Địa tô " Đặc khu " chắc mau tàn.
Bán vé số giàu kém " bán nước "
Chắc theo họ Lã. Mua bán quan ?
Báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, năm 2015, lợi nhuận chưa phân phối của Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) âm 478 tỷ đồng, nợ phải trả vượt 100.000 tỷ đồng, vượt 2,6 lần vốn chủ sở hữu; hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ cũng như các công ty thành viên khá “bết bát” (Xem thêm loạt bài trên Báo Giao thông từ số 45 đến số 48). Vì sao lại như vậy? Báo Giao thông đã trò chuyện với TS. Nguyễn Thành Sơn, người đã từng trải qua nhiều vị trí quan trọng của ngành than.
Chi phí khai thác than Việt Nam cao hơn thế giới 20%
Theo quy hoạch ngành than mới đây, chi phí khai thác được dự tính lên tới 65-75 USD/tấn, trong khi giá than nhập khẩu hiện nay chỉ khoảng 60 USD/tấn. Vì sao chi phí khai thác than của Việt Nam lại cao như vậy, thưa ông?
So với các nước trên thế giới, mỏ địa chất ở Việt Nam có điều kiện cực kỳ phức tạp: Mỏ không lớn, vỉa không dày, điều kiện, thế nằm rất khó khai thác. Sâu hơn 300m so với mặt biển mới có thể khai thác được. Ngay cả mỏ lộ thiên, bình quân thế giới chỉ cần bóc 4-5m3 đất là lấy được 1 tấn than, còn ở Việt Nam phải bóc 10-15m3 đất. Bên cạnh đó, có thể nói, trình độ quản lý yếu kém của ngành than làm chi phí sản xuất của than đội lên.
Giá nhập than của thế giới về Việt Nam quy ra nhiệt năng (đơn vị tính theo triệu PTU) là 2,6 USD/triệu PTU (giá CIF - đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập). Trong khi đó, giá bán than FOB (chưa bao gồm phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập) đã 2,9 USD/triệu PTU, cao hơn trên 10%. Nếu cộng thêm chi phí bảo hiểm, vận tải ít nhất 10% nữa, giá than Việt Nam cao hơn thế giới trung bình 20%.
Giữ vị thế độc quyền quản lý, khai thác nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia, đâu là lý do khiến ngành than, cứ múc than lên đến đâu để bán là cầm chắc lỗ tới đó như vậy?
Thiết bị mỏ của Việt Nam hiện nay 99% nhập Trung Quốc, tuổi thọ thấp, hay phải sửa chữa, làm tăng chi phí giá thành. Ví dụ như răng gầu máy xúc cho mỏ lộ thiên, nếu mua thiết bị của Đức, Nga có thể xúc được hàng trăm nghìn m3 đất chưa phải thay. Nhưng cũng thiết bị đó của Trung Quốc, tuy giá rẻ hơn nhưng chỉ được vài chục nghìn m3 là phải thay. Chưa kể, quản trị lỏng lẻo cũng khiến chi phí đầu vào có thể “đội” lên vô tội vạ. Tôi nhớ, từ thời tôi còn làm việc ở TKV đã có tình trạng, cùng một loại xe ô tô con trang bị cho lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng mua cho ông ở đầu Hòn Gai và Cẩm Phả chênh lệch nhau 800 triệu đồng. Như vậy, tiết kiệm chi phí làm sao nổi!
Tỷ lệ thất thoát trong ngành than cũng rất lớn. Ngoài những lý do khách quan về điều kiện khai thác như đã đề cập, theo ông còn nguyên nhân chủ quan nào?
Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng là do ngành than ngày càng buông lỏng quản lý chất lượng sản phẩm.
.
.
"Vai trò, vị trí của TKV cũng phải đánh giá lại. Tức là muốn tham gia vào các cân đối lớn của Chính phủ, bản thân tập đoàn phải mạnh. Muốn vậy, phải có sức cạnh tranh cao, từ đó, mới có hiệu quả kinh tế, xã hội, mới đảm bảo về môi trường. Trong khi TKV có thời gian còn xin miễn thuế tài nguyên, phí môi trường. Vậy thì anh tồn tại để làm gì?”.
Ông Nguyễn Thành Sơn
|
Quy định hiện hành có tới 70 loại than, thậm chí có năm tới 100 loại than; Nhiệt năng 3.700 kCal/kg, thậm chí 3.000 kCal cũng là than; Độ tro trên 50% cũng là than, như vậy đá cũng là than. Nghĩa là, doanh nghiệp làm ra loại nào cũng được coi là đạt chất lượng, không đạt tiêu chuẩn quốc gia thì đạt tiêu chuẩn ngành, không tiêu chuẩn ngành thì tiêu chuẩn cơ sở.
Than ở Việt Nam đã được hình thành từ hơn 250 triệu năm nay, chất lượng vẫn như vậy, không có gì thay đổi. Nhưng do cách thức quản lý lỏng lẻo như tôi đề cập, sản phẩm nào cũng được nghiệm thu, hạch toán chi phí vô tội vạ, gây thất thoát. Than tốt đáng lẽ bán được giá cao thì bị tuồn ra ngoài, than xấu (có thể trộn đất đá vào) vẫn được nghiệm thu, đương nhiên khi ra thị trường chỉ bán được giá thấp. Do đó, hiệu quả giảm dù chi phí vẫn như vậy.
Mỏ than ở Việt Nam có điều kiện khai thác cực kỳ phức tạp - Ảnh: TKV
|
Giảm quy mô khai thác, tăng nhập khẩu than
Là người nhiều năm gắn bó tâm huyết với ngành than, theo ông, TKV cần làm gì để nâng cao hiệu quả?
Cách thức hạch toán của TKV là tập trung. Do đó, hiệu quả của các đơn vị thành viên phụ thuộc giá khoán của tập đoàn, do tập đoàn quản lý, từ khâu khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, tiêu thụ... Điều này tạo ra một sân chơi không bình đẳng, không thúc đẩy động lực nâng cao hiệu quả của từng mỏ. Đồng thời, dẫn đến cơ chế xin - cho. Ví dụ, mỏ nào khéo giải trình, to mồm kêu là có thể được mua giá cao... Dù có quy định “cứng”, nhưng chỉ cần ưu ái “mềm” bằng cách nhích lên một dấu phẩy là có thể lãi hay lỗ cả tỷ bạc...
Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả, ngành than không nên tập trung tất cả về tập đoàn như hiện nay. Nên giao cho các mỏ tự chủ, đồng thời tổ chức cạnh tranh công bằng, sòng phẳng. Ví dụ, TKV phải cấp cho điện 30 triệu tấn than mỗi năm. Thế thì phải đấu thầu các mỏ, ông nào có chất lượng, giá cả hợp lý nhất thì ưu tiên. Than cho xi măng hay cho các khách hàng khác cũng phải như vậy.
Nếu không thay đổi được quản trị, hiệu quả hoạt động, chúng ta có nên điều chỉnh lại hoạt động quản lý, khai thác than, thậm chí xem xét lại vị trí, vai trò của TKV hiện nay?
Tôi cho rằng, trong điều kiện giá thành chi phí khai thác trong nước hiện cao hơn thế giới, chúng ta không nên phát triển quá mức ngành than. Trước mắt, chúng ta dừng lại và duy trì quy mô khai thác khoảng 40 triệu tấn than/năm của TKV và 5 triệu tấn than/năm của Đông Bắc như hiện nay nhằm đảm bảo duy trì công ăn việc làm, đời sống cho 10 vạn lao động ngành than. Chính sách đầu tư, tuyển dụng lao động, đào tạo... cũng phải đi theo quy mô sản lượng đó.
Nhu cầu còn lại, chúng ta tranh thủ nhập khẩu, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới về cho mình.
Trữ lượng than của chúng ta rất lớn mà phải đẩy mạnh nhập khẩu có lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia?
Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, nhập khẩu hiện nay hiệu quả hơn: Chi phí thấp hơn mà lại không mất tài nguyên, không ảnh hưởng môi trường.
Tài nguyên của chúng ta “cơm không ăn thì gạo còn đó”. Chúng ta có thể đợi tới lúc công nghệ phát triển, kỹ thuật giúp chi phí thấp hơn thì khai thác. Một vấn đề nữa với khoáng sản, không chỉ than mà các sản phẩm khác như: nhôm, đồng, titan… càng để lâu trong lòng đất càng giá trị, vì trữ lượng có hạn.
Nhưng ngoài cái lý của ngành than là duy trì công ăn việc làm cho 10 vạn lao động, còn phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia?
An ninh năng lượng cũng phải tư duy khác đi. An ninh năng lượng không phải chỉ của mình làm ra. Nếu tư duy kiểu đó, Nhật, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… họ “chết” từ lâu rồi vì làm gì có than. Trong điều kiện mở cửa như hiện nay, chúng ta có thể nhập mọi sản phẩm, từ mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Tổng nợ phải trả của TKV lên tới 100.343 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 37.609 tỷ đồng, nợ dài hạn 62.734 tỷ đồng.
- 14 dự án với tổng mức đầu tư 6.773,7 tỷ đồng phải tạm dừng thực hiện.
- 48 dự án tổng mức 97.506 nghìn tỷ đồng chậm tiến độ...
(Theo Báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính)
|
Bài toán an ninh năng lượng của Việt Nam chính là bài toán nhập khẩu. Trong đó, tôi cho rằng quan trọng nhất hiện nay là vấn đề logistics, tức là quy hoạch cảng, phương tiện bốc dỡ hàng, vận tải…
Theo đó, tàu than phải có tải trọng 100.000 tấn, chí ít 60.000 tấn mới đảm bảo tiết kiệm chi phí vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, quy hoạch, quản lý, khai thác cảng hiện nay đang là “gót chân asin” của an ninh năng lượng.
Ví dụ, phía Bắc chúng ta có cảng Hòn Nét (Quảng Ninh) có thể đón tàu 60.000 tấn nhưng hiện đã khai thác tối đa. Khu vực miền Trung, chúng ta có cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), lẽ ra có thể nhập khẩu năng lượng như: than, dầu, khí hoá lỏng…, nhưng địa phương đã giao cho Formosa mất rồi. Cụm cảng số 6, chúng ta chỉ còn Cái Mép, Thị Vải, Gò Gia… có thể nhập khẩu than, năng lượng.
Điều đó sẽ làm tăng chi phí cho các khách hàng lớn sử dụng than ở phía Bắc, nếu nhập khẩu. Các dự án nhiệt điện giờ cũng chỉ có thể phát triển ở phía Nam mới hiệu quả...
Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét