Translate

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

ĐIÊN với cái ông.....ĐIỆN !

 

Khoa Đăng

Đào Văn Hưng – người hóa vàng ngân sách!

Ông Đào Văn Hưng, nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) từ năm 1995, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ tháng 8 - 1998 đến tháng 6 - 2000. Tháng 7 - 2000, ông Hưng giữ chức tổng giám đốc trong 6 năm và trở lại giữ chức Chủ tịch HĐQT từ năm 2006 đến tháng 2 - 2012.
Năm 2010, khi các Đại biểu Quốc hội bắt đầu truy EVN rát hơn thì thông tin về số tiền lương của các lãnh đạo Tập đoàn này xuất hiện. Tuy nhiên, con số 51 triệu đồng tiền lương mà ông Đào Văn Hưng nhận lãnh thực tế chỉ là muỗi so với con số hàng nghìn tỷ đồng mà EVN đã xé bỏ khắp nơi dưới sự điều hành của ông Hưng.
*EVN Telecom
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thời điểm 2012, một trong những nguyên nhân Thủ tướng cho ông Hưng thôi chức là do để xảy ra thua lỗ trong kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom).
EVN Telecom được thành lập với ý định thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế; tư vấn, thiết kế lập các dự án công trình thông tin viễn thông...
EVN Telecom đã được công ty mẹ đầu tư 100% vốn nhà nước với số tiền lên đến 2.442 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2010). Suốt quá trình hoạt động, EVN Telecom được ưu ái bằng việc công ty mẹ phân bổ chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối với số tiền lên đến trên 1.000 tỉ đồng.
Ngay khi EVN Telecom vừa hiện hữu, đã có hàng loạt lo ngại rằng EVN Telecom sẽ không thể cạnh tranh với Mobifone, Vinafone, Viettel… Thậm chí, việc đầu tư ngoài ngành của EVN là không được phép. Bất chấp tất cả, ông Đào Văn Hưng vẫn cương quyết ném hàng nghìn tỷ vào EVN Telecom.
Có hai nguyên nhân được chỉ ra trên trang VnExpress khiến EVN Telecom thua lỗ:
Thứ nhất, "tư duy lựa chọn công nghệ" yếu kém, Việt Nam đang sử dụng thiết bị GSM, thị trường đa dạng và đầy ắp sản phẩm, giá rẻ như cho không, EVN Telecom chọn CDMA tần số 450 Mhz (tần số taxi) luôn bị can nhiễu, thiết bị đầu cuối đặc chủng có giá bán gấp cả chục lần thiết bị GSM cùng tính năng.
Thứ hai là tư duy ảo tưởng viễn thông "dễ ăn", không cần chuyên môn, kỹ năng, nhan sắc nên chỉ sau vài tháng ra mắt, hàng vạn người thiếu năng lực và những phẩm chất cần thiết đã được ký hợp đồng lao động vào làm viễn thông.
Cuối cùng, EVN Telecom bắt buộc phải chuyển nhượng lại cho Viettel.
*Một minh chứng cho cách điều hành kỳ lạ ở EVN:
Tính đến hết tháng 12 - 2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỉ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về chỉ khoảng 540 tỉ đồng, đạt tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn... 1%. EVN cũng đã đầu tư trên 2.100 tỉ đồng vào bốn lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính, chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN, Kiểm toán Nhà nước đánh giá EVN không bảo toàn được vốn. Năm 2010, sản xuất kinh doanh của EVN lỗ 8.416 tỉ đồng, trong đó chưa tính hơn 28.500 tỉ đồng lỗ tiềm ẩn từ chênh lệch tỉ giá, chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối của viễn thông điện lực, giá nhiên liệu than, khí theo thị trường...
Theo báo cáo kiểm toán, ước hoạt động kinh doanh năm 2011 của EVN lỗ gần 17.000 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến 31-12-2011 là 40.400 tỉ đồng.
(Kỳ tới: EVN phá tiền vào ngành ngoài như thế nào?)

Không có nhận xét nào: