1. Chuyện ẩm thực ở quê tôi!
Tìm thấy rồi! Ơ rê ca! Tìm thấy rồi, là tìm thấy rồi. Tìm thấy vì sao dân ta bị đầu độc, tìm thấy vì sao “con đường đi từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ nhanh như bây giờ” như lời một vị đại biểu nghẹn ngào kêu lên giữa nghị trường Quốc hội... Đây, nó đây. Cái chất tạo nạc nó đi như thế này đây:
“Cho đến thời điểm này, Bộ Y tế vẫn khẳng định chỉ cấp phép cho nhập 3,5 tấn salbutamol. Song thông tin từ phía Tổng cục Hải quan cho biết chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2015 đã có 4,6 tấn salbutamol, cùng với 1,9 triệu bao tân dược có chứa salbutamol được nhập về. Con số chênh lệch khủng khiếp đó cho thấy công tác hậu kiểm lâu nay bị bỏ ngỏ hoàn toàn…"
Con đường nào đưa chất độc salbutamol đến mâm cơm của chúng ta? Chắc chắn, chỉ lòng tham của những người nông dân nuôi heo thì không đủ. Những người nông dân có thể vì lợi nhuận, vì muốn tăng thêm chút thu nhập mà sử dụng hóa chất độc hại khi nuôi heo. Song những người nông dân không thể dễ dàng có trong tay thứ chất độc ấy”.
Những lời bình khó có thể hay hơn trên tờ Dân Việt. Xem thêm tại đây 
Thêm một thông tin về cái chuyện ăn.
"Trẻ con không được ăn thịt chó"

Thời cụ Nam Cao, thì “Trẻ con không ăn được thịt chó”. Còn trẻ em miền núi bây giờ thì sướng… cực. Nhá, chúng ăn thịt ăn cá thừa mữa, nhá.
Nhớ còn bé, đi học có bài tập đọc “Cần ăn rau”, 50 năm rồi, nhớ lõm bõm đại loại nó thế này: “Cứ mỗi bận ăn cơm với rau, Tý lại xị mặt ra. Tý nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Sao không mua thịt cá mà ăn?”. Mẹ Tý cười và đáp: “Cần ăn rau con ạ. Ăn rau không những nhiều chất bổ mà còn dễ tiêu hóa nữa”. Bây giờ bài tập đọc ấy hình như bỏ rồi. Nhưng lần tái bản này, đề nghị Bộ Giáo dục cần lấy lại. 
Hơ! Mà cái chương trình Cơm có thịt của bác Trần Đăng Tuấn chắc sắp tỏi. Thôi, thay đi bác Tuấn ạ: Chương trình Cơm toàn rau vì các cháu chán rồi, ngán rồi, ngấy rồi… Xem thêm tại đây 
2. Ai cho phép bảo các cụ là… già?!
Ở đời này, thời nào cũng vậy nhưng thời nay… càng vậy, cái chuyện chê nhau là tối kị. 
Cái ông gì ở nước Trung Hoa cổ đại nói đại loại rằng “Ai khen ta đúng là bạn ta, ai chê ta đúng là thầy ta” lỗi thời rồi. Ai khen ta dù khen sai cũng là bạn ta. Ai chê ta không cần biết đúng sai đều là… kẻ thù của ta.

 Chuyện cô giáo ở An Giang chê rất đúng về “cái mặt kênh kiệu” của ông chủ tịch bị phạt 5 triệu vừa mới êm êm, đến ông thầy đồ Doãn Minh Giang ở Cần Thơ nói chính xác về cái nhà trường nơi mình giảng dạy bị cho là “tâm thần” thì giờ, lại thêm một ông hội viên (Anh hùng lao động) dám chê đúng ông chủ tịch hội “già quá”. Xem thêm tại đây 
Thật ra, ông chủ tịch ấy chưa già, mới có “bẩy mươi mấy”, sao gọi là già. Nói như cụ Nguyễn Công Trứ, 50 năm trước cụ mới… ngoài hai mươi tuổi.
Mà già đâu mà già vì những người già không bao giờ muốn chấp nhận mình già cả.
Có ba đặc điểm để nhận biết một người đã già hay chưa: 
Một, đó là người nói dai, nói dài, nói đi nói lại, nói mãi về một vấn đề mà… ai cũng hiểu. 
Hai, là “ăn mày dĩ vãng”. “Ui giời, các cậu giờ ăn thua gì. Mình á, ngày mình bằng tuôi cậu, mình ghê gớm lắm”. “Đấy, mình biết trước rồi mà nói các cậu có nghe đâu. Mình đã nói từ năm xyz nhưng có ai chịu nghe đâu”… Đại loại, họ luôn nói những câu đại văn loại như vậy. 
Ba, là “thà chết còn hơn bị coi là… già”. Kiên quyết không chịu già. Kiên quyết “bám trụ kiên cường” cho đến khi… Thôi, nói vậy không các cụ mắng!
Thế cho nên, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam mới nhất văn trí khai trừ hội viên vì tội nói… đúng là lãnh đạo già. Mà cả hai đều đúng. Người chê lãnh đạo già cũng đúng vì anh ta trẻ, còn người khai trừ anh ta cũng đúng vì họ đâu có chịu coi là già. “Phình phẫn phình phường, phác phậu nhé!”
Chuyện hội hè, nhớ lại câu chuyện về Hội nuôi ong ở làng ABCD nào đó. Chả là từ trước, làng này đã có nghề nuôi ong. Khi khoa học phát triển, người ta lập ra cái hội để truyền bảo phương pháp nuôi ong lấy mật bằng cách cho ăn đường.
Ngày chưa có hội (chưa biết cho ong ăn đường) thì mật rất ngon, sản lượng cũng cao, từ khi có hội thì mật đã kém chất lượng lại còn giảm năng suất, lũ ong chỉ chăm chăm đi… đốt.
Mà già đâu mà già, mới có gần 80 chứ mấy. Ở đây có bác còn gần… 90 cơXem thêm tại đây  
TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh & Công nghệ cho biết: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ”. Ui cha, đây đúng là nơi “hội tụ” của “hoàng hôn”.
Ngoài một bác Phó thủ tướng gần 90 tuổi, nhà trường còn “sở hữu” nhiều vị nguyên chức sắc khác với học hàm, học vị cao chót vót và chức tước thì cấp nguyên vụ trưởng là chuyện nhỏXem thêm tại đây
Song người già cũng không sợ bằng… bò già. "Xã bán cho tôi con bò bị lở mồm long móng, tôi yêu cầu đổi lại thì xã đổi bò già rụng hết răng” - Bà Mang Thị Củi, ngụ xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận kể.


Mà có khi bà cụ Mang Thị Củi này nhầm, bò non, non tơ, nó chưa mọc răng thì lại bảo nó đã… rụng răng. Xem thêm tại đây  
3. Ông Nguyễn Sự “dị dạng” và ông Phạm Trọng Đạt “nóng máy”
Tuần qua, hai người được nhắc đến tên nhiều nhất là ông Nguyễn Sự và ông Phạm Trọng Đạt.
Về ông Nguyễn Sự thì dân chúng bảo ông này “phi dở hơi thì cũng là… dị dạng”.
Lý do là bởi ông Sự đã từ chối “chuyến tàu vét thời hoàng hôn” đi tham quan, học hỏi ở Nam Phi với câu hỏi: “Đi để làm gì?”.
Cái ông này can tội “lười học hỏi” lại còn lý văn sự. Đúng là ông Lý… Sự! Đi để “học hỏi” chứ còn đi để làm gì nữa? Với đội hình hùng hậu mấy chục người, sau khi học hỏi ở một xứ sở như Nam Phi, chắc chắn rằng các ngành kinh tế như du lịch, dịch vụ, thương mại… Quảng Nam ta sẽ bừng bừng khí thế.
Các vấn đề lâu nay như qui hoạch, xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu du lịch và bảo tồn thiên nhiên sẽ đi vào nề nếp chứ dứt khoát không “lôm côm, nham nhở” và “trì trệ” như hiện nay.
Đã thế, cái nhà ông Sự này lại còn “nói ngang như cua”, rằng “Có phải tiền của mình đâu mà đi vô, đi ra. Tiền của Nhà nước đi mệt lắm. Tôi không ưng, mang tiếng suốt đời”.
Hơ! Tiền của mình thì mới mệt chứ tiền của nhà nước, nói mệt là sao? Còn sợ “mang tiếng suốt đời” chả lẽ các bác đi “tham quan, học hỏi” kia “mang tiếng suốt đời” chắc? 
Tóm văn lại, “Ở đảo người gù, ai thẳng lưng là… dị dạng” nên ông Sự không được cơ quan đưa đi khám bệnh như thầy giáo Doãn Minh Đăng thì cũng là người… dị dạng, nhỉ. Xem thêm tại đây  


Còn ông Phạm Trọng Đạt thì được nhắc đến là nhờ… máy nóng.
Một thông tin rất vui trong công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, đó là máy điện thoại trong đường dây trực của Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt đổ chuông liên hồi.
Nói là tin mừng bởi từ nay người dân có thể liên lạc với người trực tiếp đứng ra giải quyết sự việc, không còn lặp lại bài ca “kính chuyển”, “kính chuyển” và… “kính chuyển”.
Mừng hơn, đường dây nóng mới mở nhưng đã có mấy trăm cuộc gọi. Một bài báo đã tả lại không khí “nóng bỏng” của đường dây nóng qua lời đối thoại của ông Đạt:
“Đấy, người dân đang tố cáo tham nhũng đấy, ngày nào cũng “cháy” máy liên tục từ sáng đến đêm. Hai giờ đêm cũng có người gọi rồi, 6h sáng, khi tôi chưa kịp làm vệ sinh cá nhân cũng đã có người gọi điện tố cáo... tham nhũng. Tí nữa còn một chồng tài liệu người dân gửi mang về nhà xử lý”, ông Đạt nói nhanh rồi lại “alo! xin nghe… tham nhũng… ở đâu… cảm ơn”.
Thật ra, nếu nói “mừng” khi nhận nhiều thông tin về tham nhũng có gì đó không hợp lý. Ai lại mừng khi mà tham nhũng, tiêu cực “nóng bỏng” bao giờ?
Nhưng lâu nay, không ít người dân hình như đã chấp nhận “tham nhũng như một điều tất yếu” của đời sống xã hội nên xác định sống chung với nó như “sống chung với lũ”.
Có thể họ đã chán nản vì biết rằng sự việc có được phát hiện, tố cáo cũng không hoặc ít được xử lý nên nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cách đây ít lâu: “Hay người ta chán rồi!”. Vậy nên, nói “mừng” là ở cái ý đó.
May thế, chỉ sợ bác mở dường dây nóng mà chả ai gọi vì “dân người ta chán rồi” như lời bác Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội thì… ngượng chết. Xem thêm tại đây 
Lại chuyện tinh giản biên chế, dư luận đang lo ngại đây là cơ hội để “giản” những người “tinh” thuộc thành phần “con dân mà cháu cũng… dân”. Rồi những người có năng lực nên không luồn cúi. 


Thực ra, đội ngũ cán bộ, viên chức của chúng ta không phải thừa mà thiếu, rất thiếu. Thừa những kẻ lười biếng, thiếu năng lực, ỉ lại nhưng lại rất thiếu những cán bộ, công chức có năng lực, có tâm, có niềm say mê, tận tụy với công việc.
Và tình hình như thế này: Xem thêm tại đây  
Vụ này, có lẽ ngôn từ bất lực trước bức tranh này của tuổi trẻ Cười
Cuối tuần, xin chào đón mọi người bằng một bài thơ cho ngất ngây con gà ta đã:
CHUYỆN ẨM THỰC NƯỚC TÔI
Tôi kể bạn nghe chuyên nước tôi
Văn minh ẩm thực ối giời ơi
Của ngon vật lạ tha hồ nhé
Chẳng có ở đâu, khắp đất trời.

Nay nhé món gà tiêm phooc môn
Ăn xong người dại hóa người không
Người hơi xấu xấu thành hoa hậu
Chỉ tội không lâu, cúng gọi hồn

Này món thịt heo nuôi tạo nạc
Vừa thơm, vừa ngọt lại vừa gipofn
Đến mức khi hồn lìa khỏi xác
Vẫn còn tấm tắc: Ngon, rất ngon!

Những nải chuối vàng ươm như mơ
Đã từng vào nhạc, đã vào thơ
Đã từng ngâm thuốc dùng diệt cỏ
Tươi mãi từ… năm ngoái đến giờ

Bạn đã từng ăn rau thuốc sâu
Bánh kẹo được đem nhuộm sắc màu
Tôm cua tồn đọng toàn những chất
Thế giới người ta bỏ đã lâu

Tôi kể bạn nghe chuyện nước tôi
Văn minh ẩm thực, ối giời ơi
Không ăn cũng chết, ăn cũng chết
Nên chỉ biết kêu một tiếng TRỜI!

Hỏi ông chức trách, ông ở đâu
Dân chờ dân đợi đã từ lâu
“Một câu hỏi lớn không người đáp – Huy Cận”
Đành phải cầm lòng, dân hỏi nhau!
.
Thơ Bùi Hoàng Tám