Trung Quốc có ý đồ gì trong việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông?
Đài RFI cho biết, ngay sau khi chuyên san quốc phòng Jane’s Defense công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hôm 15/2, giới chuyên gia quốc tế mới đây đã đồng loạt nêu bật các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh...
>> Báo nước ngoài: Trung Quốc dồn dập thay đổi hiện trạng Biển Đông
Một hòn đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và xây dựng kiên cố (Ảnh: bpr.berkeley.edu)
... Đó
là thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa làm căn cứ đồn
trú quân để kiểm soát toàn khu vực.
Theo giới phân tích, Trung Quốc đã
tăng số đảo nhân tạo nước này bồi đắp trên cơ sở các bãi đá hay rạn san hô mà
Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam và Philippines. Ngoài bãi ngầm Đá Tư Nghĩa
(Hughes), Trung Quốc cũng đã bồi đắp, cải tạo và mở rộng các "đảo"
như Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery
Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành
khăn (Mischief Reef).
Căn cứ vào các thông tin mà Jane’s
Defense tiết lộ, một nhà ngoại giao Phương Tây đã cho rằng các công trình do
Trung Quốc thực hiện mang quy mô lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng trước
đây, với hệ quả trước mắt là việc đối phó với các tham vọng của Trung Quốc
"sẽ đặc biệt khó khăn" nếu Bắc Kinh tiếp tục động thái này.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là Trung
Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trên Biển Đông vào
mục đích gì? Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đã và đang cho xây dựng trên
các đảo đó, ý đồ đầu tiên được cho là liên quan đến lĩnh vực quân sự. Một
chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo đó là một
"tàu sân bay không thể đánh chìm". Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được
thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến
hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.
Chuyên gia phân tích của Jane’s
Defense đã gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài
giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn
trên biển. Một chuyên gia phân tích tại Hong Kong cho rằng các đảo nhân tạo sẽ
cho phép Trung Quốc dễ dàng sử dụng đội trực thăng của mình, vốn rất hữu dụng
trong việc săn tìm tầu ngầm.
Ngay cả khi không sử dụng những đảo
nhân tạo này vào mục tiêu quân sự chính thống, Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng
làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc
dùng làm phương tiện áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.
Theo chuyên gia Carl Thayer thuộc Học
viện Quốc phòng Australia, đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ không chỉ là kho tiếp
tế nhiên liệu cho các chiến hạm Trung Quốc, mà còn là nơi cung cấp hậu cần và
điểm dừng cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Cũng theo các chuyên gia, ý đồ thứ 3
là khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển
Đông sau khi các cơ sở quân sự, đặc biệt là đường băng và radar trên các đảo
nhân tạo này được hoàn tất và đi vào hoạt động. Một trong những yếu tố khiến
Trung Quốc cho đến nay vẫn còn ngần ngại trong việc thiết lập ADIZ trên Biển
Đông là do Bắc Kinh chưa đủ thực lực để buộc các nước khác tôn trọng vùng này
khi cần thiết./.
* Biển Đông 2015: Đảo nhân tạo sẽ làm ‘dậy sóng’?
Một hòn đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và xây dựng kiên cố (Ảnh: bpr.berkeley.edu)
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét