Biểu tình dân chủ
.
.
Vốn là thuộc địa của Anh, được trao
cho Trung Quốc năm 1997 sau 100 năm chiếm đóng, và có qui chế “một quốc gia,
hai chế độ”, nghĩa là Hong Kong là CNTB trong lòng CNXH, Bắc Kinh nắm quân đội,
và an ninh.
Dân Hong Kong được sống như phương
Tây nhưng gần đây Trung Quốc đại lục đang tìm cách thắt chặt quản lý theo kiểu
ở Bắc Kinh đã quen.
Với diện tích hơn 1000km2, nhưng GPD
lên tới 302 tỷ, đầu người khoảng 55 ngàn đô la/năm, có chuyện gì bất ổn xảy ra,
chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc và thế giới.
BBC VN cho hay, mấy ngày nay, biểu
tình lan đến Đồng La Loan, một khu mua sắm sầm uất ở Hong Kong và bên kia bến
cảng đến khu Mong Kok, đặt ra sự thách thức lớn hơn cho giới hữu trách trong
việc kiềm chế.
Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình
quanh tòa nhà của chính phủ, bất chấp thông điệp của những lãnh đạo sinh viên
và ủng hộ dân chủ kêu gọi rút lui vì lo ngại cảnh sát có thể bắn đạn cao su.
Các vụ đụng độ xảy ra ngay sau khi
Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ mở một vòng
tham khảo mới về cải cách bầu cử.
Đoàn biểu tình là một phần của phong
trào bất tuân dân sự trong quần chúng kêu gọi Bắc Kinh bớt can thiệp chính trị
trong thuộc địa cũ này của Anh.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ
phẫn nộ sau khi Trung Quốc quyết định rằng tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu
cử năm 2017 phiếu phải được chấp thuận bởi một ủy ban thân Bắc Kinh.
Cảm hứng Thiên An Môn.
Thủ
lĩnh biểu tình của giới trẻ Joshua Wong là một thanh niên mặt búng ra sữa. Năm
2011, Wong, lúc đó mới 15 tuổi, đã cùng vài người bạn phản đối giáo án “National and Moral Education –
Giáo dục đạo đức và tinh thần dân tộc” tại Hong Kong vì có hơi hướng cộng sản.
Theo
lời kêu gọi của Joshua Wong, 120 ngàn người đổ ra đường biểu tình, có 13 thiếu
niên tuyệt thực để phản đối. Họ bao vây trụ sở chính quyền Hong Kong và cuối
cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Vụ biểu
tình lần này cũng thế. Joshua Wong vừa bị bắt nhưng cảnh sát đã phải thả sau 48
tiếng giam giữ do luật sư can thiệp. Nhà cầm quyền Bắc Kinh lo sợ nhất sự bất
tuân chính phủ này có thể lây sang đất liền vì biến cố Thiên An Môn cũng do
giới trẻ khởi sướng.
“Một
quốc gia, hai chế độ” là thể chế được Đặng Tiểu Bình dành cho Hong Kong. Tại
đây, 7 triệu dân có thể phát biểu thoải mái, in sách bị cấm bên Trung Quốc,
biểu tình ủng hộ Thiên An Môn.
Trung
Quốc luôn coi đây là mồi lửa dân chủ, gây cảm hứng cho đất liền, bởi như nhà
hoạt động dân quyền Hu Jia, 41 tuổi, nhận xét “The majority of China’s 1.3
billion people are not true citizens — most of the people are simply submissive
– Phần đông trong 1,3 tỷ người Trung Quốc không phải là công dân, họ chỉ là
những người biết vâng lời”.
Năm
1989, Hu Jia mới 15 tuổi, chứng kiến máu đổ ở Thiên An Môn và cũng là một trong
những người đứng đầu cuộc biểu tình, ở lứa tuổi của Joshua Wong bây giờ. Hiện
anh bị quản chế tại Bắc Kinh.
Anh có nhận xét, nhà cầm quyền sẽ tìm cách bắt những người cầm đầu như Joshua Wong. Họ có thể đưa quân đội, cảnh sát sang dẹp loạn, kể cả xe tăng, nhưng sẽ không dám bắn vào biểu tình như năm 1989 tại Thiên An Môn.
Đây cũng là thách thức lớn và phép thử đối với chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình. Hiện ông ta đang ngồi trên hai thùng thuốc súng Hong Kong đòi dân chủ và Tân Cương đòi độc lập.
Anh có nhận xét, nhà cầm quyền sẽ tìm cách bắt những người cầm đầu như Joshua Wong. Họ có thể đưa quân đội, cảnh sát sang dẹp loạn, kể cả xe tăng, nhưng sẽ không dám bắn vào biểu tình như năm 1989 tại Thiên An Môn.
Đây cũng là thách thức lớn và phép thử đối với chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình. Hiện ông ta đang ngồi trên hai thùng thuốc súng Hong Kong đòi dân chủ và Tân Cương đòi độc lập.
Nếu có
biến và đổ máu ở Hong Kong thì thế giới phải tìm chỗ tỵ nạn cho 7,2 triệu dân
Hong Kong di tản vì sợ Bắc Kinh đàn áp.
Kỷ niệm của một người bạn
.
Có mấy gia đình đi về phía tối, trong đó có anh Kiên. Gia đình anh Khang và vài người bạn đến vùng sáng mà họ không biết đó chính là Hong Kong.
Những gia đình chọn phía không có ánh sáng được chính quyền Trung Quốc đưa về một khu cách ly, rồi cho ở một nơi khỉ ho cò gáy, từ thiên đường Hà Nội, họ bỗng rơi vào địa ngục Trung Hoa.
Hôm nay, người Hong Kong đổ ra đường, cho dù có máu đổ, để chọn cho mình cuộc sống có tự do đúng nghĩa, được bầu ra người mình tự bỏ phiếu, không phải do trung ương nào duyệt. Chẳng ai lại chọn con đường không có ánh sáng như người xưa.
.
Anh Khang, một đồng nghiệp làm ở WB, có gốc Hoa, từng sống ở Hà Nội đến năm 9
tuổi. Năm 1979, vì chuyện người Hoa, gia đình anh phải bán đổ tháo tất cả, gần
như trắng tay ra đi trên con thuyền. Lênh đênh mấy ngày thì đến một thành phố
nhà cao chọc trời, về đêm điện sáng như sao. Cùng đi có gia đình anh Kiên, bạn
đánh đáo ở vỉa hè của anh Khang.
Người
Hoa dặn nhau, nếu yêu đất nước (Trung Quốc), hãy đi về phía không có ánh điện.
Muốn theo tư bản đế quốc, cứ chọn phía ánh sáng mà đi.
Có mấy gia đình đi về phía tối, trong đó có anh Kiên. Gia đình anh Khang và vài người bạn đến vùng sáng mà họ không biết đó chính là Hong Kong.
Ở đó
một thời gian, gia đình anh được bảo lãnh sang Anh, được sinh sống ở London.
Anh về VN lấy chị Bông mà tôi từng kể trong làng có những cái tên lạ.
Vợ chồng con cái chán nước Anh, thấy đủ sống ở Việt Nam vài năm cho có cảm giác
toàn cầu hóa, nay đã chọn nước Mỹ để định cư.
Những gia đình chọn phía không có ánh sáng được chính quyền Trung Quốc đưa về một khu cách ly, rồi cho ở một nơi khỉ ho cò gáy, từ thiên đường Hà Nội, họ bỗng rơi vào địa ngục Trung Hoa.
Vốn là
những người từng trải đi khắp đó đây, tháo vát và không chịu được sự phân biệt
đối xử, do sự móc nối với người quen bên Hong Kong, họ đã trốn sang đó, và 10
năm sau, những người trên chuyến thuyền năm xưa lại gặp nhau ở nước Mỹ. Anh
Kiên và anh Khang vẫn thường gặp nhau kể chuyện xưa. Trái đất vốn tròn và bé
nhỏ nếu những ai muốn phiêu lưu, mạo hiểm và muốn tự do.
Hôm nay, người Hong Kong đổ ra đường, cho dù có máu đổ, để chọn cho mình cuộc sống có tự do đúng nghĩa, được bầu ra người mình tự bỏ phiếu, không phải do trung ương nào duyệt. Chẳng ai lại chọn con đường không có ánh sáng như người xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét