Khoai@
>> Tuần hành phản đối Trung Quốc thuê đất ở vùng Viễn Đông >> Cuộc chiến
pháp lý ở Biển Đông: Câu chuyện của lẽ phải (bài 1)
>> Cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông: Lập luận sắc bén của Philippines (bài 2)
>> Tẩy chay hàng Trung Quốc, dân Triều Tiên ưa chuộng hàng Nga
.
>> Cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông: Lập luận sắc bén của Philippines (bài 2)
>> Tẩy chay hàng Trung Quốc, dân Triều Tiên ưa chuộng hàng Nga
.
Bữa qua, nghe tin Nghị sĩ Un Sam An bị Quốc hội Campuchia trừng phạt vì đã kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, có hành vi chống quấy nhiễu làm cho tình hình biên giới giữa Campuchia và Việt Nam mất ổn định.
Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Theo cáo buộc, Um Sam An đã gây tổn hại danh dự, uy tín của Quốc hội Campuchia cũng như xúc phạm Chủ tịch Heng Samrin với những lời lẽ cực đoan trên trang mạng xã hội Facebook ngày 14/7/15. Ông này đã vu cáo ông Samrin "lạm dụng Hiến pháp" vì từ chối chuyển thư của một số Nghị sĩ CNRP cho Thủ tướng Hun Sen. Đó là bức thư yêu cầu Thủ tướng CPC "giải thích và ngừng quá trình phân giới cắm mốc với Việt Nam". Được biết, chủ đề biên giới với Việt Nam thường được đảng của Um Sam An sử dụng để công kích đảng đối lập và chính phủ Campuchia.
Theo Hội đồng Pháp lý của Quốc hội Campuchia, hành vi của Um Sam An đã vi phạm Điều 87 của Hiến pháp, Điều 5 của Luật Công chức và Điều 77, Điều 78 trong Quy định nội bộ của Hội đồng Pháp lý. Thông báo xử phạt Um Sam An cũng được đăng công khai trên toàn tỉnh Siem Reap nơi ông ta trúng cử. Quyết định xử phạt Um Sam An được ký và công bố hôm Thứ Sáu sau phiên họp của 13 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Campuchia.
Trò chơi mèo vờn chuột của Bắc Kinh?
Thực tế, việc xử phạt Nghị sĩ Um Sam An là công việc nội bộ của Campuchia, và việc này làm dịu đi phần nào những bức xúc của dư luận Campuchia. Tuy nhiên, nói thẳng ra, vấn đề biên giới với Việt Nam sẽ không vì thế mà yên ổn, bởi đây là con bài chính trị của đảng CNRP trong việc tranh giành quyền lực ở Campuchia, trong bối cảnh còn khá nhiều người có tư tưởng cực đoan, và hiểu biết về vấn đề biên giới rất hạn chế.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, điểm chính làm cho đảng CNRP hung hăng trong vấn đề biên giới với Việt Nam, thậm chí đích thân Nghị sĩ Um Sam An dẫn đầu hẳn một toán người trực tiếp đến gây rối tại biên giới Việt Nam là vì có sự hứa hẹn trợ giúp về chính trị và kinh tế của Bắc Kinh. Điều này có lẽ không cần phải kiểm chứng bởi, chính sách giật dây của Bắc Kinh là có hệ thống, nhằm tạo ra những bất ổn ở khu vực Tây Nam của Việt Nam, khiến cho Việt Nam bị phân tán lực lượng, và mất tập trung vào những vấn đề cốt yếu trong quan hệ với Trung Quốc.
Xem xét một cách toàn diện, có thể thấy, nhận định của các chuyên gia là có cơ sở. Với những gì mà Trung Quốc đang thể hiện thì Việt Nam đang phải gồng mình để đối phó với vấn đề biển Đông nhằm bảo vệ vùng biển đảo của mình trước những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Trong khi đó, với những vụ gây rối ở biên giới phía Tây Nam, và thậm chí, ngay biên giới phía Bắc cũng ẩn chứa những nguy cơ manh động đột xuất.
Với những gì đang xảy ra, người ta có quyền phán đoán rằng, việc Quốc hội Campuchia kí lệnh trừng phạt với Nghị sĩ Um Sam An chưa chắc đã xuất phát từ những động cơ nội tại của chính quyền Campuchia, mà nó được xuất phát từ trò chơi mèo vờn chuột ở nước láng giềng phương Bắc. Động thái này có thể làm Việt Nam mất cảnh giác, nhưng rồi nó sẽ lại tái diễn, nhằm phân tán và tiêu hao sinh lực của Việt Nam.
Vì thế, cảnh giác với Bắc Kinh, và cảnh giác ngay cả với những quyết định của chính quyền Campuchia mà thoạt nghe, có vẻ như không liên quan gì đến Bắc Kinh cũng sẽ không bao giờ thừa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét