ ta mới đòi lại được Hoàng Sa? Khắc ghi mối thù này với kẻ láng giềng tráo trở, lật lọng, tham lam, gian hùng, phản bạn Trung Quốc! Hãy vứt 16 chữ vàng và 4 tốt lừa phỉnh của chúng vào sọt rác của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta!

Viết đến đây tôi nhận được điện thoại của con trai tôi từ bên kia bán cầu gọi về nói rằng, có một số lưu học sinh Trung Quốc học cùng lớp khi nói chuyện với cháu cũng thừa nhận Hoàng Sa trước từng thuộc Việt Nam và hiện giờ Trung Quốc đang giữ và chúng nói với nhau rằng ta biết vậy thôi. Tôi nghĩ con trai tôi, mới 16 tuổi mà cháu đã biết nói chuyện Hoàng Sa và làm cho các bạn học cùng lớp là người Trung Quốc thừa nhận như vậy là quý lắm. Tôi có quyền tự hào vì con trai tôi rất yêu Tổ Quốc và đã làm được việc có ý nghĩa!
*

Không có nhận xét nào: