Translate

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

GIÁO DỤC - ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LÝ?!

 

Luật Sư Đặng Bá Kỹ



Khi một Người con bị mất Cha mẹ - Người ta gọi đó là Đứa trẻ mồi côi. Khi một Người chồng/vợ bị mất vợ/chồng - Người ta gọi là Người góa vợ/chồng. Nhưng khi Cha mẹ bị mất con - Người ta đã không biết gọi bằng thuật ngữ gì cả, bởi không có ngôn từ nào có thể diễn đạt được nỗi đau của Đấng sinh thành trong trường hợp đó. Vậy nên, hơn ai hết, Cha mẹ của nam sinh, cùng Người thân của họ - Chính là những Người đang trải qua nỗi đau tột cùng khi bị mất Con, sự giày vò, dằn vặt bản thân, vì đã để xảy ra cơ sự đó.......
Sáng nay - Một buổi sáng cuối tuần, khi mở hộp thư tin nhắn của Fanpage này, Tác giả nhận được câu hỏi của một số Bạn độc giả, rằng: Có thể yêu cầu các Trang thông tin gỡ video, bức thư tuyệt mệnh của Nam sinh đã nhảy lầu tự tử tại Hà Nội hay không?! Đương nhiên, về mặt quy định pháp luật, thì yêu cầu đó hoàn toàn chính đáng, xuất phát từ quyền Cá nhân được bảo vệ hình ảnh, quyền được giữ bí mật đời tư.... Dù vậy, trong thời đại Công nghệ số, việc thực hiện quyền này đôi khi còn gặp những khó khăn, bởi nhiều lý do, bao gồm cả vấn đề nhận thức của Cộng đồng trong việc không được tùy tiện sử dụng hình ảnh Người khác chưa cao và chế tài pháp luật trong trường hợp này, cũng chỉ là xử phạt hành chính ở mức hạn chế, nên không đủ sức răn đe.
Ở một phương diện khác - Vụ việc này đang làm dậy sóng Cộng đồng mạng. Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, bản chất và nguyên nhân dẫn đến sự việc này, không có gì là mới, nếu không muốn nói là rất xưa cũ, chỉ là Chúng ta vẫn còn loay hoay, chưa tìm ra lời giải đáp thấu đáo cho vấn đề, cũng như chưa quyết tâm, nghiêm túc thực hiện nó. Các Chuyên gia giáo dục, Chuyên gia xã hội, Chuyên gia tâm lý..... Từ lâu đã đưa ra cảnh báo về những áp lực nặng nề mà Các em học sinh đang phải gồng gánh, đó là áp lực về số lượng môn học, áp lực về thời gian học, áp lực về thi đua, và đặc biệt là áp lực từ sự cạnh tranh hơn thua của Bậc phụ huynh, khi luôn muốn Con em mình phải học giỏi hơn Con đứa bạn.....
Có rất nhiều Người - Họ coi cuộc đời là những cuộc chạy đua, mà Họ luôn là vận động viên hiếu chiến nhất, lúc nào cũng muốn mình phải hơn tất cả, vượt trên tất cả, luôn cảm thấy ấm ức, ganh ghét khi ai đó nổi trội hơn. Chưa dừng lại ở đó, họ truyền lại tư tưởng này cho Con cháu của mình, buộc Cháu con mình cũng phải xem cuộc đời là những trận đua nối dài..... Trong cuộc sống cần phải có hoài bão, có ước mơ và phải luôn đủ ý chí, kiên cường để thực hiện ước mơ, hoài bão đó - Nhưng đây là để sống cho đam mê của mình, chứ không phải để hơn thua, giành dật vị trí với ai cả. Chính tư tưởng hơn thua đã khiến Con người tự tạo cuộc đua trong tâm tưởng, chính tâm tưởng đó là một khối nặng áp lực khủng khiếp đè lên thân trí họ, để rồi cuối cùng dẫn đến những hệ lụy đau thương.
Chúng ta có quá nhiều môn học, học đủ thời gian trong tuần - Phải chăng, Chúng ta đang đánh cắp tuổi thơ của Con trẻ?! Nhiều môn học, nhưng lại có rất ít môn và thời lượng liên quan đến lĩnh vực tâm lý nhận thức xã hội. Rút cuộc, lúc các Em rơi vào bế tắc thì không biết bày tỏ cùng ai, khi Cha mẹ, Giáo viên - Đối với các Em vẫn có những khoảng cách nhất định. Để rồi lâu ngày, sự bế tắc đó tạo nên một tâm trang u uất, buồn chán, tiêu cực, sinh ra trầm cảm, stress, và cuối cùng là những hành vi đáng tiếc xảy ra......
Trên Trang này của Tác giả, có rất nhiều Fan nhí độ tuổi từ 14, 15 đến 17, 18... Các em thường xuyên vào hộp thư để hỏi Tác giả về các vấn đề như: Bạo lực học đường, đi học bị bạn bè cô lập, tung tin xấu phải làm thế nào; Cha thường xuyên uống rượu chửi bởi đánh đập Mẹ con thì phải làm sao; Con không muốn học thêm có được không; Cha mẹ con muốn ly hôn thì Con và em con được ở với ai.... Mỗi câu hỏi của các Em thường gắn với một Câu chuyện buồn. Nhưng đó là một chỉ giấu đáng mừng, cho thấy các Em đã có những ý thức tư duy trưởng thành và biết tìm Người để hỏi, đó đã là đáng quý. Tuy nhiên, dù có nhiều Người như Tác giả, thì đó cũng chỉ là giải pháp sự vụ cho những Em nào biết để tìm đến mà hỏi. Trên bình diện rộng lớn, cần phải có cải cách giáo dục, môn học về tâm lý, và quan trọng nhất là phải đào tạo được một đội ngũ Giáo viên, đủ khả năng đảm trách lĩnh vực này, để có thể chỉ dạy cho các Em.
Các Em còn nhỏ để Chúng ta có thể nói những gì quá đao to búa lớn hay những gì quá cao siêu. Việc phải có khuôn phép là hoàn toàn chính đáng. Nhưng kỷ luật khác với áp lực và đòi hỏi. Một chiếc xe với công suất tối đa chỉ là 120km/giờ, thì không thể nào chạy với 150km/giờ. Mỗi một con Người có một khả năng và giới hạn nhất định - Nên Chúng ta không thể kỳ vọng, không thể đòi hỏi, không thể tạo áp lực để buộc chúng phải làm được những điều vượt quá khả năng: Nếu Thế giới này chỉ toàn Người giỏi, thì lúc đó Người giỏi còn biết giỏi với ai. Người lớn Chúng ta, đều đã biết cuộc đời là hữu hạn ngắn ngủi, cớ sao cứ ép buộc Con em mình phải chiến đấu cho vĩnh cửu: Chỉ cần luôn khỏe mạnh, bình an, sống vui vẻ, lương thiện, không làm hại ai.... Đó đã là một cuộc đời đáng sống, đáng trân trọng rồi. Đừng sống chỉ vì để được xã hội tung hô.........
Viết tại Sài Gòn, ngày 02/04/2022 - Luật sư: Đặng Bá Kỹ!

1 nhận xét:

Đi tìm sự thật nói...

ĐAU QUÁ LỜI ĐỨA TRẺ TRƯỚC KHI TỰ TỬ: ĐỜI NHƯ TRÒ ĐÙA VẬY!
Lưu Trọng Văn
Cái chết của cậu bé 16 tuổi không hề uổng phí. Cậu không hề hèn nhát mà như Đan Ko lấy thân mình làm đuốc đốt cháy cái đống củi mục đang chồng chất nghẹt thở cuộc sống của tuổi thơ hôm nay.
Tại sao có nhiều bậc cha mẹ hành hạ con mình như thế? Giản đơn vì đa số họ tuổi 45,50 sinh ra và lớn lên trọn gói trong nền giáo dục không dịch chuyển vòng kim cô công cụ, đương nhiên họ là sản phẩm lỗi của nền giáo dục đùa dai ấy. Sản phẩm lỗi chỉ có thể muốn biến con cái mình giống họ - sản phẩm lỗi mà thôi.
Cái gốc là ở cách tạo dựng xã hội. Một xã hội không coi Quyền Con người là giá trị tuyệt đối mà Tạo hoá công bằng ban tặng, thì Quyền Trẻ thơ đương nhiên không trở thành Quốc quyền. Trẻ thơ trở thành công cụ của chính cha mẹ chúng để rồi trở thành công cụ của thể chế.
Lịch sử Dân tộc sẽ cần khắc ghi thật đậm di chúc trước khi lao xuống đất từ tầng 28 của đứa trẻ Hà Nội này:
"Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu. Chỉ là tiếc, tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe.
Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”.
Khóc ư? Cứ khóc đi hỡi những những đứa trẻ cùng cảnh ngộ, hãy khóc đi những bậc cha mẹ!
Chao ơi, buồn cho Đất nước giàu đẹp này, khi có thể lắm, tiếng khóc xé ruột ấy không động đến thiên đình, không động đến trời xanh.
Trên facebook của mình thay vì những câu đã quá nhàm chán và đùa giỡn, hãy cùng nhau truyền câu nói này của đứa trẻ đã chết trong ngày Cá tháng Tư - Nói đùa ấy:
"Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi...cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe.
Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”./.