Translate

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Hy Lạp vỡ nợ và bài học nào cho Việt Nam ?


Ở (VTC News) - Chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành phân tích những tác động của sự kiện vỡ nợ tại Hy Lạp đối với Việt Nam.


Ngày 1/7/2015, Hy Lạp đã chính thức trở thành quốc gia phát triển duy nhất trong lịch sử bị vỡ nợ do không thể hoàn trả đúng hạn khoản nợ 1,7 tỷ USD cho chủ nợ cao cấp nhất thế giới là IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế).

Nhiều phân tích được đưa ra về tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp là do quốc gia này đang muốn làm căng để "dứt áo ra đi" khỏi Liên minh châu Âu (EU) và tìm kiếm tới sự trợ giúp mới, mà nhiều khả năng được đưa ra đó chính là Nga.


Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới Hy Lạp của ngày hôm nay chủ yếu vẫn là do sự phụ thuộc quá lớn của quốc gia này vào các nguồn trợ cấp của nước ngoài. Mặt khác Chính phủ chi tiêu ngân sách ồ ạt, lãng phí, thiếu hiệu quả mà quản lý công nợ lại yếu kém, thiếu minh bạch.

Từ đó mà khiến cho quốc gia có tốc độ phát triển cao hàng đầu châu Âu này nhanh chóng rơi xuống vực thẳm mang tên "vỡ nợ", một tình thế từ trước nay vốn chỉ xảy ra với một vài nước nghèo, kém phát triển.

Vì vậy, nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ từ Hy Lạp, chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành cũng đã có những đánh giá thẳng thắn về tình hình nợ công quốc gia cũng như khả năng vỡ nợ của Việt Nam, khi Việt Nam cũng đang là một quốc gia được đánh giá là có nợ nước ngoài ở mức cao.


- Sự kiện Hy Lạp vỡ nợ vừa qua đang làm chao đảo châu Âu và gây rúng động thế giới. Vậy theo ông nó có ảnh hưởng gì tới Việt Nam hay không?


Việc Hy Lạp vỡ nợ thực chất không tác động trực tiếp tới tài chính, kinh tếcủa Việt Nam nhưng nó lại có một sự tác động gián tiếp rất lớn. Nói chính xác ra thì nó đã "tác động" mạnh mẽ tới ý thức của những vị lãnh đạo Việt Nam, những người đang trực tiếp quản lý về vấn đề tài chính quốc gia hiện nay.

Cụ thể họ cần phải nhìn nhận lại cách quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước hiện nay, nhất là những nguồn vốn vay trực tiếp từ nước ngoài, liệu đã thực sự hiệu quả hay chưa, hay vẫn còn nhiều yếu kém, lãng phí, thất thoát lớn.
Hy Lạp vỡ nợ và bài học nào cho Việt Nam?
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành 
Sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài hiện nay có thể thấy ở những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trì trệ, bị đội vốn, rút ruột hay những khoản đầu tư quá tốn kém nhưng lại không sinh lãi, không mang lại hiệu quả.

Do đó, nợ công sẽ tăng lên rất nhanh nhưng khả năng trả nợ lại không thể tăng lên kịp. Đến khi nợ công lên chiếm tới 100% GDP, thậm chí chiếm tới 200% GDP thì Việt Nam sẽ gặp phải vô vàn khó khăn. 

Lúc đó các chủ nợ sẽ đưa ra thêm nhiều yêu sách cho ta, bắt ta phải thực hiện thắt lưng buộc bụng để có tiền trả nợ như cách mà các chủ nợ đã làm với Hy Lạp trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, việc thực hiện "thắt lưng buộc bụng" sẽ ảnh hưởng rất lớn tớiđời sống của người dân, nó kìm hãm sự phát triển của xã hội, kéo theo hàng loạt những tệ nạn và biến động khác liên quan tới chính trị, kinh tế...

Vậy mới nói rằng dù không tác động một cách trực tiếp nhưng sự kiện Hy Lạp bị tuyên bố vỡ nợ đã cho Việt Nam thấy được một bài học đắt giá trong việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách quốc gia và ý thức được những vấn đề về nợ công của mình
.

- Vậy ông đánh giá thế nào về tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay? Liệu có khả năng Việt Nam sẽ đi vào "vết xe đổ" hiện nay của Hy Lạp hay không?


Cách đây không lâu, IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) đã từng khuyến cáo rằng, Việt Nam đang là quốc gia có nợ nước ngoài ở mức cao, cần hạn chế chi tiêu và hạn chế vay nợ nước ngoài. Hiện nay nợ công đang là vấn đề mà Việt Nam đang phải chú trọng nhất, nhất là chỉ số nợ công ngày càng cao và cảnh báo về khả năng vỡ nợ ngày càng được nhắc tới nhiều hơn.

Việt Nam đang gặp phải khá nhiều khó khăn trong vấn đề trả nợ, thậm chí Chính phủ còn đang nghiên cứu, đề xuất cả việc vay dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nhà nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vay nợ nước ngoài.


- Một vấn đề khiến không ít chuyên gia quan ngại là sự không đồng nhất trong các báo cáo công bố về nợ công quốc gia, thưa ông?      

Tỷ lệ nợ công quốc gia của ta cũng không được đánh giá rõ ràng. Nhà nước không công bố hết nợ công nào là nợ đi vay nước ngoài, nợ nào là đi vay trong nước hay nợ nào trực tiếp của Trung ương, nợ nào trực tiếp của địa phương... Thế nên mới có sự không đồng nhất trong các báo cáo công bố về nợ công quốc gia.



Hy Lạp vỡ nợ và bài học nào cho Việt Nam?Ta không biết ta nợ bao nhiêu, nên rõ ràng ta cũng không biết được mình thực sự có khả năng trả nợ hay không. Trong khi sự an toàn nhất của nợ công là khả năng trả nợ của quốc gia đó.Hy Lạp vỡ nợ và bài học nào cho Việt Nam?
Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành
Khi các nhà quản lý báo cáo nợ công chiếm chỉ có khoảng hơn 60% GDP thì nhiều chuyên gia nói là có thể hơn 100% GDP. Thậm chí các tổ chức tài chính nước ngoài còn cho rằng nợ công của Việt Nam có thể lên tới hơn 100% GDP.

Vì vậy mới thấy vấn đề ở đây là nợ công không có sự minh bạch. Ta không biết ta nợ bao nhiêu, nên rõ ràng ta cũng không biết được mình thực sự có khả năng trả nợ hay không. Trong khi sự an toàn nhất của nợ công của một quốc gia là khả năng trả nợ của quốc gia đó. 

Hơn nữa, quốc gia nào có nền kinh tế phát triển tốt thì quốc gia đó mới có thể có tiền đổ vào ngân sách để trả nợ, trong khi hàng năm vẫn còn bao nhiêu doanh nghiệp chết. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục đi vay nợ trong tình hình kinh tế không sáng sủa hơn thì khả năng vỡ nợ không thể đảm bảo là sẽ không xảy ra.


- Chúng ta cần rút ra bài học gì sau vỡ nợ của Hy Lạp, thưa ông?

Vì vậy vỡ nợ chính là kịch bản kinh khủng nhất có thể xảy đến đối với một quốc gia mà bài học đắt giá ta đã được nhìn thấy rõ từ Hy Lạp mà còn một số các quốc gia khác như Argentina. Họ đã bị vỡ nợ đến lần thứ hai và kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy.

Không ai muốn quốc gia mình bị vỡ nợ, nhưng với bài học từ cuộc khủng hoảng từ Hy Lạp, Việt Nam cần thay đổi tư duy về nợ công, phải có chiến lược tái cơ cấu ngân sách, đặc biệt lưu ý đến khâu quản lý, giám sát.

Quan trọng nhất là cần phải cắt giảm chi tiêu ngân sách thường xuyên một cách quyết liệt, tránh lãng phí và chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực thực sự cần thiết và có khả năng sinh lãi.


Xin cảm ơn ông!----------------------------------------------------
Dọc thêm :
-   
Lexus và nợ công
Khi chủ ngân hàng lấy tiền ra tiêu!
 BBC Vietnamese

Nợ công của Việt Nam lên mức 2,35 triệu tỷ đồng
Nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2014 đã lên đến mức 2,35 triệu tỷ đồng, tức khoảng 110 tỷ đôla, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới vừa công bố.
Con số này bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Như vậy, bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh khoảng 1.212 đôla nợ công, trong khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 2.000 đôla/năm.
*

Không có nhận xét nào: