Nguyễn Hoàng Linh: Tôi bị bắt giam như thế nào ?
Ảnh chân dung Hoàng Linh chụp năm 2008, 10 năm sau ngày được trả tự do.
Qùa tặng xứ mưa- (Blog của Ngô Minh)
– Nguyễn Hoàng Linh là một cây bút báo chí mẫn cảm, sắc sảo và cương trực. Anh là phó TBT báo Thương Mại khi tôi là phóng viên thường trú của báo này tại miền Trung. Sau đó anh chuyển sang làm TBT báo Doanh Nghiệp một thời gian thì bị bắt vì đã viết và cho in bài về 2 con tàu cao tốc “dổm” của ngành Hải Quan.
- Vụ án Hoàng Linh là chuyện của bộ máy cường quyền tham nhũng ra tay trừng phạt người chống tham nhũng.Nhưng sau khi bị bắt uy tín và nhân cách Hoàng Linh trong giới báo chi càng tăng lên. Mời bạn đọc cùng Hoàng Linh hồi tưởng lại những ngày anh bị bắt.
Lược qua lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, có lẽ tôi là Tổng biên tập duy nhất bị bắt giam. Cũng đã có nhiều nhà báo bị bắt giam và kết án tù, nhưng với Tổng biên tập một tờ báo của Trung ương, một cán bộ của Nhà nước có hàm Vụ trưởng, một Đảng ủy viên cơ quan cấp Bộ, quả là hy hữu, là việc cực chẳng đã họ mới phải làm.
Sau này ngẫm lại, tôi mới thấy rằng trừ một thứ danh có thể coi là bền vững với cuộc sống như màu xanh của cây lá, đó là nhà báo, còn tất cả các thứ danh khác như Tổng biên tập, Đảng ủy viên, Vụ trưởng… kia đều là hão huyền.
Người ta có thể dán những thứ đó vào ngực mình thì người ta cũng có thể bóc được nó đi bất cứ lúc nào. Đôi lúc, những thứ danh hão ấy trở thành những bức tường giam hãm chính số phận của mình mà không hay biết. Còn đã là nhà báo chuyên nghiệp, những tố chất nghề nghiệp đã thành máu thịt rồi thì không thể có ai tước đoạt nổi.
Thực tình, tôi không hề muốn làm Tổng biên tập tí nào. Hồi ấy, năm 1992, Hội đồng Trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời bởi sự hợp nhất giữa Ban Quản lý HTXMB trung ương và Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp.
Bác Hoàng Minh Thắng đang làm Bộ trưởng Bộ Thương mại được điều về làm Chủ tịch Hội đồng. Tôi xưng hô với người anh hùng trận Núi Thành vang lừng xưa kia ấy bằng bác và xưng em như đối với một người anh cả, xuất phát từ lòng quý trọng và kính phục.
Nguyên là Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, ngoài những tài năng thiên bẩm của người lãnh đạo, bác là người chân tình, nhân hậu, luôn luôn gần gũi với anh em cấp dưới và đặc biệt, rất quý mến các nhà văn, nhà báo. Khi làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, bác đã ký quyết định đề bạt tôi làm Phó tổng biên tập báo Thương Mại vào tháng 12/1990. Khi đó tôi 38 tuổi.
Cuối năm 1992, bác Thắng cho một cán bộ tổ chức sang báo Thương Mại gặp tôi, đặt vấn đề mời tôi sang làm Tổng biên tập tờ báo Sáng Tạo, là tuần báo của Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp cũ. Tôi vốn biết mình khó có thể gánh được chức Tổng biên tập một tờ báo vì tính cách đầy góc cạnh của mình.
Tôi có cái tật nhìn sự kiện gì cũng phải nhìn đa chiều, lại là người hiếu động, không ngồi yên một chỗ được lâu bao giờ, nay phải đóng vai một ông Tổng biên tập đạo mạo, đi đứng nói năng nghiêm chỉnh, phải vặn vẹo tư duy để phù hợp với những quy định vốn khắc nghiệt của hệ thống quản lý báo chí cấp trên thì quả thật là như trời đày. Chính vì thế, tôi đã từ chối lời mời ấy.
Không hiểu sao, ít ngày sau, người cán bộ tổ chức ấy lại sang nói ý kiến của bác Thắng muốn thuyết phục tôi thay đổi quyết định và sang giúp Hội đồng trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựng lại tờ Sáng Tạo, vì hiện nay đang nợ nần chồng chất và bị đình bản, Tổng biên tập cũ đã chuyển công tác nơi khác.
Tôi vẫn quyết định từ chối vì tin rằng chỉ có mình mới hiểu chính mình. Thế nhưng dường như do trời định, chỉ vì một câu nói của bác Thắng mà tôi đã phải thay đổi 180 độ về quyết định của mình. Đó là cuộc gặp gỡ khi bác Thắng cho người đón tôi sang gặp bác tại văn phòng của Hội đồng ở số 6 đường Láng Hạ (nay là khách sạn Fortuna).
Bác vẫn xưng hô thân mật “mi, tau” như hồi còn làm Bộ trưởng Thương mại. Sau khi pha trà, rót nước, bác nói nhiều về ý tưởng của bác mong muốn xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh có sứ mạng chấn hưng nền kinh tế đất nước, mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bác bảo:
– Hoàng Linh à, tau rất cần có một công cụ tuyên truyền cho các đối tượng này. Nhưng tờ báo Sáng Tạo hiện nay không thể xuất bản được vì thiếu người đứng đầu. Mi về đây với tau dựng nó dậy.
Tôi lại phải giải thích với bác rằng năng lực mình có hạn, vừa mới lên chức Phó tổng biên tập báo Thương Mại hơn một năm, kinh nghiệm lãnh đạo còn quá thiếu. Phần nữa, cái tính cách “hay cãi cấp trên” e rằng không hợp với chức Tổng biên tập. Bác lại bảo:
– Tau thấy mi làm được. Về đây đi. Tiền thì tau không có nhưng mi cần gì thì tau ký.
Trời ạ, vực dậy một tờ báo mà không có tiền thì vực bằng kiểu gì đây? Tôi biết bác đang nói rất thật lòng nhưng quả là không thể nhận lời được. Thấy tôi từ chối, bác nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:
– Này tau hỏi thật mi, hồi tau còn làm bộ trưởng, anh em mình vui với nhau vậy. Bây chừ tau đang khó khăn, cần đến mi, sao mi lại từ chối?
Một câu hỏi vừa chân tình, vừa có ý trách móc như thức tỉnh trong tôi một giá trình nhân văn cần có ở một con người. Nếu coi chức Tổng biên tập là cái được, là một bước thăng tiến trong cuộc đời thì quả là tôi không cần. Nhưng nếu đây là một thử thách, là việc nghĩa với một người mà tôi vô cùng kính trọng thì quả là tôi không có đủ can đảm để từ chối.
Ngẩn tò te mất đến nửa phút, tôi nhận lời làm Tổng biên tập với hai điều kiện: Một là đổi tên tờ Sáng Tạo thành tờ Doanh Nghiệp, hai là ra quyết định thành lập mới Tòa soạn báo Doanh Nghiệp, mọi khoản nợ nần hơn 300 triệu đồng và các hậu quả khác để lại của tờ báo do Tòa soạn cũ chịu trách nhiệm.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bác Hoàng Minh Thắng quyết định cấp cho tôi 40 triệu đồng để dựng nghiệp. Báo Doanh Nghiệp đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. Với tư tưởng chủ đạo dốc lòng xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh có sứ mạng chấn hưng nền kinh tế đất nước, Hội đồng cho ra đời 3 tổ chức mới theo thế chân kiềng: Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lo vốn liếng; Trung tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lo tư vấn và đào tạo; báo Doanh Nghiệp lo quảng bá và cổ vũ.
Với tiêu chí cao cả ấy, với đối tượng phục vụ rõ như ban ngày và đầy tiềm năng ấy, báo Doanh Nghiệp lớn nhanh như gió thổi với câu slogan: “Báo Doanh Nghiệp-Người bạn của những ai có chí làm giàu”. Từ chỗ ra mỗi tuần một kỳ báo 12 trang nhanh chóng lên 16 rồi 20 rồi lên 24 trang.
Chẳng bao lâu sau ra thêm tờ Doanh Nghiệp Chủ nhật, rồi ra tờ Doanh nghiệp cuối tháng. Số phát hành đã lên đến con số 14.000 bản/kỳ, một ước mơ của nhiều tờ báo ngành hồi đó. Các doanh nghiệp trong cả nước đã một thời từng coi đây là người bạn đồng hành trong sự nghiệp làm giàu của mình.
Một trong những nội dung được bạn đọc ưa thích nhất là các phóng sự điều tra chống tiêu cực. Sinh nghề tử nghiệp. Tôi bị bắt giam cũng vì chuyên mục này.Câu chuyện không ngờ bắt đầu từ một sự kiện xảy ra ở một nơi xa tít mù khơi, đó là việc Liên Xô tan rã. Tôi được một số bạn bè là nhà khoa học nghiên cứu sinh ở Ucraina cho biết do muốn nhanh chóng tư nhân hóa nền kinh tế, các Chính phủ mới trong SNG đã chủ trương đẩy mạnh việc bán tài sản nhà nước, từ mỏ dầu, tàu vận tải biển, liên hợp xí nghiệp công nghiệp khổng lồ, các thiết bị quân sự… đến tòa soạn báo chí, trụ sở và phương tiện, máy móc đài phát thanh, đài truyển hình…
Một chiếc tàu chở dầu hay một chiếc tàu đánh cá đại dương giá không dưới 10 triệu USD chỉ bán vài trăm ngàn Mỹ kim; một nhà máy luyện thép vô giá, chỉ bán vài triệu USD. Hàng chục tàu tuần tiễu cũ thuộc hạm đội Hắc Hải đã được thanh lý với giá rẻ chỉ trên dưới 600 ngàn USD một chiếc.
Chớp thời cơ ngàn năm có một ấy, một số anh chị em Việt Nam sang làm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ đã trở nên giàu có nhanh khủng khiếp bởi thiết lập được đường dây mua bán các thiết bị quân sự cũ, trong đó có cả máy bay, tàu chiến. Một đường dây tựa như mafia khai thác cơ hội này đang được hình thành… Biết thì cũng để đấy thôi chứ không một nhà báo Việt Nam nào lại dại dột dính vào những lĩnh vực thuộc bí mật quân sự, vừa thiếu thông tin, lại vừa nguy hiểm. Tôi cũng thuộc vào loại đó.
Nhưng rồi cái gì đã là định mệnh thì nó ắt phải đến. Hồi giữa năm 1996, Tòa soạn báo Doanh Nghiệp đã nhận được những thông tin về vụ nhập tàu cao tốc của Tổng cục Hải quan rằng có một đường dây “làm ăn” xuyên suốt từ bộ phận chuyên lo vật tư của ngành Hải quan sang một đơn vị của quốc phòng, sang Nga rồi tới Ucraina.
Thông qua việc thanh lý tàu tuần tiễu cao tốc của hạm đội Hắc Hải (Liên Xô cũ), cùng với việc Hải quan Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mua tàu cao tốc chống buôn lậu, các mắt xích đã được móc nối với nhau. Tàu cũ được tân trang thành tàu mới, các ụ súng chiến đấu bị cắt bỏ và được bán mua với giá như tàu mới.
Đầu năm 1997, Tòa soạn lại nhận được thông tin: cả 4 con tàu cao tốc nhập từ Ucraina (hai chiếc nhập năm 1994, hai chiếc nhập năm 1996) đều chưa đăng kiểm. Theo pháp luật, tàu chưa đăng kiểm là hoạt động trái phép. Một câu hỏi đặt ra trong Ban biên tập: Tại sao 4 con tàu kia không chịu đăng kiểm? Liệu có lý do mờ ám nào không?
Nếu đúng như vậy, một khoản tiền lớn của ngân sách quốc gia đang bị lợi dụng? Đến cuối tháng 4/1997, một nguồn tin cho hay: hiện nay, 2 con tàu cao tốc đang sửa chữa tại xí nghiệp X46 của quân đội tại Hải Phòng và một con tàu cao tốc đã cháy máy, nằm tại cảng Đà Nẵng.
Khi đó, các mắt xích thông tin được nối lại: một đường dây làm ăn mờ ám – tàu không đăng kiểm – hỏng hóc sửa chữa hàng loạt. Tôi liền đưa vấn đề này ra bàn trong lãnh đạo Tòa soạn gồm anh Phạm Lê Tấn Phong, Phó tổng biên tập, anh Nguyễn Quốc Thái, Tổng thư ký Tòa soạn, về việc quyết định mở một cuộc điều tra về 4 con tàu cao tốc này.
Trong nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực, giữa chúng tôi bao giờ cũng có sự nhất trí cao nhưng riêng đối với việc này, Ban biên tập đã băn khoăn, cân nhắc và thảo luận rất kỹ. Liệu những con tàu cao tốc này có thuộc diện bí mật quốc gia không? Những phóng viên nào có thể đảm nhận được một cuộc điều tra quá khó khăn này? Quy trình duyệt bài phải phối hợp như thế nào để tránh những sai sót đáng tiếc?…
Sau một hồi phân tích, chúng tôi xác định rằng ngành Hải quan là cơ quan dân sự và tự tin rằng “ hành vi tham nhũng” không bao giờ thuộc về bí mật quốc gia. Chúng tôi cũng nhất trí mời một cộng tác viên rất thân thiết với Tòa soạn là nhà báo “lão làng” Phạm Thanh, nguyên Trưởng Ban Công nghiệp, Bí thư Đảng ủy báo Nhân Dân vừa mới nghỉ hưu tham gia. Trong Tòa soạn, tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo “chiến dịch” này và phân công nhà báo trẻ Nguyễn Anh Dũng, phóng viên thường trú vùng Duyên hải miền Bắc cùng tham gia.
Thật may, bác Phạm Thanh nhận lời ngay và với kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo, bác đã viết nhiều bài sắc sảo về vụ tầu cao tốc này. Nhanh nhẹn, tháo vát, thạo về quay phim, chụp ảnh, phóng viên Nguyễn Anh Dũng cũng đã trổ hết tài năng và đem về cho Tòa soạn những bức ảnh và băng ghi âm, ghi hình quý giá.
Trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên của cơ quan an ninh luôn luôn khẳng định và thể hiện ngay trên Bản kết luận điều tra rằng tôi đã không thảo luận trong Ban biên tập, tự ý cho đăng những bài báo về những con tầu cao tốc. Tôi thì chắc chắn họ đã nhầm vì trong Lãnh đạo Tòa soạn, chúng tôi phân công người viết bài không bao giờ là người duyệt bài để tránh những sai sót của tư duy chủ quan. Tất cả những bài viết về vụ tàu cao tốc đều phải qua anh Quốc Thái trước, sau đó anh Tấn Phong sẽ là người duyệt cuối cùng. Nhưng thôi, không sao. Tổng biên tập bao giờ cũng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tờ báo.
Cái nhầm lẫn ấy cũng không quan hệ gì nhiều đến bản chất vụ việc.Nhà báo Phạm Thanh quả là một phóng viên điều tra tài ba. Chỉ trong vòng hơn một tuần đi điều tra cùng với Nguyễn Anh Dũng từ Hà Nội đi Quảng Ninh, sang Hải Phòng rồi vào Đà Nẵng, ông đã đem về cho Tòa soạn nhiều tài liệu quý giá
Ông phát hiện ra nhiều vấn đề mờ ám không chỉ trong việc mua 4 con tàu của Ucraina mà còn cả trong việc đặt mua 4 con tàu của Úc.Với 4 con tàu mua của Ucraina, việc sau hơn 2 năm cả 4 con tàu không đăng kiểm được là chính xác vì thiếu đến 10 loại hồ sơ kỹ thuật. Trong 4 con tàu thì 3 con phải vào xưởng sửa chữa, có con nằm đã hơn nửa năm không có phụ tùng thay thế.
Tháng 7/1995, Tổng cục Hải quan có công văn xin Thủ tướng Chính phủ cho phép mua tàu cao tốc nhưng tàu đã được nhập về từ tháng 1/1994, có thể coi là nhập lậu. Giấy phép nhập khẩu tàu cho phép nhập của Nga nhưng những con tàu lại được mua của Ucraina. Số tiền 4,06 triệu USD xuất ra để mua tàu nhưng Vụ tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính không hay biết và được cấp bằng tiền Việt. Việc mua tàu không thực hiện qua đấu thầu theo quy định của Nhà nước…
Cùng với đó là những tấm ảnh, băng ghi hình về thực trạng con tàu thật thảm hại. Chỉ mới hơn hai năm sử dụng mà máy móc của tàu sét gỉ còn tồi tệ hơn cả máy móc của ô tô, xe máy từ bãi rác của Nhật nhập về. Ngoài ra, trong băng ghi âm còn ghi lại lời nói của một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của xưởng sửa chữa 2 chiếc tàu cao tốc ở Hải Phòng đánh giá rằng những con tàu này có tuổi đời trên dưới 20 năm.
Về 4 con tàu nhập của Úc. Trong khi với 4 con tàu nhập về từ Ucraina thì Tổng cục Hải quan mà lúc đó, ông Phan Văn Dĩnh là Tổng cục trưởng, luôn luôn khẳng định đấy là những thiết bị kỹ thuật phức tạp, thuộc về bí mật quốc gia nên phải nhập qua các đơn vị quân đội, nhưng khi nhập 4 con tàu từ Úc, ông Phan Văn Dĩnh lại giao cho công ty cổ phần Hải Phát, nguyên là một xí nghiệp đời sống của Hải quan TP.Hồ Chí Minh chuyên may gia công.
Một đơn vị kinh tế được tổ chức ra để lo cải thiện đời sống, sau 8 tháng chuyển thành công ty kinh doanh hầu như không hoạt động gì lại được giao tới 5,6 triệu USD mua một loại thiết bị hiện đại, đặc chủng như tàu tuần tiễu cao tốc thì đó quả là một sự kiện hấp dẫn với các nhà báo. Đặc biệt hơn, trong các cổ đông của công ty Hải Phát có gương mặt của “đại gia” Phạm Huy Phước. Ai cũng biết rằng trong những năm 90 của thế kỷ trước, cả nước chấn động với vụ án của “đại gia” Phạm Huy Phước, Giám đốc công ty Tamexco.
“Đại gia” này đã vay hàng trăm tỷ đồng rồi nướng vào các sòng bài, vào việc bao gái và dùng nó để hối lộ các quan chức. Khi vụ án bị phanh phui, Phạm Huy Phước đã bị tử hình, kết thúc cuộc đời một “đại gia” đã gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Nay có gương mặt “đen” này liên quan đến việc mua tàu cao tốc, sự mờ ám lại thêm hiện rõ.
Quả thật lúc đó, những phát hiện của nhà báo Phạm Thanh khiến tôi cực kỳ hạnh phúc vì đã tìm ra manh mối của những vụ làm ăn khuất tất xung quanh những con tàu cao tốc này với hy vọng rằng, Đảng và Nhà nước sẽ làm sáng tỏ vụ việc và có định ra những quy chế cần thiết để bịt những lỗ hổng trong hệ thống quản lý tài chính quốc gia.
Tuy nhiên, cẩn thận hơn, tôi cùng nhà báo Phạm Thanh và Nguyễn Anh Dũng cùng về nhà máy đóng tàu Bạch Đằng để hỏi thêm về giá đóng những con tàu tương tự ở Việt Nam và đi thăm những con tàu đã sử dụng trên dưới 2 năm. Thật ngạc nhiên là các anh lãnh đạo của nhà máy cho biết, nếu đóng con tàu như thế, máy nhập ở những nước có công nghiệp đóng tàu nổi tiếng thì giá chỉ chưa đến một nửa so với con tàu mà ngành Hải quan đã mua.
Còn khi xuống hầm tàu của những con tàu mới dùng được 2-3 năm thì tôi càng khẳng định rằng tàu của ngành hải quan nhập về là tàu cũ, tàu “dởm” vì với những con tàu được tham quan có tuổi thọ 2-3 năm, máy móc và thiết bị của nó gần như mới tinh. Sau chuyến đi ấy, tôi gọi điện thông tin cho anh Tấn Phong và anh Quốc Thái đang trực tại Sài Gòn và chúng tôi quyết định bắt đầu đăng báo.
Sau đây là cái tin ngắn đầu tiên đăng trên trang nhất Tuần báo Doanh Nghiệp số 14-20/5/1997 với tựa đề “Ngành Hải quan nhập 4 con tàu cao tốc “dởm”: “Theo nguồn tin từ cơ quan đăng kiểm Quảng Ninh, đến nay, cả 4 con tàu cao tốc chống buôn lậu của ngành Hải quan nhập từ năm 1994 đến năm 1996 đều chưa đăng kiểm vì lý do không có tài liệu kỹ thuật.
Các nguồn tin khác cho hay, các con tàu này, máy được sản xuất năm 1969, hạ thủy năm 1972 tại Liên Xô cũ đã được mua với “giấy khai sinh” năm 1992. Giá mua 4 con tàu trên 50 tỷ đồng, song theo đánh giá của các chuyên gia đóng tàu ở Hải Phòng thì mỗi con tàu tương tự được đóng mới, với chất lượng quốc tế kiểm định chỉ 4-5 tỷ đồng/chiếc. Hiện nay, 3 trong 4 con tàu đang nằm tại xưởng sửa chữa (1 chiếc tại Đà Nẵng, 2 chiếc tại Hải Phòng).
Như vậy, qua việc mua 4 con tàu cao tốc “dởm” này, ngành Hải quan đã làm thất thoát trên dưới 30 tỷ đồng. Dư luận cho rằng một phần trong số tiền này đã rơi vào túi cá nhân”.
Sau khi báo phát hành, nhiều bạn đọc trong ngành hải quan đã gọi điện hoan nghênh và cung cấp thêm cho Tòa soạn những sự kiện và địa chỉ để điều tra tiếp. Đặc biệt, có những tài liệu rất nội bộ của ngành Hải quan liên quan đến vụ việc cũng được gửi tới. Nhóm nhà báo chúng tôi lại tiếp tục lao vào vòng nguy hiểm mặc dù biết rằng ngành Hải quan đã có những báo cáo bôi nhọ động cơ của chúng tôi với các cơ quan chức năng, thậm chí cả với Ban Văn hóa tư tưởng, Thủ tướng Chính phủ.
Họ vu rằng chúng tôi đã ăn tiền của ai đó để phá hoại đoàn kết nội bộ, rồi kêu ầm lên rằng chúng tôi vu khống họ. Có những lời nhắn nhủ đầy quyền lực rằng Tòa soạn phải ngừng công việc điều tra ngay, nếu không sẽ phải trả giá. Tuy vậy, các bài điều tra và bình luận về những con tầu cao tốc tiếp tục được đăng với những bằng cứ xác đáng và tính thuyết phục cao. Khoảng sau gần 10 bài được đăng thì tôi bị bắt.
Một khi đã động đến “niêu cơm” của những kẻ đầy ắp quyền lực thì họ đâu có dễ dàng để cho mình yên. Khi về tới phòng làm việc thì thấy 4 sĩ quan an ninh, sắc phục chỉnh tề đã đợi sẵn. Họ bảo với tôi rằng có việc cần nhưng về nhà mới bàn. Lúc này tôi linh tính rằng mình sẽ bị bắt giam. Đúng như dự đoán, về đến nhà tôi ở Phố Vọng, người sĩ quan điều tra có quân hàm trung tá tên là Nguyễn Mạnh đã đọc lệnh bắt giam và lệnh khám nhà đối với tôi với 2 tội danh: Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội.
Tôi buột một tiếng thở dài, vì số phận mình thì ít mà vì buồn cho nền đạo lý của đất nước thì nhiều. Rõ ràng mình đang làm một việc thiện thì lại bị đánh giá là kẻ có tội.
Sau một hồi lục soát từng chi tiết trong ngôi nhà cùng một gói tài liệu được niêm phong, họ đưa tôi ra chiếc xe 4 chỗ sang trọng màu cánh chả với thái độ ôn hòa và chuẩn mực. Tôi thầm nghĩ những con người này cũng như mình thôi, nghề nào nghiệp nấy. Mình thực thi công vụ thì họ cũng thực thi công vụ. Vào tù mình sẽ có thêm một mảng vốn sống nữa mà không phải nhà báo nào cũng có được cơ hội ấy.
Trông gương mặt của những viên sĩ quan an ninh, tôi đoán là những người có học và chắc chắn ẩn sau những gương mặt ấy là một trái tim, chỉ không đoán được độ lạnh của nó mà thôi. Cả xe im lặng. Thấy vậy, tôi lên tiếng trước:
– Các anh thấy tôi đã hoàn thành nghĩa vụ công dân chưa?
Viên trung tá đáp:
– Cảm ơn anh đã cộng tác với chúng tôi.
– Tôi tin rằng từ trước đến giờ, các anh không hề có thù hằn đối với tôi, đúng không?
Cả 3 viên sĩ quan, trừ người lái xe, nhìn tôi ngạc nhiên và không trả lời. Tôi nói tiếp:
– Và các anh cũng nên tin rằng đến giờ, tôi cũng không có thù hằn gì với các anh. Các anh làm công vụ, tôi đã tôn trọng. Tôi hy vọng rằng các anh cũng tôn trọng nghề nghiệp của chúng tôi.Cả xe vẫn im lặng. Cuộc độc thoại diễn tiếp:
– Tôi cho rằng do thông tin khác nhau, quan điểm nhìn nhận vụ việc khác nhau nên chúng ta mới được gặp nhau ở đây và biết có nhau trên thế gian này. Số phận đã như vậy, với tư cách con người với con người, tôi còn một ít tiền trong túi, vào tù chắc không có cơ hội, tôi mời các anh ta ghé vào đâu ta uống cùng với nhau một cốc bia.
Cả xe vẫn im lặng. Chiếc xe vẫn vun vút lao đi trên đường về phía Văn Điển. Tôi nói tiếp:
– Các anh đừng ngại. Nếu tôi có tội, đề nghị các anh cứ xử sòng phẳng. Nếu không sòng phẳng, chính tôi sẽ coi thường các anh.
Bỗng có một tiếng của ai đó:
– Thủ trưởng à, hay mình đi ăn một bữa thịt chó để giải đen đi.
Ngần ngừ một lúc, trung tá Mạnh tặc lưỡi:
– Ừ thì đi, đằng nào cũng đến bữa trưa rồi.
Thế là đi một đoạn nữa, chiếc xe rẽ qua đường tàu, chui vào chiếc ngõ nhỏ và đậu trước một quán thịt chó. Các món ăn được bày ra cùng bia Tiger. Câu chuyện thưa thớt giữa chúng tôi chỉ xung quanh chuyện gia đình và học hành, không mảy may dính đến công việc. Khi thanh toán hết 144 nghìn đồng và tôi lặng lẽ lấy tiền thanh toán.
Vào đến trại giam thì đã đầu giờ chiều. Tôi làm thủ tục nhập trại khá nhanh bao gồm kê khai và chụp ảnh. Chỉ một ít quần áo và đồ dùng cá nhân được đem theo. Chiếc đồng hồ và cả chiếc nhẫn đeo tay nhỏ xíu cũng phải gửi lại phòng lưu ký.Thực ra trong hơn 20 năm làm báo, tôi đã được đi nhiều nơi, lùng sục nhiều chốn nhưng chưa bao giờ được bước chân vào nhà giam, lại là nơi giam chính mình chưa biết ngày nào ra nên tôi ngắm nó khá kỹ.
Những bức tường dày lạnh lẽo, những hành lang khúc khuỷu, những cánh của sắt nặng nề khiến tôi nghĩ nếu mình phải làm việc cả đời ở đây thì cũng chẳng sung sướng gì. Thế mà những nhân viên an ninh sẽ gắn bó cả cuộc đời công vụ của họ vào chốn này quả là đáng thông cảm.
Cánh cửa sắt ập lại sau lưng mấy giây sau tôi mới lờ mờ nhận ra hình thù của buồng giam. Nó khoảng 6m2, tối đen và lạnh lẽo. Hai bên là hai bệ xi măng làm giường ngủ, ở giữa là một lối đi nhỏ. Sát sau hai bệ xi măng là một bể nước nhỏ và toa lét, được chắn bởi một bức tường ngăn. Tôi hơi giật mình vì chợt phát hiện ra trên cái bệ xi măng bên trái là một đống gì đen đen, ánh lên hai đốm sáng nho nhỏ. Khi hết quáng gà tôi mới nhận ra đấy là người bạn tù đã bị bắt giam trước tôi ít ngày.
Vì bài viết này không phải là một đoạn của hồi ký nên chuyện về số phận những người bạn tù không kể ra đây, nhưng tôi tin chắc rằng đó là những số phận đầy chất mạo hiểm, ly kỳ và hấp dẫn.
Trong suốt 1 năm 13 ngày bị tạm giam, ngoài những buổi đi cung, tôi không được ra ngoài, không tiếp xúc với ai trừ những người bạn tù được thay đi đổi lại khoảng 3-4 tháng một lần. Trong các cuộc hỏi cung, các điều tra viên hỏi rất nhiều thứ, nhưng tôi cho rằng hình như họ đã nhầm lẫn trong việc quyết định bắt giam tôi.
Một hôm, khi tra xét về việc lộ bí mật quốc gia, trung tá Mạnh đặt trước mặt tôi một văn bản đánh máy bằng giấy pơluya có đóng dấu đỏ chót quy định về các danh mục thuộc bí mật quốc gia:
– Anh có biết cái văn bản này không?
Tôi lắc đầu:
– Lần đầu tiên tôi nhìn thấy văn bản này?
Anh ta nhăn mặt:
– Tại sao lại không biết? Làm Tổng biên tập thì anh phải biết chứ?
Tôi lại phải giải thích cho anh ta rằng người làm báo phải biết nhiều thứ nhưng không có nghĩa là thứ gì cũng biết và văn bản này là tôi không biết thật. Anh ta liền lướt ngón tay theo các danh mục trên văn bản, dừng lại ở dòng “Kế hoạch mua tàu cao tốc của ngành hải quan” và nói:
– Tàu cao tốc của ngành hải quan là thuộc danh mục bí mật quốc gia, anh hiểu không?
– Tôi hiểu nhưng văn bản này không liên quan đến hành vi của tôi?
– Tại sao vậy? – Anh ta ngạc nhiên.
– Anh không đọc thấy hai chữ “kế hoạch” sao? Khi còn là kế hoạch thì mới thuộc danh mục này. Còn khi nó đã được mua về rồi, dùng nát ra đấy rồi thì đâu còn nằm trong danh mục này nữa?
Sau khi nghe tôi trả lời, mặt anh ta thoáng biến sắc và hỏi:
– Câu trả lời vừa rồi là anh đã chuẩn bị sẵn hay vừa nghĩ ra?
– Bây giờ tôi mới được đọc văn bản này thì làm sao mà chuẩn bị sẵn được
Thế là tôi thoát được cái tội “Cố ý làm lộ bí mật quốc gia”, còn cái tội “Lợi dụng tự do dân chủ…” thì không có cách nào thoát nổi. Hôm ở phiên Tòa, tôi nói rằng trong hơn 100 thông tin về vụ tàu cao tốc, có 3 thông tin sai, Tòa soạn và cá nhân tôi sẵn sàng xin lỗi về những thông tin sai đó thì Tòa không chấp nhận và khẳng định, hôm nay Tòa chỉ xem xét 3 thông tin sai đó và xác định rằng đó là hành vi cố ý, đã xúc phạm danh dự và uy tín của ngành hải quan. Tôi tự thầm cười trong bụng vì ngay trong bản cáo trạng trong vài trang giấy đã có nhiều thông tin sai có thể chứng minh được ngay, như quy kết tôi “không trao đổi với ai trong Ban biên tập mà quyết định đưa ngay lên báo” hoặc một tình tiết hết sức đơn giản là ngày sinh tháng đẻ của tôi đáng lẽ đúng là 29/4/1952 thì trong bản cáo trạng lại là 20/12/1952. Nhưng thôi, chẳng quan trọng. Một khi bản án đã được đút sẵn trong túi của quan tòa thì mọi sự tranh cãi đều vô nghĩa. Sau đó Tòa kết án tôi án tù đúng thời gian bị tạm giam và thả tự do ngay tại Tòa. Hôm ấy là ngày 21/10/2008.
Chắc sẽ có bạn đọc quan tâm muốn hỏi rằng sau này tôi sống ra sao, có tiếp tục làm báo nữa không. Đến đây, tôi chợt nhớ đến một câu dặn dò của một điều tra viên trước khi ra Tòa:
– Anh Linh ạ, tôi khuyên anh sau này, khi ra khỏi đây anh đừng viết lách gì nữa. Nếu không lại phải quay lại đây đấy.
Tôi không hiểu đây là lời khuyên chân tình của một con người đã gặp quá nhiều bài học của cuộc đời hay một lời răn đe của một công an viên. Tuy vậy, tôi cũng nói rất thật lòng:
– Các anh ở đây cả đời còn được nữa là tôi mới có hơn một năm.
Nghe xong, anh ta lắc đầu nói:
– Đúng là miệng lưỡi của các nhà báo các anh.
Vì là nghiệp làm báo đã ngấm vào tận xương tủy nên từ ngày ấy đến nay, tôi vẫn viết báo đều đặn và đã in được một cuốn sách gần 300 trang với tựa đề “Nhà quản lý-Anh là ai?”. Hiện nay, mỗi tuần tôi viết 2-3 bài cho một vài tờ báo theo các chuyên mục. Đặc biệt, cũng nhờ vốn sống trong khi bị tạm giam, tôi viết được một truyện ngắn duy nhất trong đời đã đăng trên báo Văn Nghệ trẻ với tựa đề “Người tử tù câm”.
Để kết bài viết không biết nên buồn hay nên vui này, mới nhận thấy rằng, căn bệnh mua tàu cũ biến thành tàu mới, biến tài sản của nhân dân thành tài sản của cá nhân như ở Vinashin, Vinalines… đã xuất hiện cách đây đã hai chục năm, nhưng nhờ những thế lực bưng bít cho nên đất nước mới phải trả giá đến tận bây giờ.
.
(Tác giả gửi cho QTXM)
*
– Nguyễn Hoàng Linh là một cây bút báo chí mẫn cảm, sắc sảo và cương trực. Anh là phó TBT báo Thương Mại khi tôi là phóng viên thường trú của báo này tại miền Trung. Sau đó anh chuyển sang làm TBT báo Doanh Nghiệp một thời gian thì bị bắt vì đã viết và cho in bài về 2 con tàu cao tốc “dổm” của ngành Hải Quan.
- Vụ án Hoàng Linh là chuyện của bộ máy cường quyền tham nhũng ra tay trừng phạt người chống tham nhũng.Nhưng sau khi bị bắt uy tín và nhân cách Hoàng Linh trong giới báo chi càng tăng lên. Mời bạn đọc cùng Hoàng Linh hồi tưởng lại những ngày anh bị bắt.
Lược qua lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, có lẽ tôi là Tổng biên tập duy nhất bị bắt giam. Cũng đã có nhiều nhà báo bị bắt giam và kết án tù, nhưng với Tổng biên tập một tờ báo của Trung ương, một cán bộ của Nhà nước có hàm Vụ trưởng, một Đảng ủy viên cơ quan cấp Bộ, quả là hy hữu, là việc cực chẳng đã họ mới phải làm.
Sau này ngẫm lại, tôi mới thấy rằng trừ một thứ danh có thể coi là bền vững với cuộc sống như màu xanh của cây lá, đó là nhà báo, còn tất cả các thứ danh khác như Tổng biên tập, Đảng ủy viên, Vụ trưởng… kia đều là hão huyền.
Bác Hoàng Minh Thắng đang làm Bộ trưởng Bộ Thương mại được điều về làm Chủ tịch Hội đồng. Tôi xưng hô với người anh hùng trận Núi Thành vang lừng xưa kia ấy bằng bác và xưng em như đối với một người anh cả, xuất phát từ lòng quý trọng và kính phục.
Nguyên là Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, ngoài những tài năng thiên bẩm của người lãnh đạo, bác là người chân tình, nhân hậu, luôn luôn gần gũi với anh em cấp dưới và đặc biệt, rất quý mến các nhà văn, nhà báo. Khi làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, bác đã ký quyết định đề bạt tôi làm Phó tổng biên tập báo Thương Mại vào tháng 12/1990. Khi đó tôi 38 tuổi.
Cuối năm 1992, bác Thắng cho một cán bộ tổ chức sang báo Thương Mại gặp tôi, đặt vấn đề mời tôi sang làm Tổng biên tập tờ báo Sáng Tạo, là tuần báo của Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp cũ. Tôi vốn biết mình khó có thể gánh được chức Tổng biên tập một tờ báo vì tính cách đầy góc cạnh của mình.
Tôi có cái tật nhìn sự kiện gì cũng phải nhìn đa chiều, lại là người hiếu động, không ngồi yên một chỗ được lâu bao giờ, nay phải đóng vai một ông Tổng biên tập đạo mạo, đi đứng nói năng nghiêm chỉnh, phải vặn vẹo tư duy để phù hợp với những quy định vốn khắc nghiệt của hệ thống quản lý báo chí cấp trên thì quả thật là như trời đày. Chính vì thế, tôi đã từ chối lời mời ấy.
Không hiểu sao, ít ngày sau, người cán bộ tổ chức ấy lại sang nói ý kiến của bác Thắng muốn thuyết phục tôi thay đổi quyết định và sang giúp Hội đồng trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựng lại tờ Sáng Tạo, vì hiện nay đang nợ nần chồng chất và bị đình bản, Tổng biên tập cũ đã chuyển công tác nơi khác.
Tôi vẫn quyết định từ chối vì tin rằng chỉ có mình mới hiểu chính mình. Thế nhưng dường như do trời định, chỉ vì một câu nói của bác Thắng mà tôi đã phải thay đổi 180 độ về quyết định của mình. Đó là cuộc gặp gỡ khi bác Thắng cho người đón tôi sang gặp bác tại văn phòng của Hội đồng ở số 6 đường Láng Hạ (nay là khách sạn Fortuna).
Bác vẫn xưng hô thân mật “mi, tau” như hồi còn làm Bộ trưởng Thương mại. Sau khi pha trà, rót nước, bác nói nhiều về ý tưởng của bác mong muốn xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh có sứ mạng chấn hưng nền kinh tế đất nước, mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bác bảo:
– Hoàng Linh à, tau rất cần có một công cụ tuyên truyền cho các đối tượng này. Nhưng tờ báo Sáng Tạo hiện nay không thể xuất bản được vì thiếu người đứng đầu. Mi về đây với tau dựng nó dậy.
Tôi lại phải giải thích với bác rằng năng lực mình có hạn, vừa mới lên chức Phó tổng biên tập báo Thương Mại hơn một năm, kinh nghiệm lãnh đạo còn quá thiếu. Phần nữa, cái tính cách “hay cãi cấp trên” e rằng không hợp với chức Tổng biên tập. Bác lại bảo:
– Tau thấy mi làm được. Về đây đi. Tiền thì tau không có nhưng mi cần gì thì tau ký.
Trời ạ, vực dậy một tờ báo mà không có tiền thì vực bằng kiểu gì đây? Tôi biết bác đang nói rất thật lòng nhưng quả là không thể nhận lời được. Thấy tôi từ chối, bác nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:
– Này tau hỏi thật mi, hồi tau còn làm bộ trưởng, anh em mình vui với nhau vậy. Bây chừ tau đang khó khăn, cần đến mi, sao mi lại từ chối?
Một câu hỏi vừa chân tình, vừa có ý trách móc như thức tỉnh trong tôi một giá trình nhân văn cần có ở một con người. Nếu coi chức Tổng biên tập là cái được, là một bước thăng tiến trong cuộc đời thì quả là tôi không cần. Nhưng nếu đây là một thử thách, là việc nghĩa với một người mà tôi vô cùng kính trọng thì quả là tôi không có đủ can đảm để từ chối.
Ngẩn tò te mất đến nửa phút, tôi nhận lời làm Tổng biên tập với hai điều kiện: Một là đổi tên tờ Sáng Tạo thành tờ Doanh Nghiệp, hai là ra quyết định thành lập mới Tòa soạn báo Doanh Nghiệp, mọi khoản nợ nần hơn 300 triệu đồng và các hậu quả khác để lại của tờ báo do Tòa soạn cũ chịu trách nhiệm.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bác Hoàng Minh Thắng quyết định cấp cho tôi 40 triệu đồng để dựng nghiệp. Báo Doanh Nghiệp đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. Với tư tưởng chủ đạo dốc lòng xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh có sứ mạng chấn hưng nền kinh tế đất nước, Hội đồng cho ra đời 3 tổ chức mới theo thế chân kiềng: Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lo vốn liếng; Trung tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lo tư vấn và đào tạo; báo Doanh Nghiệp lo quảng bá và cổ vũ.
Với tiêu chí cao cả ấy, với đối tượng phục vụ rõ như ban ngày và đầy tiềm năng ấy, báo Doanh Nghiệp lớn nhanh như gió thổi với câu slogan: “Báo Doanh Nghiệp-Người bạn của những ai có chí làm giàu”. Từ chỗ ra mỗi tuần một kỳ báo 12 trang nhanh chóng lên 16 rồi 20 rồi lên 24 trang.
Chẳng bao lâu sau ra thêm tờ Doanh Nghiệp Chủ nhật, rồi ra tờ Doanh nghiệp cuối tháng. Số phát hành đã lên đến con số 14.000 bản/kỳ, một ước mơ của nhiều tờ báo ngành hồi đó. Các doanh nghiệp trong cả nước đã một thời từng coi đây là người bạn đồng hành trong sự nghiệp làm giàu của mình.
Một trong những nội dung được bạn đọc ưa thích nhất là các phóng sự điều tra chống tiêu cực. Sinh nghề tử nghiệp. Tôi bị bắt giam cũng vì chuyên mục này.Câu chuyện không ngờ bắt đầu từ một sự kiện xảy ra ở một nơi xa tít mù khơi, đó là việc Liên Xô tan rã. Tôi được một số bạn bè là nhà khoa học nghiên cứu sinh ở Ucraina cho biết do muốn nhanh chóng tư nhân hóa nền kinh tế, các Chính phủ mới trong SNG đã chủ trương đẩy mạnh việc bán tài sản nhà nước, từ mỏ dầu, tàu vận tải biển, liên hợp xí nghiệp công nghiệp khổng lồ, các thiết bị quân sự… đến tòa soạn báo chí, trụ sở và phương tiện, máy móc đài phát thanh, đài truyển hình…
Một chiếc tàu chở dầu hay một chiếc tàu đánh cá đại dương giá không dưới 10 triệu USD chỉ bán vài trăm ngàn Mỹ kim; một nhà máy luyện thép vô giá, chỉ bán vài triệu USD. Hàng chục tàu tuần tiễu cũ thuộc hạm đội Hắc Hải đã được thanh lý với giá rẻ chỉ trên dưới 600 ngàn USD một chiếc.
Chớp thời cơ ngàn năm có một ấy, một số anh chị em Việt Nam sang làm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ đã trở nên giàu có nhanh khủng khiếp bởi thiết lập được đường dây mua bán các thiết bị quân sự cũ, trong đó có cả máy bay, tàu chiến. Một đường dây tựa như mafia khai thác cơ hội này đang được hình thành… Biết thì cũng để đấy thôi chứ không một nhà báo Việt Nam nào lại dại dột dính vào những lĩnh vực thuộc bí mật quân sự, vừa thiếu thông tin, lại vừa nguy hiểm. Tôi cũng thuộc vào loại đó.
Nhưng rồi cái gì đã là định mệnh thì nó ắt phải đến. Hồi giữa năm 1996, Tòa soạn báo Doanh Nghiệp đã nhận được những thông tin về vụ nhập tàu cao tốc của Tổng cục Hải quan rằng có một đường dây “làm ăn” xuyên suốt từ bộ phận chuyên lo vật tư của ngành Hải quan sang một đơn vị của quốc phòng, sang Nga rồi tới Ucraina.
Thông qua việc thanh lý tàu tuần tiễu cao tốc của hạm đội Hắc Hải (Liên Xô cũ), cùng với việc Hải quan Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mua tàu cao tốc chống buôn lậu, các mắt xích đã được móc nối với nhau. Tàu cũ được tân trang thành tàu mới, các ụ súng chiến đấu bị cắt bỏ và được bán mua với giá như tàu mới.
Đầu năm 1997, Tòa soạn lại nhận được thông tin: cả 4 con tàu cao tốc nhập từ Ucraina (hai chiếc nhập năm 1994, hai chiếc nhập năm 1996) đều chưa đăng kiểm. Theo pháp luật, tàu chưa đăng kiểm là hoạt động trái phép. Một câu hỏi đặt ra trong Ban biên tập: Tại sao 4 con tàu kia không chịu đăng kiểm? Liệu có lý do mờ ám nào không?
Nếu đúng như vậy, một khoản tiền lớn của ngân sách quốc gia đang bị lợi dụng? Đến cuối tháng 4/1997, một nguồn tin cho hay: hiện nay, 2 con tàu cao tốc đang sửa chữa tại xí nghiệp X46 của quân đội tại Hải Phòng và một con tàu cao tốc đã cháy máy, nằm tại cảng Đà Nẵng.
Khi đó, các mắt xích thông tin được nối lại: một đường dây làm ăn mờ ám – tàu không đăng kiểm – hỏng hóc sửa chữa hàng loạt. Tôi liền đưa vấn đề này ra bàn trong lãnh đạo Tòa soạn gồm anh Phạm Lê Tấn Phong, Phó tổng biên tập, anh Nguyễn Quốc Thái, Tổng thư ký Tòa soạn, về việc quyết định mở một cuộc điều tra về 4 con tàu cao tốc này.
Trong nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực, giữa chúng tôi bao giờ cũng có sự nhất trí cao nhưng riêng đối với việc này, Ban biên tập đã băn khoăn, cân nhắc và thảo luận rất kỹ. Liệu những con tàu cao tốc này có thuộc diện bí mật quốc gia không? Những phóng viên nào có thể đảm nhận được một cuộc điều tra quá khó khăn này? Quy trình duyệt bài phải phối hợp như thế nào để tránh những sai sót đáng tiếc?…
Sau một hồi phân tích, chúng tôi xác định rằng ngành Hải quan là cơ quan dân sự và tự tin rằng “ hành vi tham nhũng” không bao giờ thuộc về bí mật quốc gia. Chúng tôi cũng nhất trí mời một cộng tác viên rất thân thiết với Tòa soạn là nhà báo “lão làng” Phạm Thanh, nguyên Trưởng Ban Công nghiệp, Bí thư Đảng ủy báo Nhân Dân vừa mới nghỉ hưu tham gia. Trong Tòa soạn, tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo “chiến dịch” này và phân công nhà báo trẻ Nguyễn Anh Dũng, phóng viên thường trú vùng Duyên hải miền Bắc cùng tham gia.
Thật may, bác Phạm Thanh nhận lời ngay và với kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo, bác đã viết nhiều bài sắc sảo về vụ tầu cao tốc này. Nhanh nhẹn, tháo vát, thạo về quay phim, chụp ảnh, phóng viên Nguyễn Anh Dũng cũng đã trổ hết tài năng và đem về cho Tòa soạn những bức ảnh và băng ghi âm, ghi hình quý giá.
Trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên của cơ quan an ninh luôn luôn khẳng định và thể hiện ngay trên Bản kết luận điều tra rằng tôi đã không thảo luận trong Ban biên tập, tự ý cho đăng những bài báo về những con tầu cao tốc. Tôi thì chắc chắn họ đã nhầm vì trong Lãnh đạo Tòa soạn, chúng tôi phân công người viết bài không bao giờ là người duyệt bài để tránh những sai sót của tư duy chủ quan. Tất cả những bài viết về vụ tàu cao tốc đều phải qua anh Quốc Thái trước, sau đó anh Tấn Phong sẽ là người duyệt cuối cùng. Nhưng thôi, không sao. Tổng biên tập bao giờ cũng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tờ báo.
Cái nhầm lẫn ấy cũng không quan hệ gì nhiều đến bản chất vụ việc.Nhà báo Phạm Thanh quả là một phóng viên điều tra tài ba. Chỉ trong vòng hơn một tuần đi điều tra cùng với Nguyễn Anh Dũng từ Hà Nội đi Quảng Ninh, sang Hải Phòng rồi vào Đà Nẵng, ông đã đem về cho Tòa soạn nhiều tài liệu quý giá
Ông phát hiện ra nhiều vấn đề mờ ám không chỉ trong việc mua 4 con tàu của Ucraina mà còn cả trong việc đặt mua 4 con tàu của Úc.Với 4 con tàu mua của Ucraina, việc sau hơn 2 năm cả 4 con tàu không đăng kiểm được là chính xác vì thiếu đến 10 loại hồ sơ kỹ thuật. Trong 4 con tàu thì 3 con phải vào xưởng sửa chữa, có con nằm đã hơn nửa năm không có phụ tùng thay thế.
Tháng 7/1995, Tổng cục Hải quan có công văn xin Thủ tướng Chính phủ cho phép mua tàu cao tốc nhưng tàu đã được nhập về từ tháng 1/1994, có thể coi là nhập lậu. Giấy phép nhập khẩu tàu cho phép nhập của Nga nhưng những con tàu lại được mua của Ucraina. Số tiền 4,06 triệu USD xuất ra để mua tàu nhưng Vụ tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính không hay biết và được cấp bằng tiền Việt. Việc mua tàu không thực hiện qua đấu thầu theo quy định của Nhà nước…
Cùng với đó là những tấm ảnh, băng ghi hình về thực trạng con tàu thật thảm hại. Chỉ mới hơn hai năm sử dụng mà máy móc của tàu sét gỉ còn tồi tệ hơn cả máy móc của ô tô, xe máy từ bãi rác của Nhật nhập về. Ngoài ra, trong băng ghi âm còn ghi lại lời nói của một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của xưởng sửa chữa 2 chiếc tàu cao tốc ở Hải Phòng đánh giá rằng những con tàu này có tuổi đời trên dưới 20 năm.
Về 4 con tàu nhập của Úc. Trong khi với 4 con tàu nhập về từ Ucraina thì Tổng cục Hải quan mà lúc đó, ông Phan Văn Dĩnh là Tổng cục trưởng, luôn luôn khẳng định đấy là những thiết bị kỹ thuật phức tạp, thuộc về bí mật quốc gia nên phải nhập qua các đơn vị quân đội, nhưng khi nhập 4 con tàu từ Úc, ông Phan Văn Dĩnh lại giao cho công ty cổ phần Hải Phát, nguyên là một xí nghiệp đời sống của Hải quan TP.Hồ Chí Minh chuyên may gia công.
Một đơn vị kinh tế được tổ chức ra để lo cải thiện đời sống, sau 8 tháng chuyển thành công ty kinh doanh hầu như không hoạt động gì lại được giao tới 5,6 triệu USD mua một loại thiết bị hiện đại, đặc chủng như tàu tuần tiễu cao tốc thì đó quả là một sự kiện hấp dẫn với các nhà báo. Đặc biệt hơn, trong các cổ đông của công ty Hải Phát có gương mặt của “đại gia” Phạm Huy Phước. Ai cũng biết rằng trong những năm 90 của thế kỷ trước, cả nước chấn động với vụ án của “đại gia” Phạm Huy Phước, Giám đốc công ty Tamexco.
“Đại gia” này đã vay hàng trăm tỷ đồng rồi nướng vào các sòng bài, vào việc bao gái và dùng nó để hối lộ các quan chức. Khi vụ án bị phanh phui, Phạm Huy Phước đã bị tử hình, kết thúc cuộc đời một “đại gia” đã gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Nay có gương mặt “đen” này liên quan đến việc mua tàu cao tốc, sự mờ ám lại thêm hiện rõ.
Quả thật lúc đó, những phát hiện của nhà báo Phạm Thanh khiến tôi cực kỳ hạnh phúc vì đã tìm ra manh mối của những vụ làm ăn khuất tất xung quanh những con tàu cao tốc này với hy vọng rằng, Đảng và Nhà nước sẽ làm sáng tỏ vụ việc và có định ra những quy chế cần thiết để bịt những lỗ hổng trong hệ thống quản lý tài chính quốc gia.
Tuy nhiên, cẩn thận hơn, tôi cùng nhà báo Phạm Thanh và Nguyễn Anh Dũng cùng về nhà máy đóng tàu Bạch Đằng để hỏi thêm về giá đóng những con tàu tương tự ở Việt Nam và đi thăm những con tàu đã sử dụng trên dưới 2 năm. Thật ngạc nhiên là các anh lãnh đạo của nhà máy cho biết, nếu đóng con tàu như thế, máy nhập ở những nước có công nghiệp đóng tàu nổi tiếng thì giá chỉ chưa đến một nửa so với con tàu mà ngành Hải quan đã mua.
Còn khi xuống hầm tàu của những con tàu mới dùng được 2-3 năm thì tôi càng khẳng định rằng tàu của ngành hải quan nhập về là tàu cũ, tàu “dởm” vì với những con tàu được tham quan có tuổi thọ 2-3 năm, máy móc và thiết bị của nó gần như mới tinh. Sau chuyến đi ấy, tôi gọi điện thông tin cho anh Tấn Phong và anh Quốc Thái đang trực tại Sài Gòn và chúng tôi quyết định bắt đầu đăng báo.
Sau đây là cái tin ngắn đầu tiên đăng trên trang nhất Tuần báo Doanh Nghiệp số 14-20/5/1997 với tựa đề “Ngành Hải quan nhập 4 con tàu cao tốc “dởm”: “Theo nguồn tin từ cơ quan đăng kiểm Quảng Ninh, đến nay, cả 4 con tàu cao tốc chống buôn lậu của ngành Hải quan nhập từ năm 1994 đến năm 1996 đều chưa đăng kiểm vì lý do không có tài liệu kỹ thuật.
Các nguồn tin khác cho hay, các con tàu này, máy được sản xuất năm 1969, hạ thủy năm 1972 tại Liên Xô cũ đã được mua với “giấy khai sinh” năm 1992. Giá mua 4 con tàu trên 50 tỷ đồng, song theo đánh giá của các chuyên gia đóng tàu ở Hải Phòng thì mỗi con tàu tương tự được đóng mới, với chất lượng quốc tế kiểm định chỉ 4-5 tỷ đồng/chiếc. Hiện nay, 3 trong 4 con tàu đang nằm tại xưởng sửa chữa (1 chiếc tại Đà Nẵng, 2 chiếc tại Hải Phòng).
Như vậy, qua việc mua 4 con tàu cao tốc “dởm” này, ngành Hải quan đã làm thất thoát trên dưới 30 tỷ đồng. Dư luận cho rằng một phần trong số tiền này đã rơi vào túi cá nhân”.
Sau khi báo phát hành, nhiều bạn đọc trong ngành hải quan đã gọi điện hoan nghênh và cung cấp thêm cho Tòa soạn những sự kiện và địa chỉ để điều tra tiếp. Đặc biệt, có những tài liệu rất nội bộ của ngành Hải quan liên quan đến vụ việc cũng được gửi tới. Nhóm nhà báo chúng tôi lại tiếp tục lao vào vòng nguy hiểm mặc dù biết rằng ngành Hải quan đã có những báo cáo bôi nhọ động cơ của chúng tôi với các cơ quan chức năng, thậm chí cả với Ban Văn hóa tư tưởng, Thủ tướng Chính phủ.
Họ vu rằng chúng tôi đã ăn tiền của ai đó để phá hoại đoàn kết nội bộ, rồi kêu ầm lên rằng chúng tôi vu khống họ. Có những lời nhắn nhủ đầy quyền lực rằng Tòa soạn phải ngừng công việc điều tra ngay, nếu không sẽ phải trả giá. Tuy vậy, các bài điều tra và bình luận về những con tầu cao tốc tiếp tục được đăng với những bằng cứ xác đáng và tính thuyết phục cao. Khoảng sau gần 10 bài được đăng thì tôi bị bắt.
Một khi đã động đến “niêu cơm” của những kẻ đầy ắp quyền lực thì họ đâu có dễ dàng để cho mình yên. Khi về tới phòng làm việc thì thấy 4 sĩ quan an ninh, sắc phục chỉnh tề đã đợi sẵn. Họ bảo với tôi rằng có việc cần nhưng về nhà mới bàn. Lúc này tôi linh tính rằng mình sẽ bị bắt giam. Đúng như dự đoán, về đến nhà tôi ở Phố Vọng, người sĩ quan điều tra có quân hàm trung tá tên là Nguyễn Mạnh đã đọc lệnh bắt giam và lệnh khám nhà đối với tôi với 2 tội danh: Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội.
Tôi buột một tiếng thở dài, vì số phận mình thì ít mà vì buồn cho nền đạo lý của đất nước thì nhiều. Rõ ràng mình đang làm một việc thiện thì lại bị đánh giá là kẻ có tội.
Sau một hồi lục soát từng chi tiết trong ngôi nhà cùng một gói tài liệu được niêm phong, họ đưa tôi ra chiếc xe 4 chỗ sang trọng màu cánh chả với thái độ ôn hòa và chuẩn mực. Tôi thầm nghĩ những con người này cũng như mình thôi, nghề nào nghiệp nấy. Mình thực thi công vụ thì họ cũng thực thi công vụ. Vào tù mình sẽ có thêm một mảng vốn sống nữa mà không phải nhà báo nào cũng có được cơ hội ấy.
Trông gương mặt của những viên sĩ quan an ninh, tôi đoán là những người có học và chắc chắn ẩn sau những gương mặt ấy là một trái tim, chỉ không đoán được độ lạnh của nó mà thôi. Cả xe im lặng. Thấy vậy, tôi lên tiếng trước:
Vào đến trại giam thì đã đầu giờ chiều. Tôi làm thủ tục nhập trại khá nhanh bao gồm kê khai và chụp ảnh. Chỉ một ít quần áo và đồ dùng cá nhân được đem theo. Chiếc đồng hồ và cả chiếc nhẫn đeo tay nhỏ xíu cũng phải gửi lại phòng lưu ký.Thực ra trong hơn 20 năm làm báo, tôi đã được đi nhiều nơi, lùng sục nhiều chốn nhưng chưa bao giờ được bước chân vào nhà giam, lại là nơi giam chính mình chưa biết ngày nào ra nên tôi ngắm nó khá kỹ.
Những bức tường dày lạnh lẽo, những hành lang khúc khuỷu, những cánh của sắt nặng nề khiến tôi nghĩ nếu mình phải làm việc cả đời ở đây thì cũng chẳng sung sướng gì. Thế mà những nhân viên an ninh sẽ gắn bó cả cuộc đời công vụ của họ vào chốn này quả là đáng thông cảm.
Cánh cửa sắt ập lại sau lưng mấy giây sau tôi mới lờ mờ nhận ra hình thù của buồng giam. Nó khoảng 6m2, tối đen và lạnh lẽo. Hai bên là hai bệ xi măng làm giường ngủ, ở giữa là một lối đi nhỏ. Sát sau hai bệ xi măng là một bể nước nhỏ và toa lét, được chắn bởi một bức tường ngăn. Tôi hơi giật mình vì chợt phát hiện ra trên cái bệ xi măng bên trái là một đống gì đen đen, ánh lên hai đốm sáng nho nhỏ. Khi hết quáng gà tôi mới nhận ra đấy là người bạn tù đã bị bắt giam trước tôi ít ngày.
Vì bài viết này không phải là một đoạn của hồi ký nên chuyện về số phận những người bạn tù không kể ra đây, nhưng tôi tin chắc rằng đó là những số phận đầy chất mạo hiểm, ly kỳ và hấp dẫn.
Trong suốt 1 năm 13 ngày bị tạm giam, ngoài những buổi đi cung, tôi không được ra ngoài, không tiếp xúc với ai trừ những người bạn tù được thay đi đổi lại khoảng 3-4 tháng một lần. Trong các cuộc hỏi cung, các điều tra viên hỏi rất nhiều thứ, nhưng tôi cho rằng hình như họ đã nhầm lẫn trong việc quyết định bắt giam tôi.
Một hôm, khi tra xét về việc lộ bí mật quốc gia, trung tá Mạnh đặt trước mặt tôi một văn bản đánh máy bằng giấy pơluya có đóng dấu đỏ chót quy định về các danh mục thuộc bí mật quốc gia:
Vì là nghiệp làm báo đã ngấm vào tận xương tủy nên từ ngày ấy đến nay, tôi vẫn viết báo đều đặn và đã in được một cuốn sách gần 300 trang với tựa đề “Nhà quản lý-Anh là ai?”. Hiện nay, mỗi tuần tôi viết 2-3 bài cho một vài tờ báo theo các chuyên mục. Đặc biệt, cũng nhờ vốn sống trong khi bị tạm giam, tôi viết được một truyện ngắn duy nhất trong đời đã đăng trên báo Văn Nghệ trẻ với tựa đề “Người tử tù câm”.
Để kết bài viết không biết nên buồn hay nên vui này, mới nhận thấy rằng, căn bệnh mua tàu cũ biến thành tàu mới, biến tài sản của nhân dân thành tài sản của cá nhân như ở Vinashin, Vinalines… đã xuất hiện cách đây đã hai chục năm, nhưng nhờ những thế lực bưng bít cho nên đất nước mới phải trả giá đến tận bây giờ.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét