Translate

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

“Do dân, vì dân ...đưa. Cán bộ cầm nhoa. Nghe chửa ?!

He he."Cán bộ không bao giờ đòi hối lộ, chỉ tại dân... đưa?

(Dân trí) - Trả lời phỏng vấn tại hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền nói với báo chí: “Có Bộ trưởng đã phát biểu là cán bộ tôi không bao giờ đòi hối lộ cả, chỉ tại dân đưa, bởi thực tế, chúng tôi chỉ gây khó khăn, anh phải đưa tiền, không phải đòi. Bây giờ sửa đòi hối lộ thì chắc không xử được ai...”.

 >> Lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng, toàn quyền điều tra cán bộ cấp cao?
 >>  Công lý bịt mắt và "quan luôn thắng dân"
 >> Thư của Bí thư Hà Nội cũng bị “ngâm” tới... 30 ngày

ĐB Thuyền đã dẫn một câu nói quá đúng!

Cái đúng thứ nhất, cán bộ không đưa mà chỉ cầm. Dân đưa, cán bộ cầm. Và như vậy, người đưa chủ động còn người cầm… bị động.

Mà để họ cầm không dễ nhé. Phải tinh tế lắm, phải nghệ thuật lắm, phải siêu đẳng lắm. Nhưng cầm cũng chưa chắc, tức là như Bí thư Phạm Quang Nghị khi nói về Hà Nội “bôi chưa chắc đã trơn”.
Chả biết sự liên tưởng có sai không, nhưng chắc không ít người cũng nghĩ đến câu chuyện xử án trong dân gian, rằng một ông đưa cho quan 5 quan tiền, nhờ quan giúp cho thắng kiện. Hôm sau, người kia đưa 10 quan tiền, cũng nhờ quan giúp. Ngày xử, quan xử người đưa 5 quan thua kiện. Hỏi, quan bảo: Mày đúng nhưng nó… đúng hơn!
Có thể vì thế nên “bôi chưa chắc đã trơn”?!
Và đúng như ĐB Thuyền trích lại lời vị Bộ trưởng nào đó, rằng cán bộ của bác bộ trưởng không ai đòi hối lộ cả. Thậm chí, họ còn… mắng cho là may vì hối lộ là tội hình sự. Song, họ chỉ “gây khó khăn, anh phải đưa tiền” thôi.
Cứ thử lên chốn công quyền làm việc gì đó, dù rất nhỏ thôi mà xem, họ hành họ sách cho đủ kiểu với hàng ngàn, hàng vạn lý do mà lý do nào cũng chỉ có đúng trở lên.
Và nếu như một khi không còn lý do nào nữa, thì vẫn còn một lý do, đó là… thủ trưởng đi vắng. Và đợi. Hôm nay đợi, ngày mai đợi, ngày kia đợi… đợi mòn đợi mỏi, đợi đến phải “vê vê ngón tay” – hình ảnh nguyên Chủ nhiềm Hội đồng Dân tộc Tráng A Pao nhằm miêu tả hành vi nhận hối lộ cách đây mấy năm” thì thôi.
Còn đối với những dự án lớn, nếu có, nghe đâu họ cũng chả đòi mà các đối tác tự hiểu, tự biết điều mà “cám ơn” với “những bó” hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa đồng tiền cho xứng đáng. Còn không ư? Tất nhiên kết quả thế nào là điều ai cũng biết!
Nhiều khi họ cũng chả cần cầm cả hoa hồng, hoa huệ. Là cán bộ, mấy ai lại cầm cái đồng tiền hối lộ bẩn thỉu cơ chứ? Thế có mà mất tác phong, đạo đức chết đi được. Những việc đó đã có vợ, có con và có thể là chú thư ký, cậu lái xe cầm thôi.
Thế nên, điều mà ĐB Nguyễn Bá Thuyền bức xúc là việc sửa đổi tội “nhận hối lộ” bằng “đòi hối lộ” khi bàn về tội danh này trong Luật hình sự (sửa đổi).
“Quan điểm chung là giảm xử phạt tử hình, tăng hình phạt tiền, không giam giữ. Tuy nhiên, nhiều điều sửa tôi không đồng tình. Ví dụ như tội nhận hối lộ, trước đây là nhận hối lộ dưới bất cứ hình thức nào thì nay sửa thành 'đòi hối lộ'. Nếu chúng ta sửa một câu đòi hối lộ thì không bao giờ xử được cán bộ”. Ông Thuyền nói.
Không xử được cán bộ thì có lẽ chỉ còn lại là xử… dân thôi!
Vì thế, ông Thuyền đề xuất nếu có sửa thì nên sửa người đưa hối lộ nhẹ, người nhận nặng thì mới có kết quả “chứ người đưa hối lộ và nhận như nhau thì đấu tranh sẽ không hiệu quả”.
Đây lại thêm một nhận định quá đúng của ĐB Thuyền vì từ nhiều năm nay, cái sự “bằng nhau” này đã khiến công cuộc phòng chống tham nhũng ít hiệu quả.
Nếu như sửa theo ý ĐB Thuyền,” đưa nhẹ, nhận nặng” chắc sẽ hiệu quả hơn, bởi “cán bộ không ai đòi hối lộ cả”, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám

Không có nhận xét nào: