Nên thả ông Đinh La Thăng?
Vì sao Vũ “Nhôm” lộng hành nhiều đến thế?
Chống tham nhũng đâu chỉ sờ tới “lỗ tai voi”!
Mường Thanh nhãn "Phương Đông" hiệu "4 sao" là đây
Vài tháng trước Tết tôi hay đi xem các cụ về hưu chơi cờ phía đường Vệ Hồ ven Hồ Tây, chiều tối nào cũng thấy mấy cháu mang những con lợn đất bày bán ven đường Lạc Long Quân.
Chả hiểu các cháu có lời lãi gì không nhưng ngày nào cũng như ngày nào, hàng bày ra đều đặn. Có hôm tôi về muộn 11h đêm vẫn thấy những chú lợn đất to nhỏ đủ loại, xanh đỏ tím vàng…đang nằm đợi ai đó đi chơi khuya dừng lại hỏi thăm. Ai có cháu nhỏ được tiền mừng tuổi dịp Tết chắc biết những con lợn nhỏ béo quay này.
Mấy ngày Tết tưởng dài vô tận nhưng rồi trôi qua cũng nhanh. Quay đi quay lại hôm nay cả nước lại đi làm, trẻ con đến trường và những chú lợn đất cũng no đủ nếu bố mẹ chịu khó cho các con đi chơi, thế nào cũng được tiền mừng tuổi về nhét vào lưng lợn để đợi hôm nào đó đập ra lấy tiền mua sách, mua bánh sinh nhật, cao cả hơn góp tiền cho chương trình từ thiện, đôi khi tặng bạn khác để nuôi lợn.
Mấy hôm về quê ăn Tết với chú em út và các anh chị em khác ở quê. Cho mọi người xem album gia đình có vài ảnh đen trắng do tôi chụp cách đây gần nửa thế kỷ, quần áo rách, chân đất, nhiều anh chị em rơm rớm nước mắt.
Ở nhà chú em có em dâu đảm và hiền luôn lo cho bố mẹ hai bên lúc sinh thời, tôi cũng được hưởng lây sự chu đáo ấy. Có một chuyện cô em dâu làm tôi xúc động mãi. Đó là cô kể về những lần tôi về tết năm xưa mấy chục năm trước khi cô chú còn hàn vi. Sinh con gái đầu lòng, cơm không đủ ăn, nhà cửa tuềnh toàng, chỉ có mỗi cái xe đạp cọc cạch.
Cô bảo, đứa con gái lớn luôn “nắc nỏm (mong)” gặp bác Cua vì bác hay mừng tuổi nhiều tiền. Trẻ con mà không thích nhiều tiền mừng tuổi không phải là trẻ con mà đó là cụ già ít tuổi bị lú. Có lần mở phong bì thấy vài trăm ngàn trong đó, cháu sướng quá khoe mẹ. Mẹ lấy tiền mua cái giá sách và tới giờ em trai út là “ông” Minh Đức đang dùng. Nhà cô chú có của ăn của để, nhưng vẫn mang cái giá sách ấy về nhà mới.
Cô em dâu kể câu chuyện đó trong bữa cơm đầu năm, con gái giờ đã tốt nghiệp đại học ngồi bên. Cháu nói, cháu nhớ vì bác cho nhiều tiền tới mức khó tưởng tượng với một đứa bé ở quê nghèo.
Phong tục lì xì cho trẻ cũng vui. Có những đồng tiền được sử dụng hữu ích, có khi chỉ là đơn thuần thu nhập ngày tết của trẻ con, niềm vui của tuổi thơ khi đập lợn đất. Nhưng có khi là cái giá sách chắp cánh cho tuổi thơ. Có cháu nhớ, có cháu biết ơn do cha mẹ nhắc nhở, có cháu quên vì đơn giản trẻ con hay quên hay cha mẹ cũng không nhớ nổi.
Xưa tôi hay lì xì cho trẻ em nhưng giờ thì bớt đi vì bố mẹ các cháu và các bạn của gia đình họ thường giầu hơn. Nếu đem nội dung ra so thì tôi luôn ở hạng nhất kể từ dưới lên, nên cháu nào có nhớ thì nhớ ông ấy không rút ví.
Có một thứ tôi hay làm, đó là chụp ảnh giữ lại khoảnh khắc cho các cháu với tuổi thơ thần tiên. Đến đám cưới con bạn, cháu của họ hàng, tôi cũng hay chụp và tặng cái clip mà ít có ảnh trong album cưới vì đơn giản đó là góc nhìn khác. Nhưng ít ai so sánh cái phong bì với những bức ảnh.
Chỉ khi người ta đã già, tóc pha sương, nhìn lại quá khứ, bỗng thấy mình trong một bức ảnh đen trắng lại giá trị hơn những con lợn đất đầy tiền được bán ven hồ Tây vào những đêm trước Tết.
Không tin bạn thử tìm đống ảnh gia đình mà xem, tìm cái ảnh đen trắng có mình. Tôi tin bạn sẽ ước giá như trời cho, bạn quay về tuổi thơ nghèo không lợn đất nhưng không già như bây giờ.
Chúc các bạn đi làm mùa Xuân vui và nhớ selfie giữ lại tuổi Xuân
.
HM. 6-Tết Mậu Tuất
|(
Vài tháng trước Tết tôi hay đi xem các cụ về hưu chơi cờ phía đường Vệ Hồ ven Hồ Tây, chiều tối nào cũng thấy mấy cháu mang những con lợn đất bày bán ven đường Lạc Long Quân.
Chả hiểu các cháu có lời lãi gì không nhưng ngày nào cũng như ngày nào, hàng bày ra đều đặn. Có hôm tôi về muộn 11h đêm vẫn thấy những chú lợn đất to nhỏ đủ loại, xanh đỏ tím vàng…đang nằm đợi ai đó đi chơi khuya dừng lại hỏi thăm. Ai có cháu nhỏ được tiền mừng tuổi dịp Tết chắc biết những con lợn nhỏ béo quay này.
Mấy ngày Tết tưởng dài vô tận nhưng rồi trôi qua cũng nhanh. Quay đi quay lại hôm nay cả nước lại đi làm, trẻ con đến trường và những chú lợn đất cũng no đủ nếu bố mẹ chịu khó cho các con đi chơi, thế nào cũng được tiền mừng tuổi về nhét vào lưng lợn để đợi hôm nào đó đập ra lấy tiền mua sách, mua bánh sinh nhật, cao cả hơn góp tiền cho chương trình từ thiện, đôi khi tặng bạn khác để nuôi lợn.
Mấy hôm về quê ăn Tết với chú em út và các anh chị em khác ở quê. Cho mọi người xem album gia đình có vài ảnh đen trắng do tôi chụp cách đây gần nửa thế kỷ, quần áo rách, chân đất, nhiều anh chị em rơm rớm nước mắt.
Ở nhà chú em có em dâu đảm và hiền luôn lo cho bố mẹ hai bên lúc sinh thời, tôi cũng được hưởng lây sự chu đáo ấy. Có một chuyện cô em dâu làm tôi xúc động mãi. Đó là cô kể về những lần tôi về tết năm xưa mấy chục năm trước khi cô chú còn hàn vi. Sinh con gái đầu lòng, cơm không đủ ăn, nhà cửa tuềnh toàng, chỉ có mỗi cái xe đạp cọc cạch.
Cô bảo, đứa con gái lớn luôn “nắc nỏm (mong)” gặp bác Cua vì bác hay mừng tuổi nhiều tiền. Trẻ con mà không thích nhiều tiền mừng tuổi không phải là trẻ con mà đó là cụ già ít tuổi bị lú. Có lần mở phong bì thấy vài trăm ngàn trong đó, cháu sướng quá khoe mẹ. Mẹ lấy tiền mua cái giá sách và tới giờ em trai út là “ông” Minh Đức đang dùng. Nhà cô chú có của ăn của để, nhưng vẫn mang cái giá sách ấy về nhà mới.
Cô em dâu kể câu chuyện đó trong bữa cơm đầu năm, con gái giờ đã tốt nghiệp đại học ngồi bên. Cháu nói, cháu nhớ vì bác cho nhiều tiền tới mức khó tưởng tượng với một đứa bé ở quê nghèo.
Phong tục lì xì cho trẻ cũng vui. Có những đồng tiền được sử dụng hữu ích, có khi chỉ là đơn thuần thu nhập ngày tết của trẻ con, niềm vui của tuổi thơ khi đập lợn đất. Nhưng có khi là cái giá sách chắp cánh cho tuổi thơ. Có cháu nhớ, có cháu biết ơn do cha mẹ nhắc nhở, có cháu quên vì đơn giản trẻ con hay quên hay cha mẹ cũng không nhớ nổi.
Xưa tôi hay lì xì cho trẻ em nhưng giờ thì bớt đi vì bố mẹ các cháu và các bạn của gia đình họ thường giầu hơn. Nếu đem nội dung ra so thì tôi luôn ở hạng nhất kể từ dưới lên, nên cháu nào có nhớ thì nhớ ông ấy không rút ví.
Có một thứ tôi hay làm, đó là chụp ảnh giữ lại khoảnh khắc cho các cháu với tuổi thơ thần tiên. Đến đám cưới con bạn, cháu của họ hàng, tôi cũng hay chụp và tặng cái clip mà ít có ảnh trong album cưới vì đơn giản đó là góc nhìn khác. Nhưng ít ai so sánh cái phong bì với những bức ảnh.
Chỉ khi người ta đã già, tóc pha sương, nhìn lại quá khứ, bỗng thấy mình trong một bức ảnh đen trắng lại giá trị hơn những con lợn đất đầy tiền được bán ven hồ Tây vào những đêm trước Tết.
Không tin bạn thử tìm đống ảnh gia đình mà xem, tìm cái ảnh đen trắng có mình. Tôi tin bạn sẽ ước giá như trời cho, bạn quay về tuổi thơ nghèo không lợn đất nhưng không già như bây giờ.
Chúc các bạn đi làm mùa Xuân vui và nhớ selfie giữ lại tuổi Xuân
.
.
HM. 6-Tết Mậu Tuất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét