Translate

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Phần chìm của tảng băng Kit Tets

 FB Nhà Báo Kiều Sơn

KITtets" giờ đã thành danh từ riêng rút gọn của một vụ án có tầm cỡ ví dụ lũng đoạn nhà nước. Ít nhất 2 Bộ và một Học viện thuộc Bộ thứ 3 cùng 62 đơn vị y tế của 62 tỉnh thành có tên trong hành vi cấu kết, móc ngoặc này. Phần "lại quả", hớt ra từ việc móc túi thuế dân có con số ban đầu là 800 tỷ. Phần mà ông chủ đứng tên của công ty Việt Á hưởng lợi không chính đáng tạm tính là 500 tỷ.
Điều đáng nói là Tổng giám đốc Phan Quốc Việt và hai cổ đông lộ danh chỉ nắm giữ 20% cổ phần. 80% cổ phần còn lại do các cổ đông khác nắm giữ. Theo thông báo điều chỉnh vốn điều lệ từ chỗ ban đầu là 80.000.000đ đến năm 2017 đã là 1.000.000.000.000đ. Có nghĩa 800 tỷ đồng vốn điều lệ thuộc các cổ đông giấu tên. Đây chính là phần chìm của tảng băng kit tets.
Một Công ty vốn điều lệ ban đầu 80 triệu và một gương mặt lạ hoắc với nhân tướng, thần tướng cỡ Phan Quốc Việt e chẳng đủ cơ hội làm quen hàng PGS, TS Học viện Quân Y chứ chưa nói đến bắt tay và làm ăn với cỡ Trung tướng, Giám đốc học viện. Và càng không đủ tư cách đứng hàng thành viên nghiên cứu một dự án tiêu tốn 19 tỷ đồng ngân sách từ Bộ KH & CN chứ chưa nói đến việc sau một tháng nhận ngay lá phiếu đồng thuận của Hội đồng khoa học Bộ. Và càng không thể chỉ sau một ngày đồng ý của Bộ KH & CN thì Bộ Y tế cho phép lưu hành sản phẩm, vượt qua hàng rào kiểm định và thử nghiệm lâm sàng rồi đối sánh khoa học khác. Và càng không thể giản đơn rằng nhất loạt các ông lớn truyền thông của đảng loan truyền, khoa trương một sản phẩm y dược mà WHO không công nhận. Không có "siêu nhân" chống lưng thì ít nhất năm lần, bảy lượt xưởng sản xuất y cụ - sinh phẩm đã "vinh dự" được tiếp đón các đoàn kiểm tra, tham quan hoặc thực chứng tuyên truyền của các loại kênh tivi...
Nghĩa là Việt Á vượt qua tất cả một cách không thể dễ giàng hơn để mang đến cho đồng bào thuộc 62 tỉnh thành một sản phẩm y dược mà cho đến giờ phút này không ai biết nó được hoài thai ra sao, chất lượng thế nào và chính xác là thuế dân đã chịu tổn thất, oan uổng bao nhiêu? Hơn nữa 80% lợi nhuận bất chính, bất lương ấy sẽ chảy vào túi ai vẫn là ẩn số. Phần chìm của tảng băng sẽ ra sao? Nhân dân và người thân gần 35.000 sinh mạng mất đi trong dịch bệnh có được biết hết hay không thì vẫn là câu chuyện của thời gian.
Phần chìm của tảng băng kit tets không chỉ thách đố "lò - củi" mà còn vỡ ra một sự thật rằng chẳng lò nào thiêu đốt hết nổi cây hư, gỗ mục một khi toàn hệ thống hư đốn thối nát và bị lũng đoạn như thế.
K.S.

1 nhận xét:

Đi tìm sự thật nói...

Vụ Việt Á

Tháng 12/2021, Bộ Công an đã bắt giữ Giám đốc điều hành công ty y tế Việt Á là Phan Quốc Việt và tiến hành điều tra vụ án tham nhũng liên quan đến COVID-19 lớn nhất nước.[1]
Đến cuối 2021, công ty đã thu về 4.000 tỉ từ việc bán các bộ thử nghiệm COVID-19 với giá cao trên khắp Việt Nam. Doanh thu của công ty đạt 150 tỉ chỉ tính riêng tại tỉnh Hải Dương, cho thấy thất thoát to lớn từ ngân quỹ chống dịch và an sinh xã hội.
Chính sách COVID-19 toàn quốc đã bị thao túng để trục lợi sau khi chính quyền trung ương, Bộ Y tế và chính quyền địa phương liên tục thúc giục hàng loạt và trong một số trường hợp, bắt buộc phải kiểm tra. Đến hết năm 2021, Việt Nam đã thực hiện hơn 73 triệu cuộc thử nghiệm COVID-19 với chi phí ước tính là 26.000 tỉ- cao gấp 4 lần so với số tiền chi cho vắc xin.
Tháng 2/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt khoản tài trợ nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia trị giá hơn 19 tỉ cho dự án thử nghiệm sản xuất bộ thử nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y và Việt Á hợp tác sản xuất. Dự án được đánh giá là thành công tốt đẹp sau khi hoàn thành trong vòng một tháng.

Bộ Y tế đã phê duyệt thương mại hóa để sử dụng trên toàn quốc và đưa ra mức giá 467.000 / bộ xét nghiệm. Tháng 4/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông báo rộng rãi rằng bộ xét nghiệm của Việt Á đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận sau khi đạt tiêu chuẩn đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Các tờ báo và hãng truyền thông lớn trong nước đã đưa tin đầy tự hào về bộ xét nghiệm nội địa nầy. Tháng 3/2021, Việt Á đã được Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhưng tuyên bố chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc WHO chấp nhận bộ xét nghiệm của Việt Á là tin giả - WHO chưa bao giờ công nhận bộ xét nghiệm của Việt Á. Những nghi ngờ về tuyên bố này đã lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 5 năm 2020, nhưng các nghi ngờ nầy bị cho là tin giả.
Có nhiều câu hỏi về quyền sở hữu, hoạt động và lũng đoạn của Việt Á.[1] Trong khi Giám đốc điều hành và các cộng sự được nêu tên chỉ sở hữu 20% công ty, 80% quyền sở hữu cổ phần của công ty vẫn chưa được công khai. Việt Á sở hữu 30% Vinbiocare, một công ty con kinh doanh các sản phẩm sức khỏe vừa được thành lập bởi tập đoàn tư nhân lớn nhất nước Vingroup. Tổng giám đốc của Việt Á đã từng là Tổng giám đốc của Vinbiocare, và Vingroup đã mua lại cổ phần của Việt Á tại Vinbiocare chỉ 4 tháng trước khi vụ bê bối bộ xét nghiệm Việt Á bị phanh phui công khai.

Việc bắt giữ và khởi tố ba quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng hàng loạt quan chức địa phương ở Nghệ An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác mới chỉ là bước khởi đầu.