Lạm phát là 1 loại thuế vô hình
Một câu chuyện đã viết từ lâu coi thử mọi người có thấy quen quen không
“Năm
1790, một người bỏ tiền mua một mảnh đất ở trung tâm một thành phố lớn với giá
chỉ có 58 đô-la. Đến năm 2001, mảnh đất này có giá chừng 1 triệu đô-la. Chà,
chà, các bạn sẽ nghĩ, đầu tư vào đất là ăn chắc nhất, giá chỉ có lên, chứ không
xuống. Thế nhưng nếu tính theo giá trị thời gian, chỉ cần lãi suất 5%/năm, món
tiền 58 đô-la từ năm 1790 đến 2001 cũng đã lên trên 1,7 triệu đô-la chứ
đâu cần mua đất”.
Như vậy
gởi 58 đô-la vào ngân hàng, lãi suất 5%/năm, sau 211 năm, “lãi mẹ đẻ lãi con”
sẽ có 1,7 triệu đô-la.
Nhưng
giả thử gởi 270 đô-la/năm, lãi suất 9,4%, sau 31 năm, sẽ có bao nhiêu? Đích thị
4.374 đô-la. Từ chưa được 300 đô-la nay thành hơn 4.000 đô-la – ngon quá rồi,
chứ gì. Giả thử gắng chừng 50 năm thì sao? Gần tới 25.000 đô-la. Quá đẹp. Nhưng
giờ chuyển thành đơn vị là đồng thì sao? 5.000 đồng với 25.000 đồng chả khác là
bao và chẳng ra cái gì cả.
Như vậy
cái vụ sổ tiết kiệm mà bà con bàn tán xôn xao mấy hôm trước, bản chất không
phải là sổ tiết kiệm bốc hơi (không biết vì sao một số nhà nghiên cứu kinh tế
cũng hùa theo đám đông để lên án ngân hàng hay hệ thống ngân hàng). Ở đây, quy
luật lãi kép với mức tăng rất nhanh cũng vẫn đúng như bình thường; chỉ có điều
đơn vị tiền đồng làm méo mó cái cảm nhận của người nghe tin. Giả thử lúc đó bà
Thủy gởi vào 270 ĐÔ-LA, nay lãnh 4.374 ĐÔ-LA thì chắc ai nấy đều vui vẻ.
Và vấn
đề nằm ở chỗ lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua quá cao, có năm lên đến
800%. Vì thế nói lạm phát là một thứ thuế đánh lên người dân, đặc biệt là người
nghèo; lạm phát là công cụ để nhà nước xù nợ, nhất là công trái nội tệ là không
chạy đi đâu nữa cả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét