'Trung ương nói rõ rồi, nội xâm là chính'
Tại
sao, Vũ "nhôm"?
"Út Trọc", "Vũ Nhôm", "Hot
Girl xứ Thanh" và bài học nước mắt
.
- Mấy chục năm trước, vụ án Minh Phụng xôn xao dư luận, vì định giá một mét vuông đất chỉ bằng mấy cây kem, khiến ông Tăng Minh Phụng không thể khắc phục hậu quả trong khi giá thực tế mà ông ta mua là giá thị trường thì không được công nhận để rồi cuối cùng phải bị xử bắn.
Dòng thời sự chủ lưu gần đây là chuyện đất đai, nhà công sản là tài sản dạng công thổ quốc gia, là sở hữu toàn dân đã bị một nhóm những kẻ có quyền lực biến chất bảo kê bằng những công văn đóng dấu "Mật", "Tuyệt Mật" vượt qua sự nghiêm minh của pháp luật, biến thành tư hữu.
Thực ra đây không phải lần đầu tiên những vụ tham nhũng qua việc xẻ thịt đất công mới được bàn đến. Từ rất lâu rồi, dư luận trong xã hội và tại các cuộc thảo luận công khai trên các diễn đàn chính thức bàn về đất đai – sở hữu toàn dân, vấn đề này đã được báo động đỏ. Nhưng chuyện tham nhũng đất công vẫn được hợp pháp hoá nhờ những kẻ biến chất có quyền lực rất lớn.
Con số trên ba chục dự án nhà cửa và đất đai ở Đà Nẵng mà Bộ Công an đang đề nghị địa phương làm rõ hoá ra chỉ là... “muỗi" so với con số thực mà Phan Văn Anh Vũ (Vũ " nhôm") đã qua tay hoặc đang nắm giữ trên toàn quốc, hay những nghi vấn trong vụ“thâu tóm”đất của Quốc Cường Gia Lai lại làm dư luận sôi sùng sục câu chuyện đất công bị các nhóm lợi ích thao túng.
Theo giới phân tích, luật pháp hiện hành liên quan tới quản lý đất đai của Việt Nam đã khá đủ và kín, vậy mà bàn tay đen của ông trùm Vũ "nhôm", nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (nay là Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Chấn Phong) vẫn có thể lách qua được sự nghiêm minh của pháp luật để biến sở hữu toàn dân thành sở hữu nhóm lợi ích.
Vũ “nhôm” được biết đến là đại gia sở hữu rất nhiều khu đất vàng, không chỉ ở Đà Nẵng. Hầu hết các khu đất này có nguồn gốc là nhà, đất công.
Câu chuyện Vũ “nhôm”, chuyện tham nhũng đất công ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua có thể xem là một ví dụ điển hình của bức tranh chung.
Ví dụ, làng phong Hòa Vân, nơi sinh sống và chữa bệnh cho những người bị bệnh cùi dưới chân đèo Hải Vân hơn nửa thế kỷ nay cũng bị chính quyền TP. Đà Nẵng thu hồi từ nhiều năm trước để giao cho doanh nghiệp và hiện giờ vẫn là dự án… treo.
Đi dọc từ Bắc tới Nam, nhiều khu đất canh tác đã phải nhường chỗ cho các dự án doanh nghiệp.
Rõ ràng, tài sản quốc gia bị thất thoát có địa chỉ nhưng không ai nghĩ đó là thất thoát, càng không nghĩ đó là tham nhũng, ai cũng nghĩ nó là đương nhiên vì nó hoàn toàn đúng quy trình và thủ tục hợp pháp.
Chỉ đến khi những lớp vỏ tàng hình được bóc dần nhờ sức nóng của lò lửa từ cuộc chống tham nhũng, người ta mới choáng. Hóa ra lâu nay, sự tham nhũng hợp pháp này đã bị những kẻ như Vũ “nhôm” được một nhóm những kẻ tham lam, biến chất bao bọc bằng chính những cơ quan không phải ai cũng có thể động vào. Tấm thẻ sỹ quan tình báo làm kinh tế và nghiệp vụ cho ngành và một vài lãnh đạo tham lam đứng phía sau, Vũ “nhôm”, một kẻ được cho là chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, trong một thời gian dài dễ dàng đạp lên luật pháp bằng những công văn được đóng dấu "Mật" hoặc " Tuyệt mật " để hợp pháp biến đất công thành đất tư.
Như thế, thử hỏi có khác nào "giặc đã ở sau lưng vua" như trong huyền sử cuối đời Hùng Vương?
Nhìn rộng ra sức nóng của lò lửa chống tham nhũng sẽ thấy, những kẻ như Vũ“nhôm” chưa phải là tất cả. Với quyết tâm cao nhất, với sự nghiêm minh, nghiêm túc trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay, những kẻ như Vũ “nhôm” sẽ dần dần được đưa ra ánh sáng. Người đứng đầu Đảng đã khẳng định: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, bất kể đó là ngành nào.
Sự nghiêm minh của cuộc đấu tranh với tham nhũng, lấy lại niềm tin của nhân dân sẽ không dừng ở việc lôi ra ánh sáng những kẻ như Vũ “nhôm”. Chỉ khi chúng ta lôi ra được những con sâu to, những kẻ đứng đằng sau, bảo kê cho những phi vụ biến công sản thành tư hữu và xử nghiêm theo quốc pháp thì mới đủ sức răn đe khiến những kẻ tham lam phải biết sợ và không dám lấy của công làm của riêng, không dám hưởng lợi qua việc đẩy bất hạnh cho dân.
Nhìn lại câu chuyện tham nhũng hợp pháp đất công hiện nay, tôi chợt nhớ tới một câu thơ trong bài Tâm sự của nhà thơ Tố Hữu: "Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu/Trái tim lầm chỗ để trên đầu/Nỏ thần vô ý trao tay giặc /Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu."
Nhắc lại huyền sử An Dương Vương mất cảnh giác để thấy bài học cảnh giác với chính mình vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Nếu không nghiêm khắc với chính nội bộ, e sẽ phạm phải sai lầm lớn trong tương lai, khi nội bộ lọt vào những phần tử nguy hiểm như Vũ " nhôm" và những kẻ bảo kê cho hắn.
Quốc Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét