Những trăn trở của Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
(Dân trí) - Gần đây, TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương có nhiều bài viết “dậy sóng”. Những điều TS Hoàng nói ra làm không ít người “giật mình” vì thực tế nó diễn ra đúng như thế. Còn những lập luận của ông thì luôn mở ra những điều mà ai cũng nghĩ, chắc chắn nó sẽ diễn ra như ông tiên đoán.
>> Vua chúa và Công hầu không nên buôn bán
Thế nhưng thực ra với nhiều người khác, có thể họ cũng biết như thế và cũng không loại trừ, họ còn biết nhiều hơn như thế.
Nhưng có điều, họ không nói ra có thể họ không nói vì “khiếp sợ”, một nỗi khiếp sợ vô hình và bạc nhược của không ít trí thức thời nay mà nói như Nhà báo Phan Quang, đã là “Trí thức thì cần phải có khí phách”.
Và cũng có thể, họ rất sợ bị qui chụp, một điều cũng không “xa lạ” ở ta và thậm chí, có thể vì họ nghĩ có nói cũng chả đi đến đâu, chả ai nghe mà nói.
Thế nhưng với TS Vũ Ngọc Hoàng thì khác. Chắc bởi rất trăn trở nên ông nói và nói rất quyết liệt, không né tránh. Song, cũng có thể xác định với vị thế của mình, ông không thể không nói, càng không thể “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn tiền” hay chí ít “im lặng là vàng”.
Gần đây, TS Hoàng đã gửi riêng cho Dân trí bài viết về một vấn đề không mới nhưng cũng chưa ai nói hoặc có nói thì cũng không nói thẳng băng, quyết liệt và có thể, cả sâu sắc như ông. Đó là bài “Vua chúa và Công hầu không nên buôn bán” bàn về cái mà theo ngôn ngữ dân gian, là “sân sau” của chính khách.
Mở đầu, TS Hoàng trích một đoạn trong cuốn “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (De L’Esprit Des Lois) của tác giả Montesquieu - nhà triết học người Pháp từ nửa đầu thế kỷ thứ 18 (1689-1755) do Nhà xuất bản Lý luận chính trị phát hành năm 2006, tại chương 19:
“Théophile trông thấy con tàu có các hàng hóa của vợ ông là Théodora, liền hạ lệnh đốt tàu này. Ông nói: “Ta là vua mà các người biến ta thành ông chủ kho hàng ư. Người nghèo lấy gì ăn nếu chúng ta tranh mất nghề của họ?”. Và ông nói thêm: “Ta đã là vua thì ai có thể phạt ta, nếu ta làm hãng độc quyền? Ai sẽ buộc ta thực hiện các hợp đồng? Ta buôn thì các triều thần cũng sẽ buôn, họ sẽ tham lam hơn, bất công hơn ta. Dân chúng tin vào tính công bằng của ta chứ không tin vào sự giàu có của ta đâu. Thuế đánh vào dân quá nặng làm cho dân nghèo đói, đó là điều chắc chắn đưa chúng ta đến chỗ suy vong”.
TS Hoàng bình luận: “Ở nước ta, hàng chục năm nay, không ít vợ con của các quan chức đi “buôn bán”, kể cả “buôn thần, bán thánh” và bản thân quan chức cũng tham gia hoạt động “lợi ích nhóm” tiêu cực, buôn bán dự án, đất đai, giấy phép, cấp tiền, cho vay và mua bán cả chức quan lớn, bé…”.
Trong Báo cáo kiểm điểm của BCH TW khóa XI do ông Lê Hồng Anh đọc tại Đại hội vừa qua cũng nhận xét: “Vẫn còn đồng chí chưa gương mẫu hoặc để vợ con, người thân, cấp dưới lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
Thực ra, cái chuyện “tham những chính sách” đã từng diễn ra ở Việt Nam cách đây cả 700 năm. Đại Việt sử ký toàn thư, trang 85 viết về Trần Khánh Dư, một vị tướng nỏi tiếng trong hoàng tộc triều Trần nguyên văn như sau:
“Dư là kẻ tham lam, bần tiện. Khi được giao trấn ải Vân Đồn, Trần Khánh Dư một hôm tâu với triều đình đây là vùng biên ải, người khách và người ta vẫn giao thương nên khó phân biệt nếu xảy ra chiến tranh. Để dễ nhận dạng, xin triều đình ban quy định tất cả dân ta phải đội nón lồ ô. Một mặt, Dư cho người ra chợ mua toàn bộ số nón và cho thuyền đi mua gom ở các địa phương. Khi chỉ dụ triều đình về đến nơi, Dư cho người ra chợ phao tin chỗ ấy, chỗ ấy bán mũ "hợp chuẩn"... Giá mũ sau một đêm tăng vùn vụt!”.
Liên hệ với hôm nay, giả sử về qui định phải có bình cứu hỏa trong xe ô tô, xin được giả sử thôi vì khi báo chí đặt vấn đề này, Đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) nói rằng “Chưa khẳng định không có lợi ích nhóm”.
Vâng, giả sử có một vị quan chức nào đó là tác giả hay tiếng nói có trọng lượng của chủ trương này, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan đến việc buôn bán (sản xuất) bình chữa cháy chẳng hạn, thì chắc chắn là người dân không thể không đặt câu hỏi “có lợi ích nhóm” trong việc ban hành quyết định này không? Và kể cả câu trả lời là “không”, thì người dân vẫn có quyền nghi ngờ sự “trong sáng, vô tư” của nó.
Vì thế, TS Hoàng đã rất đúng khi đề xuất: “…quy định cụ thể về việc người nhà (như vợ, chồng, con…) của các quan chức chủ chốt từ cấp tỉnh, bộ trưởng trở lên không được tham gia kinh doanh trên lĩnh vực và địa bàn mà người nhà phụ trách”.
Rất đúng!
Trong tình điều kiện xã hội cũng như với thể chế hiện nay của ta, đã làm chính trị thì đừng làm giàu và ngược lại, làm giàu thì đi buôn, đừng làm chính trị.
Chính trị Việt Nam hiện nay không có chỗ cho con buôn kiểu Lã Bất Vi dù người xưa có câu “Buôn vàng bán bạc không bằng buôn vua, bán chúa (chính sách)”.
Do đó, ngoài việc quy định “người nhà (như vợ, chồng, con…) của các quan chức chủ chốt từ cấp tỉnh, bộ trưởng trở lên không được tham gia kinh doanh trên lĩnh vực và địa bàn mà người nhà phụ trách” còn cần phải có “trách nhiệm giải trình công khai minh bạch và thanh tra về tài sản và nguồn thu nhập của các gia đình cán bộ chủ chốt” như lời TS Hoàng. Đây chính là những biện pháp trước mắt để chống lại bệnh “sân sau”.
Khi nào chúng ta còn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì việc các cán bộ không thể có sân sau.
Muốn có nhiều tiền thì đi buôn, đừng làm chính khách bởi chúng ta không chấp nhận loại “chính trị con buôn” thì ngược lại, cũng không có chỗ cho tư tưởng “con buôn… chính khách”.
Hi vọng rằng trong số 200 Ủy viên Trung ương vừa được bầu, không có ai có “sân sau” và thậm chí, việc làm đầu tiên trong công cuộc phòng chống tham nhũng là quét sạch những “sân sau” nếu có.
Bùi Hoàng Tám
Thế nhưng thực ra với nhiều người khác, có thể họ cũng biết như thế và cũng không loại trừ, họ còn biết nhiều hơn như thế.
Nhưng có điều, họ không nói ra có thể họ không nói vì “khiếp sợ”, một nỗi khiếp sợ vô hình và bạc nhược của không ít trí thức thời nay mà nói như Nhà báo Phan Quang, đã là “Trí thức thì cần phải có khí phách”.
Và cũng có thể, họ rất sợ bị qui chụp, một điều cũng không “xa lạ” ở ta và thậm chí, có thể vì họ nghĩ có nói cũng chả đi đến đâu, chả ai nghe mà nói.
Thế nhưng với TS Vũ Ngọc Hoàng thì khác. Chắc bởi rất trăn trở nên ông nói và nói rất quyết liệt, không né tránh. Song, cũng có thể xác định với vị thế của mình, ông không thể không nói, càng không thể “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn tiền” hay chí ít “im lặng là vàng”.
Gần đây, TS Hoàng đã gửi riêng cho Dân trí bài viết về một vấn đề không mới nhưng cũng chưa ai nói hoặc có nói thì cũng không nói thẳng băng, quyết liệt và có thể, cả sâu sắc như ông. Đó là bài “Vua chúa và Công hầu không nên buôn bán” bàn về cái mà theo ngôn ngữ dân gian, là “sân sau” của chính khách.
Mở đầu, TS Hoàng trích một đoạn trong cuốn “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (De L’Esprit Des Lois) của tác giả Montesquieu - nhà triết học người Pháp từ nửa đầu thế kỷ thứ 18 (1689-1755) do Nhà xuất bản Lý luận chính trị phát hành năm 2006, tại chương 19:
“Théophile trông thấy con tàu có các hàng hóa của vợ ông là Théodora, liền hạ lệnh đốt tàu này. Ông nói: “Ta là vua mà các người biến ta thành ông chủ kho hàng ư. Người nghèo lấy gì ăn nếu chúng ta tranh mất nghề của họ?”. Và ông nói thêm: “Ta đã là vua thì ai có thể phạt ta, nếu ta làm hãng độc quyền? Ai sẽ buộc ta thực hiện các hợp đồng? Ta buôn thì các triều thần cũng sẽ buôn, họ sẽ tham lam hơn, bất công hơn ta. Dân chúng tin vào tính công bằng của ta chứ không tin vào sự giàu có của ta đâu. Thuế đánh vào dân quá nặng làm cho dân nghèo đói, đó là điều chắc chắn đưa chúng ta đến chỗ suy vong”.
TS Hoàng bình luận: “Ở nước ta, hàng chục năm nay, không ít vợ con của các quan chức đi “buôn bán”, kể cả “buôn thần, bán thánh” và bản thân quan chức cũng tham gia hoạt động “lợi ích nhóm” tiêu cực, buôn bán dự án, đất đai, giấy phép, cấp tiền, cho vay và mua bán cả chức quan lớn, bé…”.
Trong Báo cáo kiểm điểm của BCH TW khóa XI do ông Lê Hồng Anh đọc tại Đại hội vừa qua cũng nhận xét: “Vẫn còn đồng chí chưa gương mẫu hoặc để vợ con, người thân, cấp dưới lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
Thực ra, cái chuyện “tham những chính sách” đã từng diễn ra ở Việt Nam cách đây cả 700 năm. Đại Việt sử ký toàn thư, trang 85 viết về Trần Khánh Dư, một vị tướng nỏi tiếng trong hoàng tộc triều Trần nguyên văn như sau:
“Dư là kẻ tham lam, bần tiện. Khi được giao trấn ải Vân Đồn, Trần Khánh Dư một hôm tâu với triều đình đây là vùng biên ải, người khách và người ta vẫn giao thương nên khó phân biệt nếu xảy ra chiến tranh. Để dễ nhận dạng, xin triều đình ban quy định tất cả dân ta phải đội nón lồ ô. Một mặt, Dư cho người ra chợ mua toàn bộ số nón và cho thuyền đi mua gom ở các địa phương. Khi chỉ dụ triều đình về đến nơi, Dư cho người ra chợ phao tin chỗ ấy, chỗ ấy bán mũ "hợp chuẩn"... Giá mũ sau một đêm tăng vùn vụt!”.
Liên hệ với hôm nay, giả sử về qui định phải có bình cứu hỏa trong xe ô tô, xin được giả sử thôi vì khi báo chí đặt vấn đề này, Đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) nói rằng “Chưa khẳng định không có lợi ích nhóm”.
Vâng, giả sử có một vị quan chức nào đó là tác giả hay tiếng nói có trọng lượng của chủ trương này, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan đến việc buôn bán (sản xuất) bình chữa cháy chẳng hạn, thì chắc chắn là người dân không thể không đặt câu hỏi “có lợi ích nhóm” trong việc ban hành quyết định này không? Và kể cả câu trả lời là “không”, thì người dân vẫn có quyền nghi ngờ sự “trong sáng, vô tư” của nó.
Vì thế, TS Hoàng đã rất đúng khi đề xuất: “…quy định cụ thể về việc người nhà (như vợ, chồng, con…) của các quan chức chủ chốt từ cấp tỉnh, bộ trưởng trở lên không được tham gia kinh doanh trên lĩnh vực và địa bàn mà người nhà phụ trách”.
Rất đúng!
Trong tình điều kiện xã hội cũng như với thể chế hiện nay của ta, đã làm chính trị thì đừng làm giàu và ngược lại, làm giàu thì đi buôn, đừng làm chính trị.
Chính trị Việt Nam hiện nay không có chỗ cho con buôn kiểu Lã Bất Vi dù người xưa có câu “Buôn vàng bán bạc không bằng buôn vua, bán chúa (chính sách)”.
Do đó, ngoài việc quy định “người nhà (như vợ, chồng, con…) của các quan chức chủ chốt từ cấp tỉnh, bộ trưởng trở lên không được tham gia kinh doanh trên lĩnh vực và địa bàn mà người nhà phụ trách” còn cần phải có “trách nhiệm giải trình công khai minh bạch và thanh tra về tài sản và nguồn thu nhập của các gia đình cán bộ chủ chốt” như lời TS Hoàng. Đây chính là những biện pháp trước mắt để chống lại bệnh “sân sau”.
Khi nào chúng ta còn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì việc các cán bộ không thể có sân sau.
Muốn có nhiều tiền thì đi buôn, đừng làm chính khách bởi chúng ta không chấp nhận loại “chính trị con buôn” thì ngược lại, cũng không có chỗ cho tư tưởng “con buôn… chính khách”.
Hi vọng rằng trong số 200 Ủy viên Trung ương vừa được bầu, không có ai có “sân sau” và thậm chí, việc làm đầu tiên trong công cuộc phòng chống tham nhũng là quét sạch những “sân sau” nếu có.
Bùi Hoàng Tám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét