Translate

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

ALEXANDRE YERSIN

 (22/9/1863 - 1/3/1943)

Là bác sĩ y khoa,nhà vi khuẩn học,nhà khoa học,nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sỹ
* 1 số lượm lặt về ông :
🌹 Là người đầu tiên mang cao su,cà phê,cà chua về trồng tại VN.
🌹 Người sáng lập và hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Y Hà Nội hiện nay,ngoài ra ông còn sáng lập ra 4 viện Pasteur lớn của VN chuyên nghiên cứu về sinh học,vi sinh vật,dịch bệnh và các loại vacxin đó là Viện Pasteur HCM ( 1891),Nha Trang (1895),Hà Nội (1920)và Đà Lạt(1936)
🌹 Thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu,nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh chữa bệnh dịch hạch.
🌹 Sau chuyến "phượt" 2N2Đ trèo đèo lội suối..ông phát hiện ra Hòn Bà.Tại đây Yersin nghiên cứu về thực vật,động vật,gieo trồng các loại giống,sưu tầm các loại hoa,nuôi chim và xd 1 ngôi nhà gỗ kiểu Thụy Sỹ,cũng nơi đây ông trồng thử nghiệm cây canhkina để sản xuất thuốc kí ninh chữa bệnh sốt rét cho người dân.
🌹 Năm 1891 ông đặt chân đến Nha Trang,yêu mến mảnh đất này ông xd nhà ở xóm Cồn để gắn bó cuộc đời nay là nhà nghỉ 378 bộ công an.
🌹Ông còn nghiên cứu khí tượng,làm máy báo bão để giúp cho ngư dân xóm cồn.
🌹Ông được người dân nơi đây gọi bằng cái tên thân thuộc "Thầy Năm (vì ông chữa bệnh miễn phí cho ng nghèo) hay "Ông Năm" ( gọi theo cấp bậc Đại tá quân Y - hàm có 5 vạch )
🌹Yersin đc trao tặng danh hiệu Bắc Đẩu Bội Tinh - huân chương cao quí nhất nước Pháp.
🌹 Do làm việc,kiếm tiền từ việc trồng cao su đc lợi nhuận,ông mua cổ phiếu từ ngân hàng HSBC và sau này trở thành cổ đông lớn nhất..
🌹 Trong 1 lần viết thư cho mẹ Yersin có nói "... đời mà ko đi thì còn j là đời "
🌹 Ông đặt tên DALAT theo tiếng Latinh : Dat Allis Laetitum Allis Temperriem có nghĩa là "Cho người này niềm vui,cho người kia sự mát lành" 5 chữ cái đầu ghép lại mà thành.
🌹 Trong di chúc ông nói " Tôi muốn đc chôn ở Suối Dầu,hãy chôn tôi nằm úp xuống,đám tang ko huy hoàng,ko điếu văn.." mặc dù vậy những ng dân Nha Trang và xóm cồn thương tiếc ông đã than khóc và đưa tang ông,đoàn ng dài hơn 3 cây số.
🌹Ông đc truy tặng " Công dân VN danh dự " nhân dịp ngày sinh 151 năm.
Ngoài ra còn nhiều câu chuyện khác về ông nữa...
🌹Càng tìm hiểu về ông thì càng ngưỡng mộ con người ( khiêm tốn,giản dị,lịch sự..),tinh thần làm việc,lý tưởng sống,ty thương con người...và sự biết ơn, hơn 50 năm đã cống hiến cho ng dân xóm cồn Nha Trang,VN nói riêng và thế giới nói chung .... .

Xin chọn nơi này làm quê hương
tuankhanh's blog - RFA
Bác sĩ Yersin qua đời ngày 1-3-1943 tại Việt Nam, lúc 79 tuổi. Ngôi mộ của ông nằm ở Suối Dầu, Nha Trang, chung quanh là những hàng cây hoa sứ trắng. Dù là một nơi khuất bóng người, nhưng nơi đây bao giờ cũng có hương khói và hoa thơm, được dân trong vùng chia nhau quét dọn sạch sẽ. Ông Năm – hay là Alexandre Émile Jean Yersin – là một trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam, vì được người dân nhắc, nhớ và kính trọng như một hiền nhân của nước Việt.
Lần ghé thăm và tìm hiểu về ông, dù đã nghe kể nhiều như một huyền thoại, nhưng đến khi chứng kiến, vẫn không khỏi bồi hồi. Sống, tận hiến, yêu thương và lặng lẽ ra đi trong tình nhân loại: Liệu có một nhân vật quyền bính nào hôm nay đủ tư cách để sánh ngang hàng với ông?
Cuộc đời của bác sĩ Yersin gắn liền với việc tránh xa đô thị, quyền chức và đám đông. Đã từng có nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng Yersin mắc chứng agoraphobia (chán sợ đám đông) nên chỉ thích nơi thanh tịnh. Trong tuổi trẻ và nhận thức bước vào đời của ông, người ta thấy được, qua việc ông viết thư cho mẹ khi chọn đến Đông Dương (1890) “Con sẽ không buồn nếu phải rời Paris vì con thấy chán ngấy tuồng diễn, đám thượng lưu làm con kinh tởm, và đời mà không đi thì còn gì gọi là đời”. Theo lời kể của bạn bè, để tránh phải trò chuyện, Yersin thường có một cuốn sổ tay mang tay, khi cần thì lấy ra, giả bộ tập trung ghi chép để tránh né giao tiếp không cần thiết.
Paris lúc ấy là trung tâm văn minh của nhân loại, từ kịch nghệ cho đến hội họa, âm nhạc và cả tiến bộ y khoa. Và Đông Dương lúc ấy, được phương Tây coi là nơi man khai, con người mọi rợ và rừng rú. Quyết định của Yersin gây nhiều xung đột với bạn bè và đồng nghiệp, vì vị trí của chàng trai Yersin lúc ấy ở Paris, cũng đầy hào quang không khác gì bác sĩ Louis Pasteur hay Robert Kock, thế nhưng ra đi, là điều không thể ngăn được Yersin.
Vốn là một người lớn lên ở cao nguyên và núi non Aubonne, Vaud (Thụy Sĩ), đến Đức rồi qua Pháp, bác sĩ Yersin chỉ thấy biển lần đầu tiên vào năm ông 26 tuổi trên một chiếc tàu buồm. Ông say mê biển đến mức viết thư kể lại cho bạn, như một nhà văn. Có lẽ chính vì vậy đến Nha Trang, vùng đất có bờ biển đẹp chạy dài theo những đường ven núi khiến ông không thể rời. Chọn cuộc sống ở đây để nghiên cứu và thám hiểm, bác sĩ Yersin đã nhiều lần quay lại Pháp để mang những dụng cụ thí nghiệm và sách vở. Máy bay đáp ở Sài Gòn, lúc đó để đến được Nha Trang thì ông có lúc phải mất đến tám ngày đường bộ, còn đi tàu thủy từ Pháp thì mất một tháng.
Câu hỏi đặt ra là vì sao một nhà khoa học thuần túy như bác sĩ Yersin lại luôn băng rừng, khám phá mọi thứ ngóc ngách của cao nguyên Lâm Viên, dựng hồn của của Đà Lạt… vào thời buổi cọp beo, thổ phỉ, tù vượt ngục, và đủ các loại bệnh nhiệt đới? Trong sách Yersin: Peste et Choléra, tác giả Patrick Deville phân tích nhân cách của Yersin và một số “đứa trẻ mồ côi cha” khác, cùng thời với ông như Roux (nhà khoa học), Haffkine (nhà khoa học) hay Rimbaud (nhà thơ), Doumer (nhà chính trị). Theo ông Patrick Deville, hoàn cảnh mồ côi cha là nguyên nhân chính biến những đứa trẻ lớn lên, hay trở thành những kẻ liều lĩnh, phiêu lưu, ham chinh phục.
Nhiều năm sau, khi quay lại Pháp để dự khánh thành Viện Pasteur, bác sĩ Yersin bị mẹ chất vấn liên tục về việc ở lì tại Việt Nam, ông chỉ trả lời đơn giản rằng “Vì nơi đó, con được thấy biển”.
Không phải khởi đầu, một tên da trắng và bị nhìn như một “tay sai thực dân” có thể gây được cảm tình với dân Việt Nam, và cả dân thiểu số. Những ngày khởi đầu khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân, ông bị lấy cắp tiền hoặc đồ vật. Trong thư gửi mẹ mình, Yersin viết rằng “Bệnh nhân An Nam từ khắp nơi đổ về đây, những lúc con không đi chơi đâu đó. Nói cho đúng, họ lợi dụng hiểu biết khoa học của con, nhất là những lúc để trả tiền cho con, họ lại thân ái đánh cắp ví của con. Nhưng biết làm sao bây giờ, trong óc họ, ăn cắp tiền của một người Pháp là một hành động tốt. Vả lại, người Pháp đến xứ Đông Dương này để làm gì đây, nếu không phải là ăn cắp của người An Nam?".
Không lâu sau đó, người dân Việt coi ông như một vị thánh. Sự nhân ái, vị tha và thấu hiểu của ông khiến “ông Năm” trở thành một người Việt đặc biệt, luôn được kính trọng.
Chắc có lẽ không cần viết về những công lao khoa học và sự kính trọng mà bác sĩ Yersin đã dựng nên trong suốt cuộc đời mình, thế giới và cả Việt Nam đã ghi lại đủ. Điều cần biết là ở Sài Gòn, miền Nam Việt Nam, trước đời đệ nhất Cộng hòa (tháng 3-1955), hầu hết các tên đường mang tên các quan chức Pháp đều bị loại bỏ, chỉ có 4 người nước ngoài được giữ lại để vinh danh, trong đó là 3 vị bác sĩ, nhà khoa học Yersin (1863-1943), Calmette (1863 – 1933) và Pasteur (1822 – 1895), và một học giả, linh mục truyền đạo Alexandre de Rhodes (1591-1660). Sau tháng 4-1975, các tên đường Mỹ - Pháp… bị coi là tàn dư của văn hóa đồi trụy nên bị đổi đi. Chẳng hạn như đường Alexandre de Rhodes bị đổi thành Thái Văn Lung, đường Pasteur bị đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai (đổi từ ngày 14-8-1975, do Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Đến lễ 2-9-1991, UBND TP xác nhận đây là tên ân nhân của nhân loại, nên lấy lại Pasteur như cũ).
Điều cuối cùng về bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin, là di chúc để lại, ông muốn được chôn nằm sấp xuống đất để được áp mặt vào nơi chốn ông đã chọn nơi này làm quê hương. Dẫu không là một người Việt nhưng ông sống và yêu nơi chốn này hơn cả mọi khoa trương lý tưởng “Giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác”, di chúc ghi. Và đáng kính trọng, ông ra đi như một người Việt Nam vĩ đại, không cần lăng to, đất rộng làm nhà mồ, không cần ai phải gọi tên hay tung hô mình như lãnh tụ. Thậm chí, nơi yên nghỉ với tính cách giản dị ông, có lẽ cũng không mong được trở thành di tích văn hóa.
----
Tham khảo tư liệu từ :
Yersin: Peste et Choléra của Patrick Deville, bản dịch của Đặng Thế Linh, NXB Trẻ
Docteur Nam của Eslisabeth du Closel, bản dịch Việt ngữ của Lê Trọng Sâm, NXB Trẻ.
Địa chí Văn hóa TP.HCM (1698 - 2018), NXB Tổng hợp TPHCM.
Calmette: là người đã phát triển thành công vaccine phòng bệnh chó dại, đậu mùa và bệnh lao. Ông cũng là một trong những người đã mở ra viện Pasteur tại Sài Gòn - nơi có đóng góp không nhỏ vào kho tàng nghiên cứu y học của thế giới.
Yersin: người đã nghiên cứu về độc tố bệnh bạch hầu, và cũng là một trong những người đầu tiên sáng lập ra viện Pasteur - Sài Gòn.
Pasteur: người khai sáng ngành nghiên cứu vi sinh vật học, là người đã sáng chế ra thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Viện Pasteur cũng được thành lập dựa trên ý tưởng của ông.
Alexandre de Rhodes: nhà truyền giáo, một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Người ta lấy tên ông để đặt cho con đường nhằm vinh danh đóng góp quan trọng của ông trong việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam.
Robert Koch (1843-1920): nhà khoa học người Đức, tìm ra vi khuẩn than, trực khuẩn lao và vi khuẩn dịch tả.
tuankhanh's blog.
Đầu năm 1943, ông đau nặng. Sáng sớm ngày 1/3, ông bảo người hầu già nâng ông ngồi dậy, nhìn ra biển Đông, rồi nhắm mắt, bình thản ra đi ở tuổi 80 mà không có người thân nào bên cạnh. Ông để lại chúc thư, dặn hãy chôn cất ông ở Nha Trang để mãi được gần gũi những người ông yêu mến.
Cả xóm Cồn hôm ấy và mấy ngày liền sau đó không ai đi biển. Họ khóc như mưa trước cái chết của người ân nhân dành cả cuộc đời cho họ: "Thầy Năm qua đời, từ nay ai giúp đỡ chúng tôi đâu?". Nhà nhà đều bày bàn thờ với tấm hình ông ở nơi trang trọng nhất.
Ngày nay, cứ ngày 1/3 hàng năm, dân chúng trong vùng lại kéo đến viếng mộ ông.
Ông chính là Alexandre Yersin.
Ông là học trò của Luis Pasteur, người tìm ra vaccine. Khi tưởng chừng sắp được giải Nobel Y học tiếp theo về bệnh bạch hầu, ông quyết định ra đi. Ông lên tàu, làm bác sĩ trên tàu, rồi yêu mến mỗi lần tàu cặp bến Nha Trang. Ông chọn nơi đây làm nơi cư ngụ, chữa bệnh tại địa phương và dành những ngày nghỉ đi thám hiểm.
Ngày 21-3-1893, ông tìm ra cao nguyên Lang Biang. Nói cách khác, ông là "cha đẻ" của thành phố Đà Lạt.
Năm 1894, ông tìm ra chuột chính là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Ông mở Viện Pasteur ở Nha Trang để bào chế vaccine giúp người Việt chống lại bệnh này.
Ông sống giản dị trong ngôi nhà gỗ nhỏ, nói tiếng Việt giỏi, ngày đêm có ai nghèo ốm đau ông đều tới chữa miễn phí.
Ông làm những dụng cụ đơn giản để dự báo thời tiết. Khi sắp có bão to, ông treo ngọn đèn rất sáng ở một cột cao ngay trên nóc nhà báo cho dân xóm Cồn biết mà không ra biển.
Ông bỏ tiền riêng thuê kéo ống nước về đặt máy nước nhiều nơi cho dân sử dụng.
Ông dành một tủ sách lớn cho bọn trẻ vào đọc. Ông chia bánh kẹo, dạy chúng thiên văn và dự báo khí tượng.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y Dược Hà Nội.
25 năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu di thực các loài cây ôn đời vào nước ta. Nhờ ông, ta có thêm su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách, súp lơ... Và đặc biệt có thêm cà phê và cao su. >nguon

Không có nhận xét nào: