>> Xử nghiêm chủ nhân trang Facebook I Love Đà Nẵng xuyên tạc sự thật
>> Nhức nhối Formosa
>> Formosa thách thức sự kiên nhẫn của người Việt?
Nguyễn Xuân Thủy
NNVN - Khi nguồn lợi thủy sản ở các vùng ven biển Trung Quốc ngày càng bị suy giảm, nhiều ngư dân Trung Quốc đang phải tìm kiếm các ngư trường mới để đảm bảo công việc. Theo Hoàn cầu Thời báo, để xử lý vấn đề ngư dân thường xuyên xâm phạm vùng biển nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc đang...
Một số thậm chí phải sang các vùng nước của quốc gia khác đánh cá trộm và hoạt động này đang gây ra nhiều căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, theo tờ Hoàn cầu Thời báo, một phụ bản của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc)
Theo Hoàn cầu Thời báo, để xử lý vấn đề ngư dân thường xuyên xâm phạm vùng biển nước ngoài, Chính phủ Trung Quốc đang “cố gắng giáo dục ngư dân về luật pháp”, trong khi tìm cách phục hồi nguồn thủy hải sản.
Cuộc “xâm lăng” trên biển?
Trong khi đó, tờ Diplomat của Nhật Bản đặt câu hỏi: ngư dân Trung Quốc phải chăng đã trở thành những tên cướp biển toàn cầu mới? Báo này nói, không chỉ ở biển Đông, ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc khắp nơi trên thế giới vì các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.
Ngày 18/6/2016, hải quân Indonesia chặn bắt một tàu Trung Quốc đang đánh bắt được cho là bất hợp pháp ở vùng biển thuộc chủ quyền Indonesia, gần quần đảo Natuna. Hải quân Indonesia tuyên bố đã bắt giữ 7 người trên tàu. Đây là vụ việc thứ ba ở quần đảo Natuna liên quan đến các tàu Trung Quốc.
Một thông báo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng hải quân Indonesia đã bắn cảnh cáo về phía tàu Trung Quốc, làm bị thương một ngư dân và gây hư hại cho con tàu. Tuy nhiên Trung Quốc nhấn mạnh rằng đó là “ngư trường truyền thống của Trung Quốc” và cáo buộc Indonesia “lạm dụng vũ lực”.
Về phần mình, Indonesia nói nước này sẽ tiếp tục có những biện pháp “quyết đoán” để đối phó với các tàu nước ngoài hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển nước này. “Chúng tôi không lưỡng lự trong việc sử dụng các biện pháp quyết đoán chống lại tàu nước ngoài, bất kể tàu nước nào, khi họ xâm phạm vùng lãnh thổ Indonesia”, người phát ngôn hải quân Indonesia nói.
Đây không phải lần đầu tiên các tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
Hồi tháng 5/2016, Nam Phi bắt giữ ba tàu Trung Quốc với khoảng 100 thủy thủ vì nghi ngờ họ đánh bắt mực bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ba tàu gồm Fu Yuan Yu 7880, Fu Yang Yu 7881 và Run Da 617, đang chứa trong khoang khoảng 600 tấn mực, bị áp giải về bờ để xử lý, theo Reuters.
Ba yếu tố
Ba tàu nói trên, theo Diplomat, thuộc một hải đội gồm 6 tàu đánh cá, mỗi tàu dài 55m, đăng ký ở Phúc Châu, thủ phủ Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, bị bắt quả tang trong vùng biển nước ngoài mà không có giấy phép.
Tháng 2/2016, tàu của Sea Shepherd - một tổ chức phi chính phủ chuyên thực hiện các hoạt động bảo vệ động vật biển - đã đối đầu với hải đội này trên biển Ấn Độ dương, phía tây bờ biển Perth của Australia.
Các tàu này, theo ghi nhận của Sea Shepherd, sử dụng lưới rê, bị Liên Hợp quốc cấm từ năm 1992 vì cung cách đánh bắt hủy diệt. Tàu Sea Shepherd đã truy đuổi theo đội tàu Trung Quốc trong vòng hai tháng cho đến khi chúng tới vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa. Tại đây, tàu Fu Yuan Yu 076 đã kêu gọi hỗ trợ từ một tàu chiến Trung Quốc.
“Tàu hải quân Trung Quốc mang mã hiệu 571 phát tín hiệu gọi tàu chúng tôi và yêu cầu chúng tôi giải thích hành động của mình”, thuyền trưởng tàu Steve Irwin của Sea Shepherd, Siddharth Chakravarty, nói. Nhưng đáng ngạc nhiên là tàu hải quân Trung Quốc để tàu Steve Irwin tiếp tục truy đuổi.
Hồi tháng 3/2016, lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đánh chìm một tàu giã cào Trung Quốc đang đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước này sau khi tàu Trung Quốc liều lĩnh tìm cách đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng nước sở tại.
Đầu tháng 6/2016, Hàn Quốc và Bộ Tư lệnh Liên Hợp quốc tại Hàn Quốc bắt đầu một hoạt động phối hợp mà mục tiêu là các tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại bờ biển phía tây Hàn Quốc. Căng thẳng gia tăng từ năm 2011 sau khi ngư dân Trung Quốc giết hại một sỹ quan của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cho đến là nhà “sản xuất” cá lớn nhất thế giới. Từ “nhà sản xuất” phản ánh số lượng hải sản đánh bắt được. Liên Hợp quốc cho biết trong năm 2014, Trung Quốc lập kỷ lục đánh bắt 13,9 triệu tấn, đối thủ cạnh tranh gần nhất là Indonesia chỉ mới đạt 5,4 triệu tấn. Chưa rõ là số lượng đánh bắt bất hợp pháp đã được tính vào tổng sản lượng của Trung Quốc hay chưa.
***
Lòng tham
Trong cuốn sách xuất bản năm 2005 có tựa đề “Trung Quốc và luật - chính sách nghề cá quốc tế”, tác giả Xue Guifang nói có ba yếu tố khiến ngư dân Trung Quốc ít tuân thủ quy tắc và luật lệ quốc tế.
Nhiều người không hiểu các thay đổi đối với việc đánh bắt được quy định trong các điều ước quốc tế, nghĩa là họ phải ra khỏi các vùng biển thuộc chủ quyền nước khác cho dù trước đây họ từng đánh bắt.
Yếu tố thứ hai là công nghệ lạc hậu của các con tàu đánh cá không giúp họ xác định rõ ranh giới các vùng biển. Tuy nhiên, hầu hết sự vi phạm đến từ lý do kinh tế, lòng tham.
------------------------
nguon: http://www.phuocbeo.info/2016/10/ngu-dan-trung-quoc-phai-chang-tro-thanh.html
------------------------
nguon: http://www.phuocbeo.info/2016/10/ngu-dan-trung-quoc-phai-chang-tro-thanh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét