Translate

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Khi quả dưa không còn là quả dưa !

Bánh đứng - Đứng bánh thật gồi
Ô tô giảm tải...phí chòi lên ngôi
Cước vận tải tăng gấp đôi
Xoài, dưa...đứt cuống, thối đường khổ dân
Không  đi thì chợ không đông
Đi thì giá tính  lụy  sông  tứ  bề
Xót  lòng  kẻ chợ, người  quê
Đã  eo, lại ngặt thêm nghèo người ơi
Dưa nẫu,  mắm cũng  buồn  theo
Nhỉ ra không được khổ teo cái lù
Hu hu Choa khóc hù hù...Lu loa!

Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.

 Vấn nạn quốc gia: Khi quả dưa hấu không chỉ là quả dưa hấu

Khi quả dưa hấu không chỉ là quả dưa hấu!
Quả dưa hấu và rất nhiều các mặt hàng nông sản khác.. đã không chỉ là giá trị sản phẩm nông nghiệp như là chính bản thân nó nữa mà đã trở thành vấn nạn quốc gia!
Tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mọi người bị "Khủng bố" vì mùi dưa hấu bốc bị hỏng bốc lên nông nặc và hàng ngàn xe tải chở dưa hấu ùn tắc kéo dài hơn chục km ở cửa khẩu. Khi quả dưa hấu mà người nông dân mất bao mồ hôi nước mắt bị ép giá chỉ bằng một ly trà đá vỉa hè và khi hàng ngàn tấn dưa hấu sắp bị vứt bỏ, hàng ngàn xe vận tải nằm chết gí kéo theo hàng loạt các hệ lụy.
Quả dưa hấu và rất nhiều các mặt hàng nông sản khác.. đã không chỉ là giá trị sản phẩm nông nghiệp như là chính bản thân nó nữa mà đã trở thành vấn nạn quốc gia!

Kỷ lục "dưa hấu" khi hơn 2000 xe chở dưa mắc kẹt ở Tân Thanh


Theo thống kê, khoảng trên 50% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mặc dù thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng nhưng nó luôn bấp bênh. không có tính ổn định.
Sự việc quả dưa hấu hôm nay không phải lỗi của thị trường mà là do chính sách kinh doanh mặt hàng nông sản của Trung Quốc, không phải bây giờ mà từ lâu, lâu lắm rồi đã luôn gây khó cho Việt Nam.
Bằng nhiều phương thức và thủ đoạn, họ đã khiến cho người nông dân, người kinh doanh nông sản và....cả đất nước Việt Nam liêu xiêu.
Một trong những cách thức của họ là khi họ đẩy giá lên rất cao, thu mua ồ ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được.
Hoặc như, Việt Nam có chung hàng nghìn Km đường Biên giới với Trung Quốc. việc kinh doanh xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua biên giớ chiếm một tỷ trọng lớn. Lợi dụng vào đó, họ đưa ra những thủ tục khó khăn gây khó cho việc kinh doanh xuất khẩu nông sản Việt Nam.”
Hẳn chứng ta còn nhớ những vụ các thương lái Trung Quốc làm với Việt Nam như: Thu mua cây thanh hao hoa vàng, lá vải, ốc bươu vàng, đỉa, gián, móng trâu...Hậu quả là gì thì...chúng ta đã có tổng kết vài ba lần.
Lỗi tại ai? Ai phải chịu trách nhiệm về chính sách sản xuất nông nghiệp và thiếu dự báo thị trường tiêu thụ.
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Chúng ta phải nhìn nhận phần lớn là lỗi tại chúng ta. Chúng ta đã mải chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không nhìn rõ vấn đề sau nó là gì!
Các doanh nghiệp xưa nay chỉ có quen xuất khẩu và không chịu quan tâm đầu tư vào sản xuất của nông dân thì đang chịu sức ép to lớn cả từ phía nhân dân lẫn từ phía Chính phủ để họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư.
Nhưng, thiếu sót lớn nhất chính là công tác quản lý và dự báo và định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ở vấn đề này thì trách nhiệm chính có thể được qui trực tiếp cho 2 Bộ là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.
Vấn đề dự báo người ta đưa ra từ rất nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ hình thành ở bất kỳ một bộ nào, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương là hai bộ liên quan chính tới vấn đề nuôi, trông và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản ngày hôm nay.
Liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước Quốc hội về công tác quản lý, để xảy ra nhiều bất cập trong việc thương lái Trung Quốc đi thu gom nông sản ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên Bộ trưởng không thể cam kết với các đại biểu Quốc hội là khi nào tình trạng thương lái Trung Quốc lộng hành ở Việt Nam sẽ chấm dứt.
Chính sự quan liêu, thiếu trách nhiệm đã tạo áp lực lên người nông dân Chúng ta thấy rằng giá của dưa hấu ở Saigon có thể lên tới 11.000-12.000 đ/kg nhưng giá bán sỉ của nông dân thậm chí không tới 2.000đ/kg. Người nông dân đã phải bỏ dưa hấu trôi sông hoặc cho gia súc ăn hay vứt bỏ. Rất nhiều nông dân đã vỡ nợ ngân hàng về vấn đề này.
Quả dưa hấu và thị trường tiêu thụ là điển hình nhất về việc người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cứ tự phát làm mà không biết ai sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình, giá cả như thế nào? Hoặc giả họ có biết nhưng cũng chẳng có sự lựa chọn nào hơn và vì thế, họ chấp nhận như đánh bạc.
Theo lời một chủ xe hàng dưa đang nằm chờ ở cửa khẩu cho biêt: Giá dưa hấu bình thường bán được ở mức 3 tới 5 nhân dân tệ một kg tương đương 10-16 nghìn đồng/kg. Nhưng từ khi bị dồn cứng ở cửa khẩu, phía Trung Quốc ép giá xuống một nửa tức chỉ 2 tới 2,5 nhân dân tệ. Họ nại lý do dưa hấu để lâu bị héo cuống, bị nẫu, thậm chí họ không lấy hàng. chủ hàng phải bán tống bán tháo ngay tại cửa khẩu, giá nào cũng cố bán.
Thật xót xa khi một quả dưa nhiều khi chỉ bằng giá một ly trà đá vỉa hè mà cũng không bán được. Biết vận chuyển dưa bán qua Trung Quốc là đánh bạc nhưng làm sao khi trong nước không tiêu thụ được. Người chủ hàng này than thở!
Bao năm nay, chuyện các chuyến xe chở hàng nông sản bị ách tắc, ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), là chuyện “cơm bữa”. Nhưng năm nay, một kỷ lục mới được thiết lập và có thể ghi vào kỷ lục "Ghi nét Việt Nam", khi hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần và kỷ lục này đã khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Đâu là nguyên nhân? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là gì? và..ai chịu trách nhiệm trước sản nghiệp của người nông dân?
Báo Tiền Phong trích lời ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt xác nhận rằng:  Chưa có thống kê cụ thể về tổng diện tích, sản lượng dưa hấu trên toàn quốc. Ông Quảng đề xuất các tỉnh thành lập hiệp hội dưa hấu để điều tiết việc xuất hàng đi Trung Quốc. Cần phải có kế hoạch tổng thể để cảnh báo dân, vì nhiều năm nay xuất hiện tình trạng dồn ứ ở cửa khẩu khi chính vụ.
Kỷ lục "Dưa hấu" năm nay ở cửa khẩu Tân Thanh theo "giới phân tích kinh tế" là có hai nguyên nhân chính:
1. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa dưa hấu, nhưng tiêu thụ trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới Trung Quốc.
2.Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm  cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc không thể thông quan kịp.
Việc dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh ở mức độ chưa từng có không chỉ ảnh hưởng riêng có giá dưa hấu nội địa. Việc Trung Quốc cấm biên còn ảnh hưởng giá thanh long ở miền Tây nam bộ, thị trường Trung Quốc chậm ăn hàng khiến thanh long ruột đỏ từ mức hơn 70.000đ/kg tụt giá hơn 50% chỉ còn 28.000-30.000đ/kg.
Càng được mùa, càng tăng năng suất thì càng mất giá. "Thuận lý"  này làm các chuyên gia kinh tế càng nghĩ càng bế tắc còn người nông dân  càng làm càng "phá sản"!

Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện liên tục và đã được báo chí, truyền thông cảnh báo nhưng...vẫn thế!
Việt Nam nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc, đổi lại việc xuất khẩu nông sản sang Trung quốc không những không được ưu tiên mà lại bị động, bị gây khó khăn thậm chí là bị dồn ép  gây nhiều thiệt hại cho người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
Cần phải hoàn thiện và có cơ chế chính sách cũng như hệ thống cung cấp, hỗ trợ thông tin để định hướng đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho các ngành kinh tế nói chung và ngành nông, lâm thủy hải sản nói riêng để tránh thiết lập những kỷ lục khác như kỷ lục "dưa hấu" trên.

Viễn Lan

Không có nhận xét nào: