Translate

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

bẮT ! bẮT &....Bắt.

 K uối lăm tin bắt hết cựu đên ...Đươn kim bí thở tỉnh uỉ !

Tức nà UV TƯ...mà quá thể Nhạt văn Nhẽo!
Đốt lò kiểu này nó nhờn với đồng bào, không cảm thấy ép phê như trước nữa. Tăng liều rồi...
Giờ phải bắt tới UV BCT, bắt 4 trụ thì ...May ra mới có thể khiến đồng bào xúc động, tin tưởng vào chính sách đốt lò. Hê hê...
Tầm này mà báo chí đưa tin bắt tầm bí thư huyện, GĐ Sở thì chả khác gì tin xe cán cho’, không mấy ai quan tâm.
Thật.
Chiện thường nhật xứ Vệ ý mà.
ĐỐT LÒ ĐẾN BAO GIỜ? Dương Quốc Chính
Quan sát kỹ thì thấy UB KT TƯ mò tới cơ quan nào thì chắc chắn cơ quan đó có vết. Chỗ nào chưa sao là do chưa bị thanh/kiểm tra mà thôi. Từ đó suy ra, tổng quát hóa thành câu kinh điển: Cán bộ lãnh đạo hầu hết là tù nhân dự khuyết.
Mấy ngày qua, báo chí phương Tây bình luận về các quan chức cấp rất cao của Việt Nam buộc phải thôi chức (phương Tây họ không tin vào thông tin miễn nhiệm vì lý do cá nhân), họ cho rằng những nhân vật kỹ trị, thân phương Tây nhất, đều đã bị triệt hạ.
Chuyện này mình đã phân tích nhiều lần, nay xin nhắc lại. Cái éo le cho chế độ ta là các đồng chí có tài, tháo vát, kỹ trị, tư tưởng cấp tiến (thường thân Tây), tóm lại là được việc, thì thường tham, nên khó thoát khỏi việc phải vào lò. Một phần là vì họ cũng có năng lực, thường ngồi ở những vị trí màu mỡ, ban phát dự án, lợi ích, quyền lực và công bằng mà nói cũng là những việc khó, vất vả.
Các đồng chí liêm khiết thì thường ở những vị trí khó ăn, ít có cơ hội kiếm ăn, thì tự nó trở thành sạch sẽ thôi. Đại khái là làm nhiều ăn nhiều. Làm ít ăn ít. Rất ít đồng chí nào không ăn. Đấy là thực tế.
Còn việc đốt lò thì khá đơn giản với cái hệ thống như vậy, kiểu bói ra ma, quét nhà ra rác. Thanh kiểm tra đâu mà chả ra lỗi. Nếu muốn tuyệt đối đúng luật thì bộ máy khó mà vận hành trơn tru. Như ngành XD chẳng hạn, nếu cứ chờ làm cho đúng quy trình, trình tự theo luật, thì các CĐT BĐS ăn cám, vì thủ tục rất phiền phức và kéo dài. Tiền lãi ngân hàng cũng đủ chết.
Nhưng việc đốt lò lâu nay chỉ chăm chăm xử lý phần ngọn, tức là bắt lỗi, xử lý sai phạm nhưng không có hoặc rất ít có biện pháp bền vững, lâu dài, để ngăn chặn được sai phạm từ trong trứng nước hoặc để cán bộ không có nhu cầu sai phạm nữa. Tức là không/chưa thấy có cơ chế điều chỉnh hệ thống.
Chống tham nhũng bây giờ giống như đánh cho’ đập mèo khi thấy nó ăn vụng, cốt làm cho nó sợ chứ không có cơ chế phù hợp kiểu cho’ treo mèo đậy, để không bị ăn vụng. Vì thế cho’ mèo cũng chỉ sợ khi biết có người canh để đánh, chứ người đó đi chỗ khác thì lại ăn tiếp. Vì không ăn thì đói và không có cơ chế kiểm soát kiểu con nọ soi con kia. Ăn dễ quá n gu gì không ăn?
Chống tham nhũng bền vững thì một là phải có cơ chế giám sát, cho’ mèo tự canh lẫn nhau, tất nhiên chúng phải khác đàn. Hai là chúng phải không được đói quá.
Tức là làm sao để chúng không muốn ăn, không thể ăn, không dám ăn và không cần ăn. Nhưng hiện tại, người ta mới chủ yếu xử lý kỷ luật, hình sự, để cho’ mèo không dám ăn và phần nào đó là không thể ăn, chứ chưa thấy có cách gì để chúng không cần ăn.
Đó là do hệ thống lương bổng của cán bộ theo ngạch bậc thì chưa có biện pháp cải cách gì để có thể tăng đột biến. Theo như cách chống tham nhũng của Singapore thì họ phải trả lương cho cán bộ cao không kém vị trí tương đương trong hệ thống tư nhân. Lương thủ tướng Singapore thường còn cao hơn lương TT Mỹ.
Nếu áp mô hình đó cho Việt Nam thì lương tháng của 1 GĐ Sở chắc không dưới 100 triệu, lương Bộ trưởng không dưới 400 triệu (cỡ như lương GĐ ngân hàng) và lương tứ trụ chắc không dưới 1 tỷ, thì mới tạm có thể cho là anh em không cần quay quắt kiếm tiền ngoài. Chứ với mức lương hiện tại (TBT cao nhất tầm 20 triệu/tháng) thì tham nhũng là quyền lợi, là trách nhiệm (nuôi vợ con), là mục tiêu cần phấn đấu của AEQL.
Với mức lương đó nhưng người ta lại có quyền ban phát chức quyền, phê duyệt, thẩm định dự án trăm tỷ, ngàn tỷ, thì là không phù hợp, nên tham nhũng là không thể tránh khỏi hay nếu dùng khái niệm của triết học Mác thì gọi là TẤT YẾU KHÁCH QUAN.
Giờ muốn tăng lương cán bộ để dưỡng liêm như bên Sing thì cũng thua, vì bộ máy cồng kềnh quá, lương lại theo ngạch bậc, lên là cả làng cùng lên, ngân sách nào chịu nổi? Giảm biên chế cũng không được bao nhiêu đâu, vì bộ máy càng nhỏ thì càng ít người phụ thuộc chế độ, chính quyền sẽ không kiểm soát được nhiều mặt của xã hội, tức là không còn là CS nữa. Bộ máy CS thì luôn phải cồng kềnh, đó là nguyên tắc để nó tồn tại. Đấy là cái bế tắc của việc chống tham nhũng ở các nước CS 2.0 kiểu Việt Nam và TQ. Luôn phải chấp nhận phần nào việc xã hội hóa lương bổng cho cán bộ.
Với tình hình bế tắc vậy dẫn tới đồng chí nào cũng có vết, đa số là vậy, nên giỏi dốt, kỹ trị, hay n gu dốt, tham lam…thì cũng hòa cả làng, vì có vết cả. Vì thế anh em Tây có thương tiếc anh Minh, anh Đam thì cũng vô ích, đảng vẫn xử lý, à quên, các đồng chí tự xử, đúng người đúng tội đúng trách nhiệm. Mà Việt Nam khác Tây ở chỗ đã về rồi thì không có đường quay lại chính trường. Không như ông Abe bên Nhật, từ chức mấy lần rồi vẫn quay lại chức vụ. Ở Việt Nam bây giờ nghỉ rồi thì khấn ông bà phù hộ cho không phải vào lò thôi.
Để khắc phục tình trạng vào lò kiểu cá mè 1 lứa và tạm thoát khỏi bế tắc kể trên, mình nghĩ đảng và nhà nước nên có cơ chế xã hội hóa tiền lương 1 cách chính thức hoặc bán chính thức. Đại khái là chấp nhận để AEQL ăn ở mức độ chấp nhận được. Để quy ra thu nhập hàng tháng như mức lương mình ví dụ bên trên, thì coi như là không tham nhũng.
Đại khái dự án ngân sách cứ cho thất thoát dưới 20% là chấp nhận được hoặc tổng thu nhập của anh em không vượt quá hạn mức cho phép là được. Tiền đó anh em chia nhau sao cho công bằng, từ chị lao công đến anh CTN, có cơ chế chia hẳn hỏi, sao cho minh bạch. Bác đã dạy, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Mình NGHE ĐỒN CSGT một số nơi đã lập quỹ ăn chia như vậy, nên trên dưới đồng lòng, anh em hòa mục! UB Kiểm tra chỉ cần canh tổng số thất thoát không vượt tỷ lệ cho phép là OK.
Trước giờ bộ máy công quyền Việt Nam rất trì trệ, xử lý công việc chậm, 1 phần do hệ thống luật kém, năng lực cán bộ kém, nhưng cơ bản là do thiếu bôi trơn để kích thích sức lao động và thiếu niềm tin. Doanh nghiệp bơm tiền bôi trơn cho cán bộ nhưng lại thấp thỏm, không biết bơm thế đủ chưa, có bị bùng không? Mà cán bộ thấy thiếu thì không dám nói thẳng mà gây khó khăn, việc không trôi thì bùng tiền bôi trơn của doanh nghiệp. Mất niềm tin và trì trệ là như vậy.
Nếu cơ chế xã hội hóa kia được chấp nhận thì, thì chi phí bôi trơn sẽ có công thức tính cụ thể, công khai/bán công khai, đỡ phải mặc cả và gây khó dễ. Để qua dự án này thì phải cộp từng này tiền. Các DN sẽ phải chung chi công khai, còn dân đen thì khỏi. Ông nào muốn làm nhanh thì mới phải đóng tiền, đại khái như đấu giá biển số đẹp thôi. Có thể đấu giá luôn cả số căn cước công dân đẹp cho các đại gia! Lấy tiền đó mà dưỡng liêm.
Bây giờ cứ ăn ít nhiều cũng bị đốt thì AEQL sẽ thủ thế, cố câu giờ để giữ ghế, chờ lò tắt nên dẫn tới công việc trì trệ, không ai dám ký, ký mà không có tiền thì n gu gì ký, mà cầm tiền thì lại lo bị đốt. Thế nên lò càng cháy thì bộ máy càng trì trệ. Bọn Tây nó lo ngại là ở chỗ đó. Nhưng không đốt cũng không được, vì mất uy tín của đảng, của chế độ.
Tóm lại là đốt cũng tèo mà không đốt cũng tèo. Vì thế mà phải có thay đổi cơ chế, chứ đốt mãi sao được. Đốt mãi thì cán bộ đói, không có động cơ làm việc, thì có khi cán bộ còn toàn bọn chuột chạy cùng sào n gu và ngoan, làm gì còn ai giỏi.

Không có nhận xét nào: