VNTB Sân golf Tân Sơn Nhất – sản phẩm chia chác của quân đội, được bảo hộ bởi Chính phủ, và là nơi mà máu của những người đổ xuống đã trở nên vô ích.
Chính phủ: đại diện hợp pháp của nhóm lợi ích quân đội?
Tổ hợp golf sân bay Long Thành đang nổi lên, ồn ào với hàng loạt tin tức và trích dân phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ. Những tưởng nó sẽ giải quyết được cốt lõi lợi ích phía Nam liên quan đến tập đoàn Him Lam và hàng tá quan chức cao cấp trong Chính phủ lẫn Quốc phòng.
Tuy nhiên, trong thông tin mới đây nhất, vào ngày 8/6, , ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban tổ chức Trung ương đề cập đến sân bay Long Thành và giải pháp huy động vốn, trong đó Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội cơ chế đặc biệt, và 2 là tiết kiệm chi thường xuyên trên cả nước (theo hướng giảm chi 1% trên toàn quốc trong 2 năm).
Điều đó hàm nghĩa rằng, tổ hợp sân golf Tân Sơn Nhất sẽ được giữ lại, mặc cho nhu cầu đi lại của hàng không. Và sân bay Long Thành – được hình thành từ nhóm lợi ích sẽ bấp chấp nợ công để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”.
Cách đây ít ngày, báo VNN hân hoan đưa tin “mở thêm đường băng sân bay Tân Sơn Nhất trên đất sân golf” nhưng nội dung lại cho biết, Bộ GTVT đang giao ACV triển khai dự án xây dựng sân đỗ, đường lăn để giải quyết tình trạng thiếu sân đỗ tại Cảng hàng không TSN. Nhưng việc xây đường lăn để xây nhà gas trả khách là chuyện hoàn toàn khác so với đường băng để cất cánh.
Điều đó cho thấy rằng, miếng bánh Long Thành lẫn Tân Sơn Nhất là miếng bánh không-thể-nhả-ra bởi giới chức bên quân đội, theo đó trì hoãn giao trả đất cho TSN chính là đưa sân bay Long Thành – cổ máy in tiền cho các nhóm lợi ích vào hoạt động. Đồng thời vì tổ hợp sân golf Tân Sơn Nhất đang hái ra tiền, cũng như việc cấp phép phải bôi trơn một lượng tiền lớn cho giới chức quân đội cấp cao (mà đứng đầu là ông Phùng Quang Thanh) khiến cho câu chuyện trở nên mắc vây. Và cái khó nhất trong giằng xé lợi ích là tiền bôi trơn đã chi ra, nhưng khi thu hồi đất lại vì mục đích phục vụ quốc gia thì lại không có đền bù (quan điểm này ông Phùng Quang Thanh nhấn mạnh với báo giới năm 2014).
Do đó, viện cớ “quốc phòng” chỉ là cái cớ nhằm che đại nhóm lợi ích đó mà thôi (bởi bố trí chiếc ô phòng không S300 ở Biên Hòa, Đồng Nai là đảm bảo vùng trời Tp. Hồ Chí Minh, chưa đề cập đến việc, 4 tháp pháo phòng không hiện nay nằm vùng giữa sân bay Tân Sơn Nhất – tức nếu thu hồi lại đất phục vụ sân bay thì sẽ tăng cường đáng kể khả năng quốc phòng sân bay).
Tiếp đó, vào chiều ngày 8/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tuyên bố trước Quốc Hội: “Bộ Giao thông vận tải đã tìm hiểu kỹ càng và dù Bộ Quốc phòng rất ủng hộ nhưng việc mở rộng sân bay lên phía Bắc là hoàn toàn không khả thi”. Điều này gián tiếp công nhận việc giữ nguyên trạng sân bay Tân Sơn Nhất và buộc phải tiến nhanh sân bay Long Thành.
Ngay sau phát biểu này, báo Tuổi Trẻ đã chạy hàng tít: Nói không thể nới sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc là ngụy biện. Và trích dẫn nhiều ý kiến người dân lẫn chuyên gia để phản biện lại.
Người viết cho rằng, hàng loạt các động thái liên quan của Chính phủ gần đây, mà mới nhất là từ ông Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa là đi ngược lại với lợi ích nhân dân một cách... trơ trẽn. Có phải, Chính phủ Việt Nam, Quốc Hội Việt Nam đã thực sự làm tốt vai trò “đại diện” cho nhóm lợi ích của bên quân đội? Và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đẩy nhanh tiến độ xây sân bay Long Thành?
Chấm dứt nạn quân đội làm kinh tế
Tệ nạn quân đội làm kinh tế đã và đang trở thành một mầm mống uy hiếp lợi ích cộng đồng, và khả năng mở rộng cải cách thể chế kinh tế - chính trị tại Việt Nam. Bởi nó sẽ chi phối mạnh quyền lực, cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng của những nhóm người thân hữu quân đội trong hệ thống chính trị.
Biệt phủ tướng lĩnh mang tên Tân Sơn Nhất, và sắp tới là Long Thành là một trong những biểu hiện chi phối như vậy (10.300 tỷ đồng là giá trị đất bị chiếm dụng ở TSN).
Thế nhưng, đối diện với nguy cơ lung đoạn quyền lực, bằng cách nào đó – Chính phủ vẫn một lòng đứng về phía Quân đội. Vào cuối năm 2016, nhân dịp kỷ niệm ngày QĐND Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cao tinh thần khởi nghiệp, coi đây là một nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và rất quan trọng. Và căn cứ vào cách Chính phủ đề xuất “kiếm tiền” nhằm đẩy mạnh nguồn tiền cho sân bay Long Thành cách đây vài ngày, thì đó chính là biểu hiện cho mối liên hệ thiết thân giữa hai bên.
Quân đội làm kinh tế không những phá hoại ngầm sự cạnh tranh doanh nghiệp, khi được nhà nước “ưu đãi’ về mặt cơ chế, chính sách và đất đai (từ dịch vụ viễn thông, xây dựng nhà đất, khai thác khoáng sản, hải sản cho đến sản xuất đồ dân dụng, dịch vụ du lịch,…). Mà còn khiến cho nhiệm vụ chính cầm súng bảo vệ quốc gia bị chểnh mảng, yếu tố tinh nhuệ suy giảm nghiêm trọng, không theo kịp yếu tố hiện đại về mặt thiết bị - vũ khí.
Do đó, từ năm 2007, quan điểm của ông Tổng bí thư Lê Khả Phiêu là không chấp nhận quân đội làm kinh tế, bởi nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng là phải tập trung bảo đảm an ninh quốc gia.
An ninh quốc gia giờ đây xâm hại nghiêm trọng khi bên trong hệ thống sân bay có tần suất hoạt động cao nhất nước tồn tại tổ hợp nhà hàng, khách sạn, trường học và sân golf!
Bằng chiêu trò giữ lại sân golf bằng mọi giá, nhóm lợi ích trong quân đội, đặc biệt là từ ông Bộ trưởng BQP Phùng Quang Thanh đã và đang bôi nhọ hình ảnh quân đội trong mắt người dân.
Trong một chia sẻ, facebooker Nguyễn Thiện đã “nhại” lại bài thơ Dáng đứng Việt Nam, theo đó: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Đồng đội anh lấy đất làm sân gôn.
Sân golf Tân Sơn Nhất – sản phẩm chia chác của quân đội, được bảo hộ bởi Chính phủ, và là nơi mà máu của những người đổ xuống trong cuộc chiến thống nhất 2 miền đã trở nên vô ích.
------------------------nguon; http://www.ijavn.org/…/vntb-dang-ung-tan-son-nhat-chinh-phu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét