Translate

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

ĐẦU NĂM NGHĨ GÌ QUA VỤ “XÁ LỢI TÓC” Ở CHÙA BA VÀNG ?

 “Con voi chui lọt lỗ kim”.

Các nhóm lợi ích sớm nhận thấy sự khủng hoảng niềm tin trong nhân dân, lợi dụng chính sách Tự do tín ngưỡng của Đảng và nhà nước, họ tập trung đầu tư xây dựng những chùa chiền hết sức hoành tráng ở những khu di tích, danh lam thắng cảnh để trục lợi bằng đủ chiêu trò. Tầng lớp tu sĩ và nhà chùa đã trở thành giới kinh doanh siêu lợi nhuận và trở thành một thế lực gần như bất khả xâm phạm.
Chỉ một vài người tập trung nhau để bày tỏ ý kiến phản biện thì lập tức các cơ quan an ninh biết ngay và kịp thời xử lý theo pháp luật .Trong khi đó các nhà chùa tập trung hàng vạn người cầu vong, dâng sao dải hạn hay tuyên truyền mê tín dị đoan như những sự kiện ở Chùa Ba vàng, khi báo chí hỏi đến thì cơ quan nào cũng trả lời “không biết”.

1. Báo động về Dân trí.
a. Xá lợi hay Xá lị (Tiếng Phạn : Sarira) là những hạt nhỏ dạng viên tròn giống như ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi hoả táng hoặc thân cốt khi viên tịch của các vị cao tăng Phật giáo. Xá lợi được lưu giữ với mục đích để toả ra “phước lành” hoặc “ân sủng “ trong tâm trí và kinh nghiệm của những người có liên hệ với nó. Trong truyền thống Phật giáo Hymalaya người ta tin rằng xá lợi có thể xua đuổi tà ác và đem đến phước lành. Vậy 8 sợi tóc mà Phật giáo Myanma được lưu giữ ở 8 chùa lớn được xem là Bảo vật Quốc gia. Tóc KHÔNG PHẢI LÀ XÁ LỢI.
b. Xá lợi hay tóc của Đức Thích ca Mâu ni hay của một cao tăng khác có thể kiểm định được thật hay giả bằng cách giám đinh AND. Xá lợi, Ngọc trai, hạt cỏ Pili là sản phẩm hữu cơ có chứa AND của người hay loài nhuyễn thể tạo Ngọc trai hoặc cỏ Pili. Ngọc hay đá quý là sản phẩm vô cơ không chứa AND.
c. Trong thực tế, Tây tạng hay Myanmar là nơi có nhiều chùa chiền lưu giữa Xá lợi hay tóc của đức Thích ca nhất, lại là nơi mà những người được thế giới vinh danh Giải Nobel Hoà bình như Đức Đạt lai Lạt ma 14(Tây tạng), Bà Aung San Suu Kyi (Myanmar) đang bị lưu vong hay bị tù đày. Dân chúng những vùng này bị đày ải, chiến tranh và loạn lạc liên miên. Chẳng thấy những xá lợi đó đem đến “phước lành” gì cho chư tăng và chúng sinh.
d. 8 sợi tóc của đức Phật tặng cho thương nhân Myanmar trước khi Ngài xuống tóc cách đây 2.600 năm theo truyền thuyết, hiên đang được lưu giữ trong những hộp làm bằng ngọc trong suốt (xem ảnh 2 sơi tóc của Phật lưu giữ ở Myanmar). Chúng được bảo vệ cẩn mật ở 8 chùa lớn ở Myanmar, được Giáo hội Phật giáo và Quân đội giám sát chặt chẽ, chưa bao giờ được đưa ra nước ngoài. Hàng ngàn năm nay chưa ai thấy những sợi tóc ấy chuyển động ngọ nguậy. Thế mà Thích Trúc Thái Minh chùa Ba vàng “thỉnh về” cho các “con nhang” chiêm bái và cho “hồi hương cố quốc” như một sợi lông.
2. Thời kỳ Mạt pháp.
a. Khủng hoảng đức tin.
Con người nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung sống phải có đức tin. Tôn giáo chính là cơ sở lý luận để con người hay một cộng đồng tin vào một chân lý của cuộc sống. Các tôn giáo hướng đức tin của con người vào một đấng tối cao có quyền lực và anh minh quyết định cuộc sống của mình. Người Việt hàng ngàn năm nay tin vào Trời, Phật, Thánh thần… Khi Công giáo du nhập vào thì những Kitô giáo tin ở Thiên chúa.
Ở miền Bắc VN sau 1954, trừ những người Ki tô giáo ra, đại bộ phận dân chúng được giáo dục theo quan điểm vô thần. Tuyên giáo, nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con người tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lê nin. Đình, chùa, miếu mạo được người dân thờ cúng hàng ngàn năm bị đập phá, thậm chí nhiều di tích lịch sử cũng bị xâm phạm hay bỏ hoang phế. Niềm tin của mọi người đều đặt vào Lý tưởng XHCN, CSCN và phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng CS. Chính nhờ sức mạnh đó của lòng tin mà Đảng CS đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của dân tộc là Thống nhất đất nước.
Ở miền Nam VN, sau 1975 với chính sách cởi mở hơn của Nhà nước về Tôn giáo và Tín ngưỡng. Đại đa số dân chúng đều có một tín ngưỡng riêng theo một trong các tôn giáo truyền thống như Phật giáo, Kitô giáo, Tin lành, Hoà hảo, Cao đài, Hồi giáo… Cho nên hầu hết người dân đều có một Đức tin theo một tôn giáo đó.
Trong thời kỳ đổi mới sau những năm 90 của thế kỷ XX. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, niềm tin vào CNXH đã bị lung lay. Cùng với sự phát triển của nền Kinh tế Thị trường định hướng XHCN, đời sống vật chất của nhân dân đã được nâng cao. Nhưng một khoảng trống về đời sống tinh thần ngày càng biểu hiện rõ nét. Đặc biệt khi tệ nạn tham nhũng ngày một phát triển, làm cho người dân mất niềm tin ở Lý tưởng XHCN tốt đẹp mà Đảng và Nhà nước dày công tuyên truyền. Vì dân trí thấp, khi bế tắc trong cuộc sống, người dân tìm đến tôn giáo. Do chủ trương tự do tín ngưỡng nên bây giờ chùa chiền mọc ra khắp nơi. Thay vì giáo huấn cho dân chúng con đường tu tập để giải thoát thì nhiều vị ma tăng lại bày trò ra mê hoặc chúng sinh bằng những trò cầu vong , dâng sao giải hạn, mê tín dị đoan… để trục lợi.
Hiện tượng này ở miền Nam ít xảy ra vì cơ bản người dân có nhận thức đúng về tôn giáo, ở miền Bắc phát triển mạnh hơn vì đa số dân chúng ít hiểu biết về tôn giáo.
b. “Con voi chui lọt lỗ kim”.
Các nhóm lợi ích sớm nhận thấy sự khủng hoảng niềm tin trong nhân dân, lợi dụng chính sách Tự do tín ngưỡng của Đảng và nhà nước, họ tập trung đầu tư xây dựng những chùa chiền hết sức hoành tráng ở những khu di tích, danh lam thắng cảnh để trục lợi bằng đủ chiêu trò. Tầng lớp tu sĩ và nhà chùa đã trở thành giới kinh doanh siêu lợi nhuận và trở thành một thế lực gần như bất khả xâm phạm.
Chỉ một vài người tập trung nhau để bày tỏ ý kiến phản biện thì lập tức các cơ quan an ninh biết ngay và kịp thời xử lý theo pháp luật .Trong khi đó các nhà chùa tập trung hàng vạn người cầu vong, dâng sao dải hạn hay tuyên truyền mê tín dị đoan như những sự kiện ở Chùa Ba vàng, khi báo chí hỏi đến thì cơ quan nào cũng trả lời “không biết”.
Nguồn thu từ tiền “công đức” của các con nhang có nơi lên đến hàng chục tỷ không chùa nào có hồ sơ kế toán. Trong khi đó người dân lừa đảo từ 500 ngàn đồng trở lên hay ăn trộm một con vịt đã phải lãnh án dăm ba năm tù.
Trong lịch sử người ta định nghĩa “Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ giới tăng lữ ngồi trên Pháp luật” là vậy.
Ảnh :"Xá lợi tóc" Phật trưng bày ở chùa Ba vàng

Không có nhận xét nào: