>> Cả hai “đồng chí, anh em” đóng kịch với nhau
>> Biển Đông hôm nay 6/8: ASEAN cần phải cứng rắn hơn với Trung Quốc
Ông Roilo Golez, cựu dân biểu, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chiến dịch bài hàng Trung Quốc lần này nhắm vào mặt hàng may mặc.
Ông lý giải vì sao tổ chức đã nhiều lần tiến hành các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Manila lại đi tới quyết định trên: “Đây là một trong những phản ứng của chúng tôi trước một số hành động có thể coi là xâm lược của Trung Quốc đối với Philippines như lấn chiếm lãnh hải; phá hoại môi trường với các hoạt động lấn biển; xâm lược về mặt xã hội với các loại thuốc lậu đưa vào Philippines; xâm lược về mặt chính trị với sự can thiệp vào chính trường Philippines; xâm lược về mặt kinh tế qua việc đổ hàng hóa rẻ mạt sang Philippines, gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp địa phương”.
Ông Golez nói thêm: “Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã nghĩ ra phương cách đáp trả lại việc đó bằng cách tẩy chay các mặt hàng may mặc của Trung Quốc vì chúng tôi có nhiều mặt hàng thay thế từ nhiều nước như Campuchia hay Việt Nam. Nay mỗi khi tôi mua quần áo, tôi đều xem xuất xứ của nó từ đâu, và nếu là từ Trung Quốc thì tôi không mua”.
Ông Roilo nói thêm rằng chiến dịch của Liên minh biển Tây Philippines, tổ chức thúc đẩy chủ quyền của Manila ở biển Đông, “không cần tới 100% thành công mà nếu chỉ thành công 20 – 30% cũng đã làm tổn hại tới công ty may mặc của Trung Quốc”.
Trong khi đó, một giới chức thương mại ở Việt Nam cũng cho rằng hiện đang là thời điểm tốt để đẩy mạnh cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, đẩy lùi hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết không nên phát động một phong trào tẩy chay tất cả hàng hóa Trung Quốc.
Ông nói: “Chúng tôi cũng không phát động phong trào không dùng hàng hóa Trung Quốc mà chúng tôi chỉ phát động phong trào dùng hàng hóa Việt Nam với chất lượng, giá cả có sức cạnh tranh. Còn hàng hóa của Trung Quốc đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, không phải là kết quả của hiện tượng buôn lậu qua biên giới thì người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn hàng Trung Quốc. Chúng tôi chỉ hướng người tiêu dùng không mua hàng hóa Trung Quốc có chất lượng thấp, với vệ sinh an toàn không đảm bảo và giá cả bất hợp lý thôi. Có thể ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhưng không phải dùng hàng Việt Nam bằng mọi giá”.
Ông Roilo Golez cũng ủng hộ quan điểm này. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines nói rằng không nên mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, nếu không có các mặt hàng thay thế.
Ông nói thêm rằng nhiều người Mỹ gốc Philippines hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch bài hàng hóa Trung Quốc.
Xích lại gần Philippines
Và ông cũng lên tiếng kêu gọi người Việt cùng tham gia để đáp lại sự ủng hộ của Philippines đối với Việt Nam thời gian qua.
Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi người Việt cùng sát cánh với chúng tôi. Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau vì cùng có chung đối thủ là Trung Quốc. Ngành may mặc của nước này đang cạnh tranh với chúng ta, và việc tẩy chay này cũng sẽ giúp cho ngành may mặc địa phương. Ngoài cuộc tẩy chay này, chúng tôi còn ủng hộ Việt Nam trong vấn đề chủ quyền lãnh hải, nhất là khi năm ngoái Trung Quốc đưa giàn khoan dầu hơn một tỷ đôla vào thềm lục địa của Việt Nam. Liên minh của chúng tôi có nói với chính quyền rằng chúng ta cần phải học tập Việt Nam, làm theo gương Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân chúng tôi cũng nêu gương bằng cách đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng như mạnh mẽ phản đối Bắc Kinh xây đảo ở biển Đông”.
Trong khi căng thẳng bùng lên giữa Bắc Kinh và Tokyo về quần đảo Senkaku năm ngoái, cũng có nhiều chiến dịch bài hàng hóa ở cả hai nước.
Người Việt và Philippines vừa qua đã thể hiện tình đoàn kết trong khi cùng bị Trung Quốc “ức hiếp” trên biển Đông.
Hơn một chục người Việt mới đây đã cùng hàng trăm người Philippines biểu tình phản đối bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Những người Việt trẻ tuổi, đa phần là sinh viên và các nhà hoạt động xã hội, hôm 24/7, đã giơ cao các biểu ngữ như “Việt Nam và Philippines cùng đứng lên chống lại sự xâm lược của Trung Quốc” hay “Trung Quốc hãy chấm dứt xây đảo nhân tạo trong lãnh hải Việt Nam và Philippines”.
Trong khi đó, trên bình diện chính phủ, Hà Nội và Manila vừa qua đã gia tăng hợp tác song phương, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo trên biển Đông, gây lo ngại cho cả hai quốc gia Đông Nam Á.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Việt Nam đang chủ động xích lại gần hơn nữa với Philippines để tạo lập liên minh nhằm đương đầu với Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Philippines năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét