Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày !
.
.
Tầm lãnh đạo có lý có
tình, có tính tích cực thì phải như đại biểu thành phố Hồ Chí Minh Đặng Văn
Khoa năm nào giữa hội trường vạch mặt kẻ cấp trên dối trá có hệ thống bất chấp
sẽ bị trù dập, trả đũa hay như cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dám chặt đứt lợi
ích tại cơ quan mình phụ trách và những nơi có liên quan khác bất chấp mình sẽ
bị cô lập nơi chính trường nếu có. Còn đè dân ra mà lập công lấy điểm là cơ
hội,chụp giựt...
Cách làm chỉ chơi nổi với động cơ cá nhân chứ không phải tầm
lãnh đạo (đè dân mà đánh quá dễ). Ông Hải - Phó Chủ tịch quận 1 ở đâu về hay ở
đâu lên mà không biết nguyên do gốc rễ hè phố bị chiếm dụng? Tại sao anh không
xử trảm những thuộc quyền là những tay ăn lương nhà nước hàng tháng mà vô tích
sự thậm chí đồng lõa thờ ơ để ăn tiền bảo kê, tham nhũng? Khi làm phải có lộ
trình, kế hoạch thông báo làm sao hiệu quả mà ít tổn hại đến tài sản của nhân
dân, nhưng ngược lại các cơ quan công quyền không gương mẫu chẳng những cưỡng
chế đập bỏ mà anh còn phải lập biên bản phạt nặng mới đúng bởi họ không phải là
đối tượng nhắn nhở, giáo dục. Chính họ là những thủ phạm chính, thường đứng
trên, đứng ngoài pháp luật bởi công thần, bởi quan hệ, tiền tệ... Còn đối với
chị bán kính đang phẫn uất sao anh không cho họ 5-10 phút dọn dẹp mà đằng đằng sát
khí như kẻ thù, hồ đồ muốn quy chụp là chống người thi hành công vụ? Đây đâu
phải là chiến trường mà là xã hội trong đó gương mặt anh phải là tiêu biểu của
bộ mặt văn minh thành phố, làm lãnh đạo phải có trái tim thấu hiểu đến tận cùng
nỗi khổ nhọc của nhân dân kiếm miếng ăn...
Chính quyền nước ngoài
tuy đã giàu có, văn minh nhưng với tư duy phục vụ nhân dân tốt nhất, hiệu quả
nhất nên họ đã động não để có những sáng tạo trong quản lý đường phố. Một thí
dụ được trích dẫn như :"KHUYẾN KHÍCH BÁN HÀNG RONG
KẾT HỢP NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG RONG VÀO VIỆC LÀM ĐỊA ĐIỂM
Warwick, Durban là một vùng buôn bán trên đường phố nhộn nhịp nhất, và cũng là
một không gian kinh doanh và giao tiếp xã hội quan trọng của thành phố. Trong
nhiều thập niên, các viên chức địa phương đã cộng tác với những người bán hàng
rong để cải thiện điều kiện của vùng qua việc thiết lập những chiến lược về
chánh sách và đồ án trong Dự án Khôi phục Đô thị Giao lộ Warwick [Warwick
Junction Urban Renewal Project]. Kết quả là quán có điện nước, vỉa hè được mở
rộng, đèn, tủ an toàn để chứa hàng qua đêm, tất cả giúp cho việc bán hàng rong
tồn tại và an toàn hơn.
ĐƯA RA QUY ĐỊNH BÁN HÀNG
RONG DỄ ÁP DỤNG.
San Antonio, Texas có một khung cảnh bán hàng rong bận rộn, phần lớn được chính
quyền ủng hộ. Điều kiện bán hàng rong được chi tiết hóa cho mỗi loại thức ăn và
được liệt kê bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha trên website của thành phố. Thủ tục
xin giấy phép tương đối đơn giản. Nhưng có một vấn đề là các xe bán thức ăn
phải đậu cách xa các nhà hàng xây bằng gạch 300 feet. Điều này thường phương
hại đến khả năng đậu trên đường phố của xe bán thức ăn và đưa đến việc thiết
lập các bãi đậu xe bán thức ăn".
Còn ở nước ta thì ngược
lại, tuy nhân dân nghèo khó, tần tảo mưu sinh nhưng phải chạy, phải trốn, phải
giành kéo, phải mất trắng vốn... cũng bởi chính chính quyền với con mắt không
biết phục vụ dân mà còn xem rẻ... Nói như trên trang anh Duy Lâm là: "Phải
nhìn tận gốc hàng rong từ đâu ra, từ đâu họ phải sống dường như ở đáy sông, nơi
mà một anh dân phòng, một chú công an phường cũng có thể quát nạt, đánh đập,
thu gom họ như những cái bàn cái ghế, ném họ xuống đường, lên xe tải như những
đồ đạc chứ không phải người?
Họ là nông dân anh hùng
cả đấy. Họ là chủ nhân của những miếng ruộng, mảnh rẫy, đã bị các tư sản đỏ
phối hợp với chính quyền, công an (lại công an) đánh đập, giật khỏi tay họ
phương tiện sống cuối cùng, đẩy họ ra lề đường.
Ăn mày là ai, ăn mày là
ta
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.
Không thể sinh sống được ở nông thôn, họ kéo về phố...
Về phố thị, lưng vốn không
có, chắc chắn rằng họ sẽ không mua được chung cư Ecopark, cố gắng lắm thì thuê
được cái nhà trọ tồi tàn chen chúc, hoặc công viên, gầm cầu...
Về phố thị, nghề nghiệp
không có, chắc chắn họ chỉ khuân vác, vé số, kiếm được cái xe ba bánh như ở chợ
Bình Tiên vừa rồi là cố gắng lắm.
Họ như cây cỏ, như rau
sam, chen lấn sát vỉa hè, vệ đường. Họ không có ngày mai. Ngày mai của họ chất
kín hôm nay với ba món hàng mà chắc chắn anh DLV bác sĩ kia sẽ chun mũi, vì anh
xài hàng hiệu.
Họ sẽ mệt mỏi sau một
ngày lăn lộn dưới nắng, dưới bụi, chạy công an, dân phòng, chạy hàng...thú vui
cuối ngày của họ là cút rượu men hoá chất, cẳng gà thối. Nó khác với thú vui
của bar, của restaurant, của hotel, resort...
Họ trở thành thứ dở hơi,
thành lực cản cho sự phát triển, thành đối tượng thu gom mỗi lần chỉnh trang đô
thị. Là con bù nhìn cho những anh thượng sĩ Hà luyện ngón võ độc, để nhập viện
115 với chẩn đoán xuất huyết não, mà không có BHYT, không có tiền, đối mặt với
những thứ đó chỉ còn cỗ ván từ thiện. Tôi chê anh Hà không ra tay mạnh thêm tí,
có thể anh hàng rong kia gãy cổ chết tại chỗ, có khi vợ con anh ấy đỡ phải còm
cõi trong những ngày nằm viện vô vọng.
Các bạn chê hàng rong.
Nhưng tôi cho rằng đó là vùng đệm cho xã hội Việt Nam khỏi sụp đổ đấy. Như hàng
cây vẹt, cây bần (cái tên cây cũng khốn nạn như hàng rong), cây mắm kia là hàng
rào chắn sóng, là nơi ôm ấp từng mảnh đất liền, đội ngũ hàng rong giữ cho những
xung đột xã hội Việt hiện nay khỏi bùng nổ, vì đói, vì tay chân chẳng biết làm
gì. Vì vậy, ngày nào hàng rong còn tồn tại mà chưa có giải pháp tốt hơn, chính
quyền cần cảm ơn Thượng Đế đã tạo ra nghề hàng rong.
Vì sao? Vì họ là những
người đã mất hết, mất đến cả lối đứng thẳng người. Mà như ai đó đã nói, đem cái
không có gì mà đổi được một chút gì thì kiểu nào cũng đổi.
Đằng sau chúng nó đuổi,
đằng trước chúng chặn đường, đẩy người dân ra tận vỉa hè để kiếm sống, nếu
chính quyền còn biết lo cho dân, cần phải có một phương án tiếp cận kinh tế xã
hội khác, không thể để tình trạng "cừu ăn thịt người" như thời chủ
nghĩa tư bản hoang dã hoành hành ở Anh. Hoặc nếu không lo được thì cũng phải lo
cho họ được một số phòng hơi ngạt, một ít cây thập tự dọc đường cho họ có chỗ
treo cổ miễn phí.
"Một chính quyền
không phải của dân, không phải do dân mà không còn biết vì dân để giúp họ chết
miễn phí thì chính quyền đó mãi mãi là ngụy quyền".
Và nói như Khanh Tuan
Nguyen:
"Hàng rong. Tôi vẫn nghe những lời cay nghiệt về hàng rong Sài Gòn. Nào là
nên bắt hết, nào là cản lối giao thông, nào là thực phẩm không an toàn.
Có rất nhiều người quên
mất rằng mẹ hay chị hay cha hay anh của họ đã từng nuôi họ lớn lên bằng những
mẻ hàng rong hèn mọn, mà hôm nay họ lớn khôn, và cất giọng dẫm đạp, khinh miệt.
Hàng rong hóa ra là kẻ
tội đồ ghê gớm vậy? Đến mức những tên ác ôn mặc áo trị an đánh đập, tàn hại vẫn
được vỗ tay ca ngợi?
Những kẻ dẫm đạp ấy, tôi
chưa bao giờ thấy họ dám mở miệng chất vấn ai - quan chức nào có trách nhiệm đã
cho nhập hàng hàng tấn tấn hóa chất độc, thực phẩm độc từ Trung Quốc vào, đầu
độc trực tiếp các gia đình, ghê sợ và âm mưu, khác hẳn những gánh hàng rong
kiếm sống qua ngày.
Cái hèn và sự lê lết theo kẻ mạnh để kiếm chút lợi tàn, đã biến ngụy biện thành
một hình hài tội ác, mà quên rằng trong những gánh hàng rong đó, có cả những
người nông dân nghẹn ngào mưu sinh bên vệ đường, cửa chợ vì không còn khả năng
sinh sống nơi quê hương của mình đang ngập mặn, đang cạn khô vì đập nước Trung
Quốc, hay đất đai đang bị giải tỏa oan khiên.
Tôi khinh bỉ sự chà đạp
người nghèo và kẻ yếu thế. Tôi thách thức những ai biết viết, biết đọc hãy tố
cáo tội ác của các quan chức, của hệ thống chính quyền đang hãm hại từng con
người, từng gia đình, hay ngu dốt chất nợ công lên lưng người Việt như một bọn
cướp đường.
Tôi khinh bỉ sự trốn
tránh trách nhiệm công dân và khinh bỉ cả những kẻ chỉ biết lợi dụng đồng loại
để nhoi lên như giòi bọ.
Chính sách không nhất quán, cuộc sống bấp bênh, luật lệ chỉ có lý mà không có
tình là nội dung của những gì chúng ta chứng kiến hôm nay.
Cám ơn cuộc đời có nhân
quả. Cám ơn tương lai rồi sẽ trả lại hết những gì hôm nay đang gieo xuống, mà
chúng ta đang chứng kiến với nỗi đau vì còn nhân tính trong trái tim
mình".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét