Translate

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

ĐÀ NẴNG HAY CAM RANH Và con " CoVit - Vũ Hán ??? " ???

Phạm Nguyễn.

.


Trong hình ảnh có thể có: đại dương, ngoài trời và nước
Hàng không mẫu ham. Mỹ ở Ngoài khơi Đà nẵng 05.03.2020. 

K
hi nhắc tới quân cảng chiến lược của Việt Nam, cái tên được nhắc tới nhiều nhất là Cam Ranh. Cam Ranh đi vào địa chính trị của hải quân thế giới nhờ Hạm Đội Mỹ đã đóng quân ở đây trong cuộc chiến Việt Nam (Vietnam War). Sau năm 1975, Liên Xô được thuê cảng Cam Ranh gần như miễn phí vì miền Bắc còn nợ chiến tranh với người anh lớn này. Đầu thập niên 90, Liên Xô tan rã, nước Nga khủng hoảng kinh tế, lại không có nhu cầu quân sự ở Đông Nam Á nên độ chừng 1 thập kỷ sau, họ rút quân ra khỏi Cam Ranh. Từ đó cảng Cam Ranh gần như chìm vào quên lãng.

Năm 1988 Việt Nam mất đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) vào tay Trung Cộng. Nhu cầu bảo vệ quần đảo Trường Sa trở nên cấp bách nên chính quyền Hà Nội âm thầm xây dựng lại cảng Cam Ranh dưới danh nghĩa cảng thương mại, nhưng độ sâu để hàng không mẫu hạm cập bến vẫn còn đó. Và đương nhiên là cần phải nạo vét thường xuyên.
Xin nói thêm là, để chiến hạm có đáy sâu như mẫu hạm vào được bên trong cảng thì phải có thủy lộ riêng. Đây là con đường vô hình với đáy sâu và vùng nước an toàn, gọi là Channel (kênh nước), hai bên có gắn phao báo hiệu và đăng ký độ sâu trên GPS thủy lộ quốc tế. Không có những chi tiết này thì không có chiến hạm nào dám cập cảng, vì nguy cơ mắc cạn còn nguy hiểm hơn nguy cơ cháy nổ. Thử tưởng tượng 1 chiếc hàng không mẫu hạm mà mắc cạn thì làm sao cứu được, làm sao có được 1 lực kéo và lực nâng đủ mạnh trên mặt nước để kéo nó ra ?
Thế mạnh của cảng Cam Ranh chính là độ sâu của kênh nước dẫn vào bờ này, nhưng để bảo trì nó cần phải nạo vét thường xuyên và rất tốn kém. 45 năm là quãng thời gian khá dài. Chừng nào sóng còn xô bờ thì bờ còn bị bồi đắp làm con nước ngày càng nông.
Nếu ai coi video cảnh mẫu hạm Roosevelt cập cảng Đà Nẵng thì sẽ thấy ít nhất 3 chiếc tàu kéo, dù tàu không hề vào bến cảng mà thả neo ngoài khơi. Để giữ cho tàu đi đúng con thủy lộ thì thường là có tàu kéo và đẩy 2 bên chứ không chạy rô-đa vào. Hai mẫu hạm Carl Vinson và Roosevelt đều thả neo ngoài khơi Đà Nẵng.
Dù thế mạnh của Cam Ranh là độ sâu thì mẫu hạm của Mỹ cũng sẽ không cập bến mà chỉ thả neo ngoài khơi. Một trong những lý do là vấn đề kỹ thuật. Khi nào cập bến thì phải tắt máy mới an toàn, mà tàu thủy thì không có thắng lại dễ bị lực đẩy của nước, sóng và thủy triều làm di chuyển tàu. Cần bờ kè vững chắc và nhiều dịch vụ hậu cần có sẵn để tàu có thể ra khơi trong trường hợp khẩn cấp. Và nếu tắt máy phát điện trên tàu thì Việt Nam không có được nguồn điện cao thế và mạnh trên bờ để phục vụ thành phố di động với nhiều máy móc tối tân như vậy. Trên thế giới này vẫn còn rất hiếm, nếu không nói là không có quốc gia nào có dịch vụ điện năng thay thế điện nguyên tử trên hàng không mẫu hạm của Mỹ. Ngoại lệ có thể là nước Pháp vì mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp cũng chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nói vậy để thấy là lợi thế cạnh tranh của Cam Ranh chỉ là trên lý thuyết. Trong thế trận đối mặt với Trung Cộng ở Biển Đông thì quân cảng Đà Nẵng mới là lợi thế thực sự. Vì sao ?
Đà Nẵng chỉ cách Hoàng Sa có 238 dặm, cách căn cứ Hải Quân Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam chỉ có 268 dặm. Từ Đà Nẵng có thể vừa bảo vệ Hoàng Sa vừa có thế tấn công Hải Nam bằng tiêm kích SU-35. Chiếc SU-35 có tầm hoạt động là 2200 dặm dựa theo thể tích bình xăng, và có thể lên tới 2800 dặm với 2 bình xăng phụ. Tức là tiêm kích của Việt Nam có thể vừa tấn công Hoàng Sa và Hải Nam trong vòng vài giờ.
Ngày xưa Mỹ đóng quân ở phía Nam Vĩ Tuyến 17 thì đương nhiên vị thế của Cam Ranh tốt hơn Đà Nẵng vì Đà Nẵng chỉ cách Quảng Trị có 96 dặm nên dễ trở hành mục tiêu không kích của quân đội Bắc Việt. Giờ đây nước Việt thống nhất so với Trung Cộng thì Đà Nẵng mới là địa điểm chiến lược về Hải Quân.
Không phải ngẫu nhiên mà cả 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ đều ghé Đà Nẵng mà không phải là Cam Ranh. Và không phải ngẫu nhiên mà Trung Cộng đặt lãnh sự quán ở Đà Nẵng và dân Trung Quốc ùn ùn vào Đà Nẵng nhiều như vậy.
Địa chiến lược của Đà Nẵng đã thay đổi. Cam Ranh chỉ còn là huyền thoại. Phải chăng đó là lý do Đà Nẵng là điểm nóng của con virus Vũ Hán ngày nay khi tuyên giáo Hà Nội đổi giọng thân Mỹ ???

Không có nhận xét nào: