Translate

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

CÔNG AN OAN

Trong vốn từ tiếng Việt, từ “dân oan” có lâu rồi, nhưng ít được dùng, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong văn học hiện thực phê phán thời Pháp cai trị. Dân oan hồi đó hiếm lắm, mặc dù người cách mạng tố bọn Pháp rất tàn ác. Dân oan trong đời thực ở xứ này chỉ phổ biến khi chế độ mới vì dân nhưng không vì dân, đại trà nhất là sinh ra từ những vụ cướp đất theo luật đất đai sở hữu toàn dân.

Bây giờ dân oan không đơn độc nữa, bởi có cả công an oan. Biết đâu rồi có ngày sinh thêm cán bộ oan, đảng viên oan, trung ương oan…(Nguyễn Thông)
KD: Từ hôm qua đến nay trên mạng chỉ ồn ào vụ về công an, trong đó có vụ này. Mình không biết bình sao cho xác đáng trước những dư luận của cả hai phía, phía ủng hộ, chia sẻ, và phía chỉ trích CA- khi họ mặc áo nhân viên công vụ trấn áp dân biểu tình khiếu kiện đất đai. Xét cho cùng, thì dân hay công an cũng đều vì miếng cơm manh áo. Khi CA họ tuân lệnh cấp trên chỉ đạo- dùng dùi cui trấn áp đồng bào mình, hay khi giăng biểu ngữ phản đối quyền lợi đất đai của mình bị xâm phạm
Ở phương diện nào cái lẽ thường tình này nó cũng đầy cay đắng. Miếng cơm manh áo của người dân, hay của người CA cũng đầy cay đắng!
Sự cay đắng đó, cái gốc là gì?
Là chính ở Điều 1, Luật Sở hữu Đất đai- khi đưa ra khái niệm mù mờ- Đất đai là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân mà dân khiếu kiện chiếm tới 70% những vụ kiện tụng lên cấp cao.
Là chính Pháp luật không thượng tôn, không độc lập để làm đúng bổn phận của mình, hoặc được”cầm tay chỉ việc”, hoặc “bị bịt mắt vì mải đếm tiền”- (câu này mình viết trong một bài viết trên Tuần VN cách đây nhiều năm)
Dân gian có câu: Sai một li, đi một dặm. Cả dân tộc này, đang phải “đi” trên cái dặm ấy mà không biết bao giờ mới tới …. thiên đường XHCN? 😦 😦 😦
Hạt gạo Việt Nam, giống gạo ST mới đây được công nhận ngon nhất thế giới- nghe tin mình thấy vui, và công nhận gạo VN nhiều loại gạo ngon thật
Hạt gạo ngon nhất thế giới, vậy mà sao bát cơm của người dân, nay là của những người CA huyện Đông Anh đầy cay đắng???
Để bạn đọc hiểu rõ nội tình vụ việc, xin đọc tiếp bài dưới đây của Fbker Lê Nguyễn Hương Trà
—————
XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ

Tôi là người dễ mủi lòng. Khi các anh chị công an nhưng là đồng nghiệp ở báo Công an đòi nhà suốt 10 năm không được dù đã đóng đủ tiền tỉ; rồi lại cả chục cán bộ chiến sĩ công an huyện Đông Anh (quê cụ chủ tịch nước) hôm qua cực chẳng đã phải ra đường căng biểu ngữ đòi nhà sau 17 năm trời bị lừa đảo, tự dưng tôi thấy thương họ, như thương mọi dân oan khác ở xứ này.
Nói như nhà thơ Dương Tường, tôi đứng về phe nước mắt, bất kể họ có còn đảng còn mình hay không.
Trong vốn từ tiếng Việt, từ “dân oan” có lâu rồi, nhưng ít được dùng, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong văn học hiện thực phê phán thời Pháp cai trị. Dân oan hồi đó hiếm lắm, mặc dù người cách mạng tố bọn Pháp rất tàn ác. Dân oan trong đời thực ở xứ này chỉ phổ biến khi chế độ mới vì dân nhưng không vì dân, đại trà nhất là sinh ra từ những vụ cướp đất theo luật đất đai sở hữu toàn dân.
Bây giờ dân oan không đơn độc nữa, bởi có cả công an oan. Biết đâu rồi có ngày sinh thêm cán bộ oan, đảng viên oan, trung ương oan…
Vụ “công an oan” Đông Anh làm tôi nhớ tới ông anh Phạm Chuyên kính mến. Khi ông đóng chức trùm phú lít Hà Nội, thành ủy ra lệnh cho ông kéo quân về dẹp dân oan phản đối dự án sân gôn cướp đất ở Đông Anh. Ông thiếu tướng cùng lính tráng tới nơi, ông trực tiếp hỏi dân oan, tìm hiểu ngọn ngành, biết bản chất sự việc, liền hạ lệnh rút quân về hết, quyết không đàn áp dân oan bị mất đất. Cấp dưới có anh thấy vậy thắc mắc, chần chừ, ổng dứt khoát: “về”. Hôm sau họp, người ta trách ông mềm yếu, thiếu lập trường cách mạng, không kiên quyết, dao động ngả nghiêng này nọ, ông chỉ cười trả lời “thua dân không có gì phải xấu hổ cả”. Một câu nói đã trở thành kinh điển, cần được ghi vào sử biên niên. Điều này tôi được nghe chính thiếu tướng Chuyên và đại tá phú lít Đào Lê Bình kể lại.
Cách đây vài tuần (giữa tháng 10), tôi ra Hà Nội, tranh thủ mò tới thăm ông anh. Vẫn khỏe, sắc sảo, đầy tình người. Mấy anh em, có cả anh họa sĩ Trần Lưu Mỹ con giai họa sĩ Trần Lưu Hậu ngồi nhấm nháp chai rượu ngon mà bác chỉ chờ tôi ra mới khui, cùng trò chuyện. Bác công an gốc Thái Bình ấy bảo em ơi, làm nghề chữ nghĩa, ráng giữ cái ngòi bút cho sắc cho sạch nghe em. Quan năm Bình đùa, viết linh tinh chọc ngoáy, nó bắt bây giờ. Bác Chuyên nhìn tôi, chốt lại “liệu có bắt được hết nhân dân không”, rất tỉnh.
Đọc tiếp: VỀ VIỆC DỰ ÁN XÂY NHÀ Ở CHO CÁN BỌ- CHIẾN SĨ CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG ANH- HÀ NỘI
(fb Lê Nguyễn Hương Trà)

Chuyện là hồi 2002, CA Đông Anh có đơn xin cấp 2,2 ha đất thuộc Trung tâm thương mại Đông Anh để làm dự án xây dựng nhà ở cho các CBCS. Sau đó, Ban chỉ huy CA Đông Anh đã lập “Hội đồng phân phối nhà đất ở” và chọn ra 198 CBCS đủ tiêu chuẩn được phân phối nhà!
Với lý do lấy tiền hỗ trợ, chi trả tiền đền bù GPMB và nộp thuế cho Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình trên đất thuộc dự án, Hội đồng ra quyết định thu của mỗi CBCS 125 triệu đồng!
CA Đông Anh ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng An Thịnh, đơn vị này làm chủ đầu tư và được hưởng 3-5% diện tích đất sử dụng trong dự án và chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho CBCS. Hội đồng lúc đó cũng đã chuyển ngay cho An Thịnh 20 tỉ 600 triệu từ nguồn thu của các CBCS.
Thàng 1/2004, UBND Hà Nội ra quyết định giao 22.090m2 đất tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh để An Thịnh thực hiện dự án. Và, sau đó UBND huyện Đông Anh đã đền bù bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi 2,5 tỉ và hỗ trợ dự án 3 tỉ.
2006 UBND Đông Anh đã bàn giao mặt bằng cho An Thịnh!
***
Nhiều năm qua, các CBCS Đông Anh đã làm đơn tố cáo Hội đồng giao 20 tỉ 600 triệu cho An Thịnh không qua kho bạc Nhà nước, trong khi dự án còn chưa triển khai; tạo điều kiện cho An Thịnh chiếm đoạt đến nay vẫn không giải trình được.
Ngoài ra, còn tố cáo An Thịnh thông đồng với Hội đồng chia lô bán nền 20 suất đặc quyền trong dự án và thu 1 tỉ/suất. An Thịnh còn xây dựng 5 căn nhà cao tầng trên đất dự án và sử dụng làm nhà nghỉ mà không bị gì v.v… Các đơn thư tố cáo đều đã quá thời hạn điều tra giải quyết nhưng vẫn chưa có kết luận!
– Đến 2019 là 17 năm, nhiều cán bộ đã về hưu nhưng nhà – đất chưa có, dự án vẫn đắp chiếu. Các CBCS đã phải bán nhà ở quê, thế chấp tài sản ngân hàng, vay mượn… khiến nợ nần chồng chất. Ngày 11.11 hàng chục CBCS Đông Anh, Tp Hà Nội đã ra đường giăng bảng yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ và giải quyết các vấn đề của dự án!
.
https://kimdunghn.wordpress.com/2019/11/14/cong-an-oan/

Không có nhận xét nào: