Translate

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Miếng đất và đạo làm quan

 >> Bi kịch thu hồi đất ở Việt Nam
>>  
Đà Nẵng: chồng duyệt cấp đất cho vợ
>> Con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trả lại 'đất vàng'

LÊ THANH PHONG


LĐO - Miếng đất là của con gái ông bí thư được dư luận bàn tán mấy hôm nay. Chuyện quan trọng cho nên Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng họp “nóng” để làm rõ đúng-sai. Làm rõ ra mới thấy không có gì ghê gớm, chẳng phải tham nhũng, hối lộ. Chuyện trở thành to vì có yếu tố “con ông bí thư”.

Đã có những ông quan mà con cái có tiền rừng bạc biển, đất đai biệt thự bày ra trước mắt thiên hạ, nhưng chẳng ai dám nói. Còn con gái ông Trần Thọ chuyển đổi miếng đất, lại ồn ào to chuyện, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phải giải thích trước báo chí, còn bản thân ông Trần Thọ thì đặt câu hỏi rất chua xót: “Các đồng chí thường vụ Thành ủy thấy tôi có vấn đề đặc quyền, đặc lợi gì ở đây không?”.

Rõ ràng trường hợp này không có tham ô, tham nhũng, ông Trần Thọ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nên muốn con gái trả lại đất cho Nhà nước. Ông Trần Thọ có thể tự tin “không đặc quyền, đặc lợi”, nhưng điều rút ra từ vụ miếng đất của con gái ông lại ở chỗ khác, đó là cái đạo làm quan của người liêm chính. Xin nhấn mạnh chữ “người liêm chính” để loại trừ ra những kẻ làm quan vô đạo

Cái đạo làm quan chính là tránh xa điều có thể gây nên sự thị phi, bởi vì có những việc thường dân có thể làm, nhưng quan chức thì không thể. Không thể làm không phải vì pháp luật ngăn cấm, mà vì cái đạo làm quan. Người dân có thể tìm cách xoay xở, quan hệ cửa sau, cửa trước để chuyển đổi cho được miếng đất ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, nhưng con ông Bí thư Thành ủy thì nên thận trọng, khước từ sự ưu ái, vì đương nhiên con của ông bí thư thì sẽ nhận được sự ưu ái.

Khước từ cái lợi bất chính vốn đã khó, nhưng khước từ cái lợi chính đáng còn khó gấp vạn lần. Người chính trực thực sự mới đủ bản lĩnh khước từ cái lợi chính đáng ngay từ ban đầu. Bởi vì, nhận đôi ba lần sẽ thành thói quen. Khi đã thành thói quen thì sẽ mất dần ranh giới giữa cái lợi chính đáng và cái lợi bất chính. Quá trình tha hóa của một “bộ phận không nhỏ” theo quy trình này đây.

Người liêm chính cảm thấy bị tổn thương khi bị dân chúng nghĩ mình có hành vi bất chính dù chỉ vô tình. Còn kẻ vô lương thì cho dù dân mắng vạn lời cũng không thấy xấu hổ
.
Vĩ thanh
CÓ NHỮNG ÔNG QUAN MÀ CON CÁI CÓ TIỀN RỪNG BẠC BIỂN, ĐẤT ĐAI BIỆT THƯ BÀY RA TRƯỚC MẮT THIÊN HẠ NHƯNG CHẲNG AI DÁM NÓI DỀ "
 Hề hề....

Không có nhận xét nào: