Translate

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Thu thuế như nhổ lông và đạp mái

Không chỉ đơn giản chuyện BOT

Biến tướng sản phẩm du lịch tour 0 đồng

Đúng quy trình, sao dân ‘đau như… bò đá’?
.


XÌ PHÚT 

TTO - Bàn về chuyện làm sao thu thuế đủ, không bỏ sót một đối tượng nộp thuế nào, một tiến sĩ đã dạy: “Thu thuế cũng như vặt lông vịt, vặt làm sao cho sạch nhưng đừng quá vội để con vịt nó kêu toáng lên”.

Tôi thật kinh hoàng khi nghe ông ví nhân dân và doanh nghiệp phải chịu thuế như con vịt; ngành thuế là ngành vặt lông vịt; và đã vặt thì vặt cho sạch với thủ pháp nhẹ nhàng đừng để vịt la. 

Vặt tức là nhổ; phía nam gọi là nhổ lông vịt. Người ta chỉ nhổ lông vịt khi con vịt ấy đã chết và đã được trụng qua nước sôi. Hình ảnh của ông tiến sĩ đưa ra trong câu nói trên là nhổ lông con vịt khi nó còn sống nhăn, bởi ông còn ngại “nó kêu toáng lên” mà.

Sự so sánh kinh hoàng ấy có thể chỉ đơn thuần là một kinh nghiệm nhưng tất cả anh chị em cán bộ, nhân viên ngành thuế khó có thể làm theo được. Bởi họ chưa bao giờ nhổ lông con vịt sống! 

May phước cho nhân dân, hoạt động thu thuế là thu cho công quỹ nhà nước. Thế nhưng, cá biệt có một số cán bộ ngành thuế và nhiều ngành khác cũng đang “vặt lông vịt” - không phải cho công quỹ nhà nước mà để làm giàu cho riêng cho cá nhân mình.

Suy cho cùng, những ai biến chất đang có quyền mà muốn có nhiều tiền cũng nên học hỏi kinh nghiệm “nhổ lông vịt” trong quyền hạn của mình để ăn chơi, trong đó có cả “đạp mái”.

Từ đây, chuyện nhổ lông vịt chuyển sang chuyện đạp mái của loài gà. Bạn hãy quan sát bầy gà đang đi kiếm ăn quanh quẩn trong sân.

Bỗng nhiên, con gà trống đầu đàn kêu lên một tiếng quái gở, chân bươi lia lịa. Mấy con gà mái ngây thơ tưởng có thức ăn, đâm đầu chạy về hướng gà trống. Chỉ chờ có vậy, con gà trống mổ đại trên đầu một em, không cần biết em có thuận tình hay không, rồi hiên ngang leo lên đạp mái.  

Sở dĩ con gà trống kia đạp mái được là vì hắn biết mình có quyền, có thế. Chuyện hắn kêu lên rồi bươi lia lịa chỉ là một trò lường gạt các em gà mái nhẹ dạ, cả tin. Có thơ biểu dương hắn như vầy:

Có con gà trống hoa mơ

Hắn đi đạp mái bạc phơ cả đầu.

- Bạc thì bạc có sao đâu

Sống không đạp mái sống lâu làm gì? 

Tôi gọi đây là triết lý đạp mái của loài gà. Trong bốn “câu thơ” trên, câu thứ tư mang triết lý sống quá đỗi phàm tục nhưng đã được một số người có tiền, có quyền, có thế lực nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống thực tế.

Họ cũng sống theo triết lý nhổ lông vịt, nhổ lông mà không cho vịt la toáng lên. Rồi họ dùng tiền “tiết kiệm” được từ hoạt động nhổ lông để... đạp mái.

Hành vi đạp mái của họ cao cấp và có vẻ sòng phẳng hơn tên gà trống đầu đàn trên đây do họ biết đạp mái thì phải trả tiền và phải làm mọi cách có tiền nhiều để được đạp mái một cách thoải mái!

Ai làm ở cơ quan nào, chức vụ gì thì người ta có thể hình dung ra được đồng thu nhập của họ hàng tháng là bao nhiêu. Thế nhưng, có người vẫn dư tiền để mua nhà cửa, sắm xe cộ tặng cho một cô gái trẻ hơn vợ mình để đạt được mục đích chăn gối với cô gái ấy.

Như vậy, họ đã tích cực nhổ lông vịt cho riêng mình và khôn khéo không cho vịt la để cung phụng cho sự nghiệp đạp mái. Sự chuyển hóa từ chuyện vịt qua chuyện gà coi vậy mà ngộ quá chừng chừng.

Tuy nhiên ở nơi này nơi khác, vịt bị nhổ lông đau quá đã la toáng lên và gà bị đạp mái cũng đã đi tố cáo. Các tay nhổ lông vịt hăng hái và các tay đạp mái triền miên thi thoảng cũng đã đi hầu tòa.

Đúc kết một thiên lộn xộn từ vịt đến gà, tôi đề nghị có nhổ lông vịt hay đạp mái gà thì cũng nên một vừa hai phải. Hãy để cho nhân dân sống và dễ thở hơn một chút, hỡi các vị nhổ lông vịt và các vị gà trống!

Không có nhận xét nào: