Translate

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

He he...Yên Bái đi đái cũng run !

FB Vỹ Đặng

Đã đọc xong bản tường thuật viết tay dài 4 trang rưỡi của cô gái đi cùng nhà báo Lê Duy Phong lên Yên Bái – người vừa bị công an Yên Bái bắt. Trước mắt, giả định là tường thuật này đúng 100%, vì cô gái này là người đi cùng, ở cùng, ăn cùng, chứng kiến sự việc gần như từ đầu đến cuối (nói “gần như” vì cô gái này có “vài phút” – theo tường thuật của cô – đi toilet tại thời điểm khá quan trọng, khi kịch tính gần lên đến đỉnh điểm), thì tôi tự lập luận như sau:

1- Lại một lần nữa giả sử là tường thuật đúng 100% nhé, thì quả thật bất cứ ai, lên Yên Bái đi đái cũng coi chừng. Bởi xứ này người ta gài bẫy rất sơ sài, sẵn sàng bất chấp sự vô lý để bắt người cho được. Cụ thể:

– Tiền trong túi quần người ta, sao công an đang ở đâu lại biết được mà ập vào bắt?

– Cài bẫy non yếu đến độ, lẽ ra muốn bẫy thì tốt nhất chỉ nên 1-1 trong phòng, hoặc phe ta 2-3, còn “phe địch” chỉ một mình nó thân cô thế cô hẵng cài, vì như vậy thì không có ai làm chứng cho “nó”, “nó” hết cãi. Chớ sao ở đây lại non yếu đến mức “phe địch” cũng có 2 người (cụ thể ở đây là phía Duy Phong có thêm cô gái) mà cũng dám cài, nhét tiền qua lại ì xèo trước mặt nhau, để họ về làm chứng cãi ngược lại?

– Khả năng gái bẫy là có thực, bởi tên bạn là Công kia từ đầu chí cuối liên tục ra ngoài và điện thoại, và khi ông Thực nhét được tiền vào túi Phong, thì Công cũng “đi toilet chừng 2 phút”. Không loại trừ 2 phút này là để tránh mặt cho khỏi liên quan hoặc gọi công an báo tình hình nhét tiền đã “hoàn tất”. (Trường hợp này thì phải xét thêm, người tên Công đó có muốn “bán đứng” bạn hay không, sao lâu nay không liên lạc mà lần này tử tế sốt sắng quá mức đến vậy).

– Có ai nếu không có việc gì lại mang đến 50 triệu trong người, rồi tình cờ gặp nhà báo, chỉ cần qua vài tuần rượu là “yêu mến”, tặng luôn năm chục triệu? Một đời tôi làm báo, lần tôi được cám ơn lớn nhất là 10 triệu, nhưng người cho phải lừa lúc má tôi bị phát bệnh ung thư, mới lén lúc tôi không có mặt ở nhà, đem lên tận nhà cho bà cụ, rồi mới gọi điện thoại báo cho tôi, đặt tôi vào tình thế đã rồi, không “chống lại” được.

– Một đứa ngu chứ không lẽ cả đám ngu hết: Người tên Công – PV đài PTTH Yên Bái, và cô gái cùng đi, và cả Phong, đều biết Phong có loạt bài về dinh thự quan chức, mà giờ lại liên quan đến tiền bạc ngay tại địa phương này, tại sao không thấy có gì đó nguy cơ mà không ngăn cản Phong lẫn ông Thực, mà vẫn để cho việc nhét tiền qua lại diễn ra ngay trước mặt, và có vẻ đẩy qua đẩy lại khá lâu? Điều này cho thấy khả năng hợp tác giữa Công với ông Thực là rất có thể (chưa nói đến cô gái kia có liên quan hay không, vì cứ cho rằng cô là sinh viên, chưa hiểu chuyện đời nên không biết xử lý). Tại sao cũng làm báo, hiểu đời hiểu nghề, hiểu cạm bẫy của nghề, mà Công cũng không ngăn cản?

2- Những điểm nghi vấn:

– Đừng nói là cu cậu Lê Duy Phong này không ham tiền. Dúi qua dúi lại một hồi rồi tiền cũng nằm trong túi quần trái của Phong, và Phong đã để nó nằm yên đó. Cụ thể là khi tiền đã vào túi Phong thì người bạn Công mới đi toilet khoảng 2 phút; rồi sau đó cô gái cũng đi toilet “vài phút”. Vậy, dăm bảy phút đó Phong vẫn để yên tiền trong túi, là chấp nhận lấy tiền rồi.

Một giả sử, cho rằng Phong đã bị ép uống quá nhiều rượu nên không còn làm chủ được, không còn tỉnh táo để từ chối. Nhưng tôi cho rằng lập luận này sẽ không thuyết phục. Vì một người làm báo lâu năm, viết bài chống tiêu cực, thì phản xạ đầu tiên thấy tiền là phải… sợ. Nói thật, người uống rượu tuy nhiều nhưng vẫn còn lý trí, thì khi thấy tiền nhiều đến vậy, sẽ phải tỉnh ra ngay! Sợ tiền cũng tỉnh, mà ham tiền cũng tỉnh (đồng tiền chữa say rượu khá tốt đấy).

– Mục đích chuyến đi của Phong là gì?

17g Phong đón cô gái từ Hà Nội, hơn 8g đến Yên Bái và thuê phòng ở (có ở chung hay không thì chưa rõ). Sáng hôm sau ăn sáng, uống sinh tố, rồi đi ăn trưa. Và mặc dù người bạn (Công) cố nài ở chơi, Phong vẫn phải từ chối vì “ăn trưa xong là phải về để hôm sau đi nghỉ mát ở Nha Trang cùng cơ quan. Ủa vậy Phong đi đâu vậy? Từ Hà Nội lên Yên Bái là gì nếu:

+ Không phải để tác nghiệp (chỉ thấy lên, ở qua đêm, ăn sáng, ăn trưa, rồi… về, có tác nghiệp gì đâu!)

+ Nếu không phải là mục đích đưa gái đi chơi xa (không phải đi kiếm tiền sau loạt bài)?

+ Nếu không phải là để thực hiện một việc gì đó đã có ý định từ trước?

– Phải xem thái độ của công an khi đối xử với cô gái và với người bạn tên Công – phóng viên đài PTTH Yên Bái – như thế nào, có giống nhau không? Hãy xem công an có giữ Công với thời gian như cô gái không, khi thả Công ra có giữ điện thoại của Công như đã giữ điện thoại của cô gái không? Khi bắt ký biên bản, Công có phản đối nội dung ghi về lời phát biểu của ông Thực không (ông Thực nói Phong yêu cầu chung tiền, nếu không chung tiền thì tiếp tục viết bài). Nếu công an đối xử với Công không như với cô gái (vì 2 người này tình thế rất giống nhau, đều là bạn của Phong, đều cùng ăn chung bàn, đều cùng chứng kiến). Nếu họ đối xử khác nhau thì ở đây rất có vấn đề.

– Cô gái là ai, có vai trò gì?

Cô gái, nghe đâu là sinh viên. Có thể là bạn, là em bạn, là quen biết, là SV thực tập, CTV, là fan, là người ngưỡng mộ nghề báo xin theo học, là bồ bịch, tình nhân…, là một quan hệ nào đó. Một cô gái trẻ, không phải cùng tác nghiệp báo chí (vì rõ ràng chuyến đi này không tác nghiệp, Phong lên và nói trưa sẽ về lại HN), nhưng vẫn đi xa với nam giới qua đêm ở nhà trọ, khách sạn, thì phải hoặc phải là bồ bịch, hoặc phải là bạn bè hoặc là người bà con, anh em họ hàng rất thân.

Thân thiết như vậy, tại sao không giám sát, không ngăn cản Duy Phong và người đàn ông kia, mà cứ để cho sự việc diễn biến. Như trên đã nói, có thể cô còn non tuổi đời, không hiểu đời, nhưng một sự việc rành rành ra đó mà cũng không có một chút linh tính, phản xạ gì sao (cứ cho rằng Phong đã bị ép uống quá nhiều rượu nên không còn làm chủ được, không còn tỉnh táo để từ chối)?. Vậy vai trò của cô gái này là gì?

– Cô gái này tường thuật có trung thực không, khi mà cô đi xa qua đêm ở khách sạn với chồng người ta (tôi không khẳng định có ở chung hay không và có chuyện gì xảy ra giữa nam/nữ hay không nhé), và giờ về viết theo đề nghị của vợ người ta? (đề nghị viết tường trình, chứ không đề nghị về nội dung nhé – phân biệt cho rõ, kẻo nhầm lẫn chỗ này).

Còn vài ý nghĩ nữa, nhưng dài rồi và đến giờ đi làm rồi, thôi vậy. Có vài luồng tin chưa kiểm chứng là trước đó công an còn đã đến chỗ Phong trọ mà làm cái gì đó, tháo then tháo chốt gì đó, nhưng cái đó khoan bàn vì không có chứng cứ. Cái túm lại là với tui, tui mà lên Yên Bái, đi đái tôi cũng run. Ở đó người ta bắn chết Bí thư, Chủ tịch, Chi cục trưởng CC Kiểm lâm, chị làm Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm em làm Giám đốc sở…, thì mọi cái ở đó đều có thể xảy ra không cần theo logic.

Không có nhận xét nào: