Hoàng Sa 17-2-1979, báo chí và Flappy Bird
Cuối cùng
thì anh Nguyễn Hà Đông tuyên bố “giết” con Flappy Bird mang lại hàng chục ngàn đô la mỗi ngày chỉ vì sợ người chơi…nghiện, lý do hết sức vô bổ, hay bởi nỗi sợ vô hình. Cả nước chưng hửng, mà chưng hửng tầm quốc gia.
Entry
này không muốn bàn anh Đông làm thế là đúng hay sai, vì đó
là quyết định cá nhân, tôi tôn trọng quyết định của anh.
Thế giới ảo khắc nghiệt, nhân loại chỉ tung hô người chiến thắng, không ai tìm và khen
kẻ thối lui, cái gì cũng sợ.
Người yêu game biết kẻ sản xuất lại sợ gây nghiện, chẳng ai muốn download dù miễn phí, vì chẳng biết tác giả sẽ làm gì vài phút sau đó.
Xây dựng lòng tin khó, đánh mất dễ, chỉ cần một phút.
Entry
bàn về cách báo chí đưa tin về chiến tranh với Trung Quốc nhưng lại liên quan đến Flabby Bird – chim yếu đuối và mềm nhũn trước kẻ thù.
Khi cả nước đang hừng hực khí thế chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn năm 1974, một dịp để tuyên bố với thế giới về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, và cũng là cơ hội hàn gắn vết thương chiến tranh Nam Bắc, đùng một cái, ngừng.
Lý do ư, sợ Trung Quốc phiền lòng. Cả nước được một bữa chưng hửng, cũng ở tầm quốc gia.
Thật xấu hổ, khi một tấm bia tưởng niệm những người lính chiến đấu trên biên giới phía Bắc bị đục bỏ. Hèn tới mức phải đục bỏ lòng yêu nước.
Cơn hận chưa nguôi thì mấy tuần gần đây, báo chí, blog đang
sôi sục vụ kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc gây hấn chiến tranh biên giới phía Bắc.
Một số tờ báo đã có những bài rất hay, gợi lại thời “Ta lại hành quân lên đường ra biên giới” hào hùng. Hàng triệu thanh niên đi đào phòng
tuyến sông Cầu, trong đó có người viết bài này khi lên Xuân
Hòa hàng tuần liền để đào giao thông hào trên
đồi.
Lại đùng một cái, dừng, cấm được đưa tin về 17-2-1979. Cả nước lại chưng hửng tầm quốc gia.
Dù mấy hôm nay các báo đã đăng
trở lại về chiến tranh biên giới 1979. Nhưng giống như con Flappy Bird của anh Đông, có tung cánh, cũng chẳng ai tin là nó sẽ bay tiếp. Làm sao mà biết người quản lý 700 tờ báo khi nào tuýt còi.
Hành xử ở tầm quốc gia như thế chứng tỏ sự dốt nát, yếu đuối, không dám ra gió mạnh, cái gì cũng sợ của người lãnh đạo. Quan to hành xử như Flabby Bird khó mong dân dũng cảm. Dân nào sinh ra quan ấy, quan như thế nào thì dân như thế.
Dạng Flabby Bird của xứ Việt chưa kịp ra gió đã chết, sẽ còn nhiều, ở dạng này hay dạng khác, bởi nỗi sợ vô hình đã ăn vào máu của cả quan, rồi lây sang dân.
Khi nào
các quan biết vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình mới mong Flappy Bird khác
bay.
Còn bây
giờ thì chim đang nằm trong Recyle Bin (sọt rác) của anh Nguyễn Hà Đông.
HM. 15-2-2014
Cuối cùng thì anh Nguyễn Hà Đông tuyên bố “giết” con Flappy Bird mang lại hàng chục ngàn đô la mỗi ngày chỉ vì sợ người chơi…nghiện, lý do hết sức vô bổ, hay bởi nỗi sợ vô hình. Cả nước chưng hửng, mà chưng hửng tầm quốc gia.
Entry này không muốn bàn anh Đông làm thế là đúng hay sai, vì đó là quyết định cá nhân, tôi tôn trọng quyết định của anh.
Entry bàn về cách báo chí đưa tin về chiến tranh với Trung Quốc nhưng lại liên quan đến Flabby Bird – chim yếu đuối và mềm nhũn trước kẻ thù.
Lý do ư, sợ Trung Quốc phiền lòng. Cả nước được một bữa chưng hửng, cũng ở tầm quốc gia.
Hành xử ở tầm quốc gia như thế chứng tỏ sự dốt nát, yếu đuối, không dám ra gió mạnh, cái gì cũng sợ của người lãnh đạo. Quan to hành xử như Flabby Bird khó mong dân dũng cảm. Dân nào sinh ra quan ấy, quan như thế nào thì dân như thế.
Dạng Flabby Bird của xứ Việt chưa kịp ra gió đã chết, sẽ còn nhiều, ở dạng này hay dạng khác, bởi nỗi sợ vô hình đã ăn vào máu của cả quan, rồi lây sang dân.
Khi nào các quan biết vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình mới mong Flappy Bird khác bay.
Còn bây giờ thì chim đang nằm trong Recyle Bin (sọt rác) của anh Nguyễn Hà Đông.
HM. 15-2-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét