Translate

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

“Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc"

(GDVN) - "Bảo vệ chủ quyền biển đảo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là hai vấn đề cốt lõi, liên quan tới vận mệnh dân tộc, cần quan tâm đặc biệt".
LTS: Để làm rõ hai nội dung trên, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, tựa đề “hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc”.
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong lúc tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động, việc củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của Đảng, vận mệnh của dân tộc. 
Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, cần lựa chọn được

Công tác nhân sự, không thể “bó đũa chọn cột cờ”
đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài, có tư duy chiến lược, đề cao tính đấu tranh, quyết đoán, nhất là trong thời khắc khó khăn, nhạy cảm. 
Cán bộ được chọn phải cương quyết bảo vệ lẽ phải dù phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, Nhân dân.
Song song đó, ngăn chặn những thành phần cơ hội, biến chất, suy thoái về đạo đức tìm mọi cách đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước.
Nếu để lọt vào Trung ương những thành phần cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm, sẽ cực kỳ nguy hại cho Đảng, cho cách mạng và dân tộc.
Do vậy, việc Trung ương xác định, kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm là những điều được cán bộ, đảng viên và Nhân dân hết sức kỳ vọng.
Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là bước đệm tạo ra khâu đột phá về công tác cán bộ ở cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, không chỉ cho nhiệm kỳ khóa XII mà cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
Để làm tốt việc lựa chọn nhân sự giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bộ Chính trị (khóa XI) đã xác định rõ phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự; trong đó có khâu giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI; giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương. 
Cùng với thực hiện các biện pháp trên, Đảng cần mở rộng và phát huy dân chủ để sàng lọc, lựa chọn được những đảng viên ưu tú, tiêu biểu tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Mặt khác, chúng ta cũng phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác với kiểu dân chủ vô nguyên tắc, âm mưu lợi dụng dân chủ quá trớn để chống phá Đảng, Nhà nước.
Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm; kể cả những cán bộ đã thuộc diện quy hoạch, khi phát hiện vi phạm, tiêu cực phải xác minh, kết luận, xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Tóm lại, với chủ trương đúng đắn của Trung ương về công tác cán bộ, tin chắc rằng Đảng ta sẽ lựa chọn được những cán bộ thật sự vừa hồng, vừa chuyên, gánh vác, hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong nhiệm kỳ khóa XII và những nhiệm kỳ tiếp theo.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo

Biển Đông (vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam) là không gian sinh tồn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là khu vực mà hàng trăm năm về trước, ông cha ta đã kiến lập, đặt chủ quyền, bằng các dấu ấn lịch sử và các văn bản pháp lý.

Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của chúng ta ở

Biển Đông, có thể bảo vệ vững chắc của an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam từ đời này sang đời khác.
Do đó, đụng chạm đến vấn đề Biển Đông là đụng đến vấn đề sinh tử của Việt Nam.
Bài học nghìn năm Bắc thuộc còn đó. Nhưng bằng ý chí kiên cường, chúng ta vẫn đòi lại được độc lập, tự chủ. Còn trong thời đại ngày nay, khó có chuyện nước lớn "áp đặt" chủ quyền (phi pháp) đối với nước nhỏ.

Trong tình thế Trung Quốc đã và đang cố gắng mở rộng khu vực ảnh hưởng một cách phi pháp của mình trên biển, bằng các biện pháp thực tế, thì vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
              Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Một nguyên tắc rất cơ bản trong vấn đề bảo vệ chủ quyền là phải có lực lượng quân sự hùng mạnh. Nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ không chỉ là nhiệm vụ của quân đội, mà nó còn là trách nhiệm của gần 100 triệu dân Việt Nam. 
Do đó, vấn đề chủ quyền cần chú ý hai việc sau đây.
Trên đất liền, cần tập trung hơn nữa (tinh thần, lực lượng) tại các vị trí trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 
Trên biển, cần tập trung vào những vị trí trọng điểm, cần kíp gồm: Cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, trước yêu cầu bức thiết về việc bảo vệ chủ quyền, cần thiết phải thành lập thêm ban chỉ đạo về biển đảo, có đủ quyền lực, ý chí, để tạo ra sự lãnh đạo thống nhất. 

Mặt khác, muốn bảo vệ biển đảo cần huy động sức mạnh tổng hợp của gần 100 triệu dân, tập chung nguồn lực, dồn sức, dồn của, bảo vệ ngư dân; trang bị hiện đại cho lực lượng quân đội, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra…

Bên cạnh đó, cần kết hợp tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế.

Nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp..

Không có nhận xét nào: