Translate

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Pó tay...com !

   Mấy ổng ní nuận cùng mình. Kỷ luật đẻng những sắt với gang, Gần hai chục điều cấm tiệt.  Phê và tự ...phê như con tê tê...và ... Ngót hai mươi năm chửa tìm ra ! Người dân thấp cổ bé họng cứ hãy đợi đấy mà … Chịu đựng cái sự suy thoái của bộ phận không nhỏ nhưng đã che tối cả vầng thái dươn 
Nói chuyện với cử tri TP HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước dân rằng: “…có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”(Vietnamnet, 15.10.2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN
      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN
Thuật ngữ (và, đã trở thành thành ngữ) “một bộ phận không nhỏ” chính thức được ghi trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, ban hành ngày 16.1.2012: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”…
Như vậy, theo “định nghĩa” trên, trong Đảng đã và đang tồn tại không ít những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống –“ biến hóa” thành muôn hình vạn trạng các sai phạm… Câu hỏi đặt ra là, nếu đã sai phạm thì ai cũng thấy, nhưng nhìn mà không chộ (thấy) thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Tính oái oăm của nỗi bi hài trên thật ra rất giản dị: Tất cả các sai phạm không nhỏ (có nghĩa là TO) đã được làm cho nhỏ lại, nhòe đi về mức độ, nhạt đi về thời gian. Cái sự không nhỏ thành nhỏ, cái sự đen đúa của bóng đêm bị biến thành thứ chập choạng đó, cũng như cách làm chậm lại những hành động lẽ ra phải kiên quyết, là đầu mối dẫn đến các phán xét sai lệch, làm rối loạn kỷ cương, phép nước.
     Nếu các địa phương, các cơ quan thừa hành cứ cố tình không nhìn thấy các sai phạm đúng như hình dạng của nó thì chỉ còn một lý do để giải thích mà thôi: Cái bộ phận không nhỏ ấy nó đã lớn đến mức đủ sức che gần hết ánh sáng mặt trời…
Ngay sau khi Nghị quyết 4 được ban hành hai tháng, hai cán bộ cao cấp, một là thứ trưởng Bộ Y tế, một là chủ tịch tỉnh bị kỷ luật… cảnh cáo (đầu tháng 3.2012). Một số báo chí bày tỏ sự phấn khởi khi nhấn mạnh rằng một bộ phận không nhỏ đã được định danh.
    Thế nhưng, việc “định danh” có phần lạc quan quá đáng bởi 9 tháng sau mới cho thấy cái sự dè dặt: Tháng 12.2012, ông Lữ Ngọc Cư thôi giữ chức Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc, về làm chuyên viên Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, còn ông Cao Minh Quang vẫn tiếp tục giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế. Một lần nữa, dư luận lại băn khoăn vì không hiểu cách thức của cái gọi là “định danh” kỷ luật: Đã cùng là cảnh cáo, lẽ đương nhiên là sai phạm tương đương, tại sao lại có sự khác nhau rõ ràng trong công đoạn “gọi tên”? Một tháng sau nữa, 25.1.2013, Bộ trưởng Y tế mới ký quyết định điều ông nguyên thứ trưởng về làm chuyên viên Viện Dược liệu(!)
   Như vậy sự kéo dài thời gian bộc lộ rõ sự cân nhắc như dân gian vẫn nói, ném chuột vỡ bình và, hệ lụy hơn, buộc dư luận nghĩ về các sự dàn xếp – sắp xếp cán bộ. Đã là sai phạm nghiêm trọng, “góp phần làm giảm uy tín của Đảng” (Tạp chí Xây dựng Đảng, 30.4.2012) sao không xử nặng, phạt nghiêm? Kỷ luật nhẹ hều chẳng khác chi để đèn vàng cho mọi sai phạm tiếp theo…
Dẫn chứng gần nhất là mới đây, ba tỉnh ủy viên của tỉnh Nam Định đã sai phạm nhiều vấn đề, trong đó có việc làm thất thoát hàng tỷ đồng nhưng kết quả là một cán bộ bị cảnh cáo và hai cán bộ bị… khiển trách (Người đưa tin, 5.10.2014)!
    Rõ ràng, khó có thể tìm thấy một bộ phận không nhỏ khi các địa phương và các cơ quan chức năng cứ mãi hoài không nhìn ra điều ai cũng rõ. Nếu mọi sai phạm chỉ loanh quanh với cảnh cáo thì không một sự lạm quyền, tham nhũng, suy thoái nào có thể chùn tay. Đáng buồn hơn nữa là nếu “khiển trách” thì đăng báo để làm gì cho tốn giấy mực, làm mất công đọc của biết bao người?
Người Anh có câu ngạn ngữ: Không ai điếc bằng kẻ cố tình không muốn nghe (None so deaf as one won’t hear). Cũng tương tự như thế, nếu các địa phương, các cơ quan thừa hành cứ cố tình không nhìn thấy các sai phạm đúng như hình dạng của nó thì chỉ còn một lý do để giải thích mà thôi: Cái bộ phận không nhỏ ấy nó đã lớn đến mức đủ sức che gần hết ánh sáng mặt trời…
————

Không có nhận xét nào: