Translate

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

“THÁNH RẮC HÀNH” VÀ “THÁNH GÁC CHÂN”

Dù sống ở thế giới hiện đại, nhưng một dân tộc thiếu thông minh tới nỗi bằng mọi cách đưa bọn tiện dân ngồi lên đầu mình. Đám nông dân này chẳng từ một thủ đoạn xấu xa nào. Nếu đám quý tộc làm một điều ác thì những quý tộc khác sẽ lên án và trừng phạt họ bằng luật pháp mà không ai dám can thiệp....
Thì đám khố rách áo ôm lại thông đồng với nhau để làm sao pháp luật chỉ là công cụ để chúng thao túng quyền lực và lợi ích. “Chúng sẽ biến những điều xấu xa thành một hệ giá trị” ( Lâm Thái Phạm )Thật.  .

“THÁNH RẮC HÀNH” VÀ “THÁNH GÁC CHÂN”
--------------
Buồn cười quá, cư dân mạng đang ồn ào hai câu chuyện về “Thánh rắc hành” và “Thánh gác chân” ở Đà Nẵng và ở ĐắK Nông.
Ông ở Đà Nẵng tự xưng mình là “Thánh rắc hành”- chủ quán bún bò “Ba Cô Gái”- đưa lên fb clip ông bắt chước động tác “Thánh rắc muối” Nusret Gokce biệt danh Salt Bae ở London (Anh) khi biểu diễn món “bò dát vàng”. Từ động tác bê bát bún bò đến rắc hành… nhất cử nhất động 😃
Và thế là ông bị cơ quan chức năng ở Đà Nẵng gửi giấy triệu tập, nhưng ông nhất định đòi làm rõ nội dung của việc triệu tập. Chuyện chỉ có thế.
Xem ra ông có lý. Xưa nay, không biết luật pháp có quy định, bắt chước hành vi người khác là vi phạm pháp luật không? Nếu vậy cơ quan chức năng Đà Nẵng nên mời Đài Truyền hình VN, cả ekip chương trình Gala cuối năm với các Táo Giao thông, Giáo dục, Y tế, Kinh tế… chuyên “bắt chước” các bộ trưởng GT, GD, YT, KT… mà hỏi tội vì họ còn dám đưa lên sân khấu truyền hình cả nước những bi hài của các ngành này cho dân cười nghiêng ngả, thư giãn sau một năm lao động mệt nhọc, chứ không chỉ biểu diễn trong một quán bún bò, với động cơ … kéo khách đến ăn nhiều hơn, kiếm xiền nhiều hơn- mục đích của bất cứ nhà hàng kinh doanh nào.
Còn ông ở Đắk Nông, là Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đắk R'lấp thì mình xin tôn ông lên là “Thánh gác chân”.
Bởi ông này, trong lời tự thú, thành thật nhận rằng ông có thói quen chuyên gác chân lên bàn làm việc (nhưng chỉ những lúc ngồi một mình trong phòng). Không may cho ông, kẻ nào đó quay lén, chụp lén đưa lên mạng. Và thế là ông bị đình chỉ công tác 15 ngày.
Đã đành, việc ngồi gác chân lên bàn như ông là rất không đẹp mắt, thuộc về phong cách văn hóa nơi công sở. Nhưng ông này chỉ bản năng thoải mái khi ở một mình trong phòng làm việc? Dù đó là hành vi không đẹp, thì chỉ đáng nhắc nhở trong nội bộ, có đáng làm to chuyện như vậy không?
Hay kẻ nào đó làm một việc đê tiện là quay lén, chụp lén rồi tung ra là đáng khen thưởng? Công sở, cơ quan nào cũng luôn có những kẻ tiểu nhân, bần tiện hay GATO và làm hại người khác. Chả lẽ nhân vụ việc này cấp trên của “Thánh gác chân” lại muốn khuyến khích những thói xấu hại người, dìm người kiểu đó?
Đời sống XH luôn có những bi hài, những nụ cười và nước mắt. Việc quá nhạy cảm trong suy luận “chính trị”, hay xử lý cứng nhắc liên quan đến xâm phạm tự do cá nhân, liên quan đến tác phong công sở, ở góc độ nào đó, đòi hỏi sự tỉnh táo, khôn ngoan và hiểu biết sâu sắc pháp luật, quản trị XH của những người thừa hành công vụ.
Chứ nếu xử lý như hai vụ việc “Thánh rắc hành” và “Thánh gác chân” kiểu này, chắc chắn các Thánh đều không “tâm phục, khẩu phục”, mà đông đảo Thần dân trong XH cũng cho là… trí mỏng, nông cạn, là việc bé xé ra to, không đáng và vô lý.
Thánh thì ấm ức mà Thần dân thì cười mũi!

Không có nhận xét nào: