Translate

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

VÌ SAO VỤ ÁN " VŨ NHÔM " LẠI SỬ KÍN ?

Hoàng Hải Vân
.
VŨ NHÔM ĐIỀU KHIỂN 8 TƯỚNG LÃNH BỘ CÔNG AN!

Như trước đây tôi đã từng đề cập, Vũ nhôm không chỉ uy hiếp báo chí chính thống và mạng xã hội để làm mưa làm gió, đã có một thời báo chí đăng cái gì hay không đăng cái gì liên quan đến Vũ nhôm, ý muốn của anh ta có hiệu lực hơn là sự chỉ đạo của Tuyên giáo. Anh ta còn có khả năng uy hiếp nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, một số vị Bộ trưởng và các tướng lãnh công an còn sợ anh ta. Giờ nhìn vào 8 vị tướng, trong đó có 1 thượng tướng và 7 trung tướng đã, đang và sắp biến thành củi đút vào lò đều liên quan đến Vũ nhôm, có thể chứng minh nhận định đó.
Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an đã bị khởi tố và bị bắt.
Thượng tướng cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân và Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành vừa bị Ủy ban kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị xử lý kỷ luật.
Vi phạm của tướng Thành là “rất nghiêm trọng”. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm về những sai phạm tại Tổng cục Hậu cần – kỹ thuật (Tổng cục 4) mà mình phụ trách, cá nhân ông còn “vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách”.
Tướng Tân thì “đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận những sai phạm tại Tổng cục 4, những người lãnh đạo tại đây đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật”. 4 vị trung tướng lãnh đạo Tổng cục này, gồm trung tướng Lê Văn Minh, trung tướng Bùi Xuân Sơn đã “vi phạm nghiêm trọng”, trung tướng Nguyễn Văn Chuyên, Trung tướng Ksor Nham và trung tướng Vũ Thuật “cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định”.
Như vậy, cho đến thời điểm này, cơ quan kiểm tra Đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật đã lôi ra ánh sáng 8 tướng lãnh và 2 cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng sai phạm có liên quan đến đường dây của Vũ nhôm, thực chất những người này bảo kê cho Vũ nhôm thâu tóm một cách bất hợp pháp tài sản quốc gia. Trong những tài sản mà Vũ nhôm thâu tóm, có cả trụ sở của công an địa phương mà người ra văn bản đồng ý có chức vụ cao vượt xa chức vụ của 10 “ông thần” nói trên.
Mỗi một hành vi thâu tóm tài sản, Vũ nhôm đều được sự tiếp tay bằng những văn bản “thần thánh” được ban hành bất hợp pháp của những “ông thần” này.
Cần phải ghi nhận một cách công bằng là không phải ai cũng sợ những văn bản “thần thánh” kia. Theo tôi được biết, thì khi thành phố Đà Nẵng bán chỉ định một khu công sở cho Vũ nhôm, một vị lãnh đạo trong chính quyền thành phố đã phản đối, ông cho rằng bán chỉ định cho Vũ nhôm theo yêu cầu của văn bản do một trong các “ông thần” kia ký là vi phạm pháp luật, cần phải xin ý kiến Thủ tướng, nhưng tập thể lãnh đạo thành phố đã không dám cưỡng lại thế lực của các “ông thần” này. Trong vụ Vũ nhôm, đây là vị lãnh đạo địa phương duy nhất biết tôn trọng pháp luật, tiếc rằng ông là thiểu số nên đã nhanh chóng bị gạt ra khỏi bộ máy chính quyền trước khi đến tuổi về hưu.
Cần nhắc thêm về vụ Ngân hàng Đông Á. Tôi đồ rằng, đã có những văn bản gây sức ép đến cấp rất cao tiếp tay cho Vũ nhôm thâu tóm bất hợp pháp ngân hàng này. Và khi ngân hàng này bị áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt, cho đến khi vụ án được khởi tố, Vũ nhôm với những sai phạm tày đình, đã đứng ngoài vòng tố tụng. Mãi đến sau khi Vũ nhôm bị bắt, anh ta mới bị khởi tố bổ sung. Cần phải làm rõ, có hay không những văn bản mật được ban hành bất hợp pháp gây sức ép cho Vũ nhôm thâu tóm Ngân hàng Đông Á, những cán bộ cấp cao nào nhận được những văn bản đó và tại sao phát hiện nó bất hợp pháp mà không báo cáo với cấp có thẩm quyền để điều tra xử lý ? Và ai đã chỉ đạo đặt Vũ nhôm ra ngoài vòng tố tụng trong vụ án này ?
Đó chỉ là một vài đơn cử. Phải lôi tất cả ra ánh sáng mới thấy được vì sao Vũ nhôm có thể điều khiển được nhiều tướng lãnh đến vậy. Phải lôi tất cả ra ánh sáng mới có thể diệt được những dây mơ rễ má di căn của khối u đáng bị cắt bỏ.
.


Vì sao phải xử kín Vũ "nhôm" ?

Theo thông báo phiên xử ông Phan Văn Anh Vũ, thường được biết đến với biệt danh ‘Vũ Nhôm’ với cáo buộc ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ dự kiến diễn ra vào hai ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội. Tuy nhiên theo tin cho biết tòa sẽ xử kín.
Dư luận và các nhà quan sát đặt vấn đề vì sao phải xử kín vụ án này.

Có tính toán

Trước khi Vũ nhôm bị bắt, hàng loạt các sự kiện dồn dập thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và truyền thông trong và ngoài nước liên quan đến Vũ “nhôm” một doanh nhân bất động sản có tiếng tại Đà Nẵng.
Vào cuối năm 2017, ông đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khám xét nhà và quyết định khởi tố về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ luật hình sự 1999.
Đến đầu tháng giêng năm 2018, Singapore xác nhận tạm giữ Vũ “nhôm” vì ông này vi phạm luật di trú của nước này. Ông được phía cơ quan chức năng Việt Nam dẫn độ về nước.
Dư luận lại càng quan tâm khi Bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa, trong cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh, cán bộ quân đội nghỉ hưu của thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội Nhân dân 22/12 tiết lộ rằng ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan tình báo cao cấp của Bộ Công an hàm thượng tá. Và cũng theo lời ông Trương Quang Nghĩa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này…
Điều này đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như giới truyền thông trong nước và quốc tế và một số đại biểu quốc hội yêu cầu công khai về vụ án này.
Tuy nhiên, vừa qua Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội công bố sẽ xét xử vụ án liên quan Vũ “nhôm” cùng với hai đồng phạm về tội “làm lộ bí mật nhà nước” vào cuối tháng 7 năm 2018 nhưng phiên tòa sẽ được xử kín.
Chúng tôi có liên lạc với các nhà quan sát chính trị, các luật sư và đại biểu quốc hội nhưng tất cả đều nói rằng “chúng tôi không có nhận định gì về vụ án này”.
 Phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.
- Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng liệu có phải xử kín vụ Vũ “nhôm” để làm khỏi mất mặt của ngành công an hay không, bởi vì trong thời gian qua ngành Công an đã có quá nhiều chuyện lùm xùm và tham nhũng.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết thêm: “Tôi nghi rằng bộ công an sợ mất mặt và uy tín chứ không phải lý do nào khác và cho nên việc đưa ra xử kín để che chắn trong cái phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.”
Trong một buổi tiếp xúc cử tri vào hôm 24/7, bí thư thành Ủy Đà Nẵng ông Trương Quang Nghĩa cho biết Vũ “nhôm” liên quan đến 3 vụ án: Làm lộ bí mật Nhà nước, Trốn thuế và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Nghĩa giải thích rằng “phiên tòa diễn ra vào cuối tháng 7 này liên quan đến làm lộ bí mật nhà nước nên phải xử kín và sẽ công khai phần tuyên án cho báo chí và truyền thông”
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết lệnh khởi tố đầu tiên của Vũ nhôm vào tháng 12 năm 2017 là làm lộ tài liệu bí mật của nhà nước chứ không phải tội danh về kinh tế. Sau này mới truy tố thêm các tội danh khác và như thế có một kế hoạch trước đối với vụ này:
“Vũ nhôm không chỉ đưa ra xử một lần mà có thể đưa ra vài ba lần nhưng mà nó cho thấy là ngay từ lúc khởi tố vũ nhôm nhường như cơ quan an ninh bộ công an đã có sự sắp xếp, tính toán sẵn là sau này sẽ đưa ra xử kín.”

“Sợ dư luận”

Theo điều 25 bộ luật hình sự 2015, khi tòa xét xử công khai mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Một vị luật sư xin được giấu tên tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi qua email rằng quyết định xét xử kín vụ án Vũ “nhôm” là hoàn toàn phù hợp với điều 25 bộ luật hình sự 2015.
Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai  - Luật sư giấu tên
Vị luật sư nhấn mạnh “Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai nên sẽ không ảnh hưởng quyền tiếp cận thông tin của người dân hay các cơ quan truyền thông, báo chí.”
Luật sư Nguyễn Khả Thành thì cho rằng Việt Nam sợ ảnh hưởng đến dư luận nhiều nên bắt buộc phải xử kín, ông cho biết “Cái này tôi nghĩ họ đánh giá, đôi lúc họ xử công khai sẽ gây tiếng vang trong dư luận không tốt nên họ sẽ xử kín thôi. Nhưng Việt Nam thì thường thường quy định vậy chứ họ nghĩ vụ án ảnh hưởng đến dư luận nhiều thì họ sẽ bắt buộc xử kín hoặc là xử công khai nhưng mà rồi hạn chế báo đài, người tham dự cho nên nó gần như là công khai nhưng thật ra là xử kín”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề liệu trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã từng có vụ án nào được quyết định mang ra xử kín như vụ án của Vũ “Nhôm hay không, thì các luật sự cũng như những nhà quan sát chính trị mà chúng tôi tiếp xúc đều từ chối đưa ra câu trả lời.

 nguon"
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-is-aluminium-vu-trial-closed-to-the-public-07272018155052.html

Không có nhận xét nào: