Translate

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

VIỆT NAM SẼ GỒNG, GỒNG NỮA, GỒNG MÃI?

Theo dõi VN, ngay từ đầu thấy rằng, Việt Nam chỉ đạo khá sát sao, và có chút ít hiệu quả. Tuy nhiên tâm lý thành tích đã không tránh khỏi: Một số tỉnh tuyên bố hết dịch. Ngay người cầm chịch vụ này cũng hy vọng "một tuần nữa nếu không phát hiện có người + tính, VN có thể tuyên bố hết dich". Sự thái quá trong cách đưa tin, tuyên truyền rầm rộ của báo chí VN ngay lập tức gây hiệu ứng bất ngờ. Người Việt, người nước ngoài đi du lịch ùn ùn kéo về VN, chưa kể "chuyến bay định mệnh- VN 54" đưa đoàn người Việt du hí, công tác trở về có người + tính với căn bệnh này.
Sự vô ý thức với cộng đồng của người Việt, cả quan chức, khiến em covid- 19 có đất sinh sôi nảy nở. Và trong tuần tới, rất có thể là "đỉnh dịch".
Tâm bằng khen nào cũng có hai mặt là vậy



Bài trước mình đã viết về 2 phương pháp dập dịch kiểu Tây (đại diện là Anh) và kiểu VN (hay TQ). Thực ra vẫn còn kiểu lai lai nữa, như ở Hàn Quốc hay Mỹ. Tức là xét nghiệm thật nhiều để phát hiện người nhiễm virus rồi cách ly và điều trị tại bệnh viện. Không có cách ly tập trung hay phong tỏa là kiểu Hàn Quốc. Mỹ thì có “hạn chế giao tiếp” (dịch sát nghĩa hơn là tạo khoảng cách xã hội – social distancing).
Lưu ý là bọn Tây không dùng khái niệm cách ly (quarantine), vì khái niệm này mang tính cưỡng bức, áp đặt. Họ dùng khái niệm social distancing hoặc more social distancing (hạn chế giao tiếp chặt chẽ hơn), như Pháp, Ý đang dùng, bản chất cũng gần như phong tỏa cả nước, có lính canh, nhưng không có hình ảnh cảnh sát đi bắt người bệnh như bắt chó dại, bắt cướp như ở Vũ Hán. Người dân chỉ cần ở yên trong nhà là được nhưng không cấm… biểu tình!
Các nước dân chủ không thể có cưỡng bức cách ly tập trung, kể cả những ca nghi nhiễm F1, như ở VN. Hàn Quốc đang là 1 nước kiểu mẫu trong dập dịch, nhưng vẫn có sai lầm (họ tự nhận thấy) ở chỗ là đã ồ ạt cách ly những ca dương tính dẫn đến BV quá tải. Trong khi đó, các nước dân chủ hơn như Anh và Tây Âu thì khuyến cáo những người bị nhẹ có thể tự điều trị và cách ly tại gia để giảm tải cho hệ thống y tế, thậm chí việc xét nghiệm cũng cần hạn chế, chỉ khi triệu chứng đã rõ ràng.
Nếu có kiến thức về khoa học chính trị thì có thể thấy cách dập dịch ở mỗi nước nó phản ánh trọn vẹn thể chế chính trị ở nước đó. Anh là cái nôi của dân chủ và là nước có mặt bằng dân trí cao nhất, thì chọn cách dân chủ nhất, thiên về khuyến cáo người dân. TQ và VN là hai nước cộng sản thì dùng cách áp đặt nhất, cưỡng bức nhất. Còn Hàn Quốc thì tuy cũng dân chủ, nhưng vẫn vẫn hơi áp đặt khi nhét tất cả các ca dương tính vào BV, vì Hàn quốc là nước dân chủ non trẻ. Singapore cũng có cách làm gần giống Hàn Quốc. Đó là giải pháp nằm giữa cách của VN và Anh.
Cứ hiểu dịch Covid-19 như một cơn lũ tràn đến thì VN chọn cách đắp đê, Anh chọn cách sống chung với lũ và Hàn Quốc cũng đắp đê nhỏ kết hợp phân lũ để giảm tải. Cho đến hiện tại, có vẻ như cách của Hàn Quốc đang được ca ngợi nhất vì ít người chết nhất.
Bọn Tây đưa ra khái niệm flatten the curve (làm phẳng đường cong). Có nghĩa là biểu đồ phản ánh thiệt hại do dịch là một đường cong hàm mũ (tăng theo cấp lũy thừa) thì đường cong càng có độ dốc lớn thì thiệt hại càng nặng và tức thời. Làm phẳng đường cong là làm sao để đỉnh đường cong là thấp nhất, dù có thể chấp nhận thiệt hại kéo dài.
Để dễ hiểu, có thể giải thích bằng việc chống lũ ở miền Trung và miền Bắc so với miền Nam. Ở miền Bắc, người ta đắp đê rất cao. Nếu lũ không mạnh quá, thì không sao hết. Nhưng khi đê vỡ thì toang, thiệt hại sẽ cực nặng, có nghĩa là đỉnh đường cong thiệt hại sẽ rất cao.
Còn miền Tây không đắp đê, chấp nhận sống chung với lũ, nước cứ tràn đi khắp cả đồng bằng, nên mỗi nơi thiệt hại một ít trên diện rộng. Có nghĩa là đỉnh đường cong thấp hay nói cách khác là đã làm (gần như) phẳng đường cong. Làm phẳng như vậy sẽ tạo nên “hệ miễn dịch” với lũ cho người dân. Tức là dân đều biết bơi, biết làm nhà chống lũ, biết leo lên chỗ cao để tránh ngập nước… Tất nhiên một số người già yếu, trẻ con không biết bơi thì vẫn chết. Năm sau lũ về, dân cũng chả xoắn, vì quen rồi. Trong khi lũ về là ác mộng ở miền Bắc và Trung.
Nhưng không thể dùng cách chống lũ của miền Nam cho miền Bắc và ngược lại, do hoàn cảnh địa lý khác nhau. Tức là VN chọn cách đắp đê ở giai đoạn vừa rồi cũng là hợp lý.
Sau khi tìm hiểu kỹ cả mấy cách chống dịch nêu trên, mình thấy cách nào thì cuối cùng cũng đều toang cả. Cuối cùng thì kiểu gì cũng sẽ phải cách ly TP hay more social distancing. Cách đắp đê thì chỉ làm trì hoãn thời điểm bùng phát dịch, chứ kiểu gì đê cũng vỡ. TQ gồng khỏe hơn VN thì TQ cũng vỡ rồi. VN thì sắp vỡ, dự là cuối tháng này cho đến giữa tháng Tư. Mình không dám chắc là thiệt hại cỡ nào, nhưng kịch bản phong tỏa TP hay tối thiểu là bán phong tỏa là phải đặt ra. HN đã tính đến rồi.
Nếu có đắp đê thì khi đê vỡ thì tình trạng cũng chả khác gì “lây nhiễm cộng đồng (bầy đàn)” kiểu Anh, nhưng thiệt hại sẽ nặng hơn cách sống chung với lũ kiểu Anh là do người dân không sẵn sàng cho việc bị ngập nước, chết đuối nhiều và bị trôi sạch cả tài sản.
Như vậy, VN phải tính đến đấu pháp thứ 2, khi đê vỡ, ngay từ bây giờ, khi chưa vỡ đê. Không thể cứ hò reo đánh trống hộ đê, toàn dân đi gánh bao cát để vá các khe nứt và đắp đê cao thêm. Nên nhớ là cơn lũ này vô hình, chả ai thấy nó thế nào, chỉ cảm nhận được nó thông qua thiệt hại do nó gây ra.
Đấu pháp đó là gì?
Phải học theo người Anh thôi, vì đâu còn cách nào khác. Tức là Tuyên giáo phải tuyên truyền, hướng dẫn người dân từ bây giờ về phương pháp tự cách ly, tự điều trị khi bệnh còn nhẹ, tại gia. Người bệnh nhẹ cần sẵn sàng chấp nhận ở nhà, để nhường cơ sở y tế cho người già yếu. Vì khi toang thì số ca dương tính tăng đột biến, dân thì hoảng loạn, vì quen thủ dâm ngạo nghễ rồi, ai cũng muốn chiếm một chỗ ở bệnh viện, đòi máy thở. Thì vỡ trận ngay lập tức. Sẽ không kịp xây BV dã chiến mà ngay cả quan tài cũng chả có mà mua.
Hơn nữa, nếu cứ gồng mãi thì nền kinh tế sẽ kiệt quệ nhanh chóng. Vì đắp đê kiểu gì chả tốn, cộng thêm cứ ai mắc dịch là đến BV nằm, sẽ khiến nhiều người bệnh khác bị chết oan do thiếu chỗ chữa bệnh.
VN đang làm kiểu nhà nghèo mà chơi hoang, đốt tiền như vàng mã. Tây nó chống dịch còn tặng tiền cho dân tiêu chơi. Còn VN chống dịch thì xin tiền dân y như hồi tuần lễ vàng năm ’46. Ngay cả ở TQ, họ không khuyến khích Hoa kiều về nước và khi về nước thì phải cách ly và tự trả tiền (VTV vừa đưa tin tối nay). VN thì cho bò đỏ thủ dâm ngạo nghễ để câu đồng bào về đem theo dịch trong khi chả giải quyết được vấn đề sức khỏe cho chính họ (đa số họ là người trẻ, khỏe), lại tốn thêm tiền đi lại và cách ly.
Ngay cả TQ, là khuôn mẫu chống dịch của VN, cũng không thấy kêu gọi dân góp tiền cho CP chống dịch.
Nhưng cho đến hôm nay, CP vẫn cứ gồng tiếp, họ sẽ gồng cho đến khi còn xin được tiền của dân, đủ để đốt. Mình cho rằng VN hi vọng là chỉ cần gồng đến hè, tức là khoảng tháng 5 và CP tự tin với kinh nghiệm chống dịch SARS. Nhưng mình e rằng CP đã nhầm, khi thực tế là Singapore và Malaysia vẫn chưa hết dịch dù nóng ngang mùa hè của VN. Đó là do máy lạnh.
VN bây giờ khác với thời của dịch SARS, do có nhiều cao ốc văn phòng, đại siêu thị… nơi có điều hòa trung tâm và khí hậu nhân tạo. Virus SARS chỉ lây nhiễm sau khi bệnh nhân đã có triệu chứng, nên dễ phát hiện. SARS-CoV-2 lây nhiễm âm thầm hơn, nên khó phát hiện, virus cũng sống lâu hơn trên vật trung gian.
Trước đây mình nghĩ là VN sẽ hết dịch vào tháng 5. Nhưng bây giờ lại nghĩ lại. Hè đến thì dịch sẽ không bùng phát nhưng sẽ vẫn lai rai kiểu lúc nào cũng có cỡ một vài trăm ca dương tính hoặc tạm ngưng rồi lại lại quay lại kiểu chiến tranh du kích. Đánh nhau với du kích thì phải tiết kiệm vì đó là cuộc chiến tiêu hao. VN lẽ ra rất có kinh nghiệm.
Nếu VN cứ gồng mãi như bây giờ thì dân không chết vì virus thì sẽ chết vì đói. Lúc đó hậu quả xã hội còn ghê gớm hơn nhiều cho chế độ.
—–
Bổ sung sau khi đọc một số comments:
Một số người không tìm hiểu kỹ về cách chống lũ của 2 miền nên bảo không giống. Stt không thể dài để diễn giải cho các bạn thấy được.
Ở miền Tây, người ta sống chung với lũ không có nghĩa là kệ mẹ nước chảy trôi hết mọi thứ mà rõ ràng là có phản ứng bằng cách làm nhà nổi chống lũ, tự chạy lên chỗ cao, sống trên thuyền, thay đổi cách sinh hoạt. Vì thế mà thiệt hại không hề lớn. Tức là flatten the curve.
Người Anh cũng không hề để dịch lan tự do và mặc kệ nó. Họ vẫn bảo vệ và chạy chữa cho nhóm yếu thế, vẫn chủ động tự cách ly, tự điều trị tại gia với người khỏe, thế là sống chung với lũ chứ không phải bỏ mặc lũ hoành hành.
Thực tế là miền Tây KHÔNG THỂ đắp đê vì kênh rạch quá nhiều. Cũng như Anh không thể cách ly cưỡng bức hay đóng biên từ sớm, nên không có cách gì chặn dịch như VN. Nên họ chọn cách miễn dịch cộng đồng sau đó là social distancing- hạn chế giao tiếp xã hội.
Còn cách chống lũ của miền Bắc, đừng tưởng là chỉ có đắp đê mà có cả phá đê. Người ta phá đê để phân lũ khi 1 số vùng bị nước uy hiếp. Có nghĩa là chấp nhận để lũ tràn vào 1 số vùng ít quan trọng, để cứu vùng khác quan trọng hơn.
Áp dụng vào chống dịch là vẫn có thể cách ly nhóm nguy cơ lây nhiễm cao là F0, nhưng với F1 thì sàng lọc những người có điều kiện cách ly tại gia thì cho cách ly tại gia. Tức là chấp nhận tự đục thủng con đê ở chỗ ít rủi ro để giải tỏa áp lực ở chỗ khác. Đó là cách mà CP có thể sẽ phải làm trong thời gian tới.
(Theo Tiếng Dân và Fb Dương Quốc Chính)

Không có nhận xét nào: