Translate

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

"Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không?”

Myanmar tuyên bố: Không có gì phải sợ Trung Quốc
Thủ tướng chỉ thị toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Dân tộc...“
"Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ"
>  Biển Đông: Bạn thích thuốc đắng hay mật ngọt?.

.
Nguyễn Văn Tuấn
nhà báo Kim Dung: Mấy ngày nay, cũng trên các trang mạng XH bình loạn về câu phát ngôn ấn tượng của ông Tướng Huỳnh Ngọc Sơn. Dĩ nhiên đã gọi là “bình loạn” thì toàn là những lời … khó nghe, vì nó thẳng và nó cũng phũ.

.Trong thực tế, đúng là VN so với TQ thì thực lực kém xa. Và điều đó, đòi hỏi VN phải có sách lược khôn ngoan, khôn khéo. Nhưng nếu từ chỗ để vì “khôn khéo” trong sách lược với giặc, lại chuyển sang… thách thức người dân tay không đánh giặc, thì ông ăn lương tướng và chỉ huy hàng ngàn quân sĩ, vũ khí để làm gì?

.Chủ quyền độc lập dân tộc không phải là thứ để thách thức với dân, nhất là với người làm Tướng
.
Tôi đọc trên một website lề dân thấy tác giả trích câu nói của ông Phó chủ tịch Quốc hội làm tôi kinh ngạc. Đại khái ông nói rằng VN mình coi như bó tay, không thể đòi hay lấy lại Hoàng Sa & Trường Sa đã mất vào tay giặc. Ông còn nói như thách thức: “ai có giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không”. Tôi không tin vào mắt mình và không tin tác giả trích dẫn đúng, nên tôi thử google thì quả thật câu nói này trong báo phapluat.vn! Nhưng vào trang web thì thấy người ta đã xoá câu nói này.

Báo phapluat.vn có đi bài “Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông” mà trong đó ông Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn giải thích tại sao không cần ra nghị quyết về Biển Đông. Theo bản tin lề dân thì nguyên văn câu ông nói là:

“Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.

Nhưng càng ngạc nhiên hơn, tác giả cũng trích một câu khác của ông: “Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”

Vào trang phapluat.vn thì thấy người ta đã lược bỏ hai câu “tế nhị” trên. Nhưng trong cache thì hai câu vẫn còn đó (xem hình). Như vậy, rõ ràng là ông thượng tướng có nói câu đó, và báo lề dân trích dẫn đúng.

Phải nói rằng khó có một đại biểu QH nào mà nói thẳng như thế. Phong cách rất Nam bộ (và tôi đoán ông này chắc là dân miền Nam). Nhưng cũng chính cách nói “ta như thế này …” giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ của chính quyền trước sự hung hãn của Tàu. Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng người phát ngôn câu này là một thượng tướng trong quân đội! Không biết các vị khác nghĩ gì về hai câu nói bất hủ này.
***

P/s: Phần béo bổ thì xơi, xương xẩu giành cho con cháu!

Rất nhiều vị từ lãnh đạo đến đại biểu QH khi bị cử tri chất vấn về vấn đề Biển Đông đã phát biểu: "Hiện chúng ta không thể đòi được Hoàng Sa, chuyện này để cho con cháu đòi"!

Nghe thật bất nhẫn. Dầu ngoài biển, than trên cạn, rừng núi, khoáng sản khác các vị đã đào gần hết. Các bờ biển đẹp nhất cũng "cho nước ngoài thuê" với thời hạn vài chục đến 50 năm. Nghĩa là cái gì ngon xơi nhất trên đất nước này quí vị đã khai thác triệt để. Còn vùng biển đảo bị kẻ thù tiến chiếm đã mấy mươi năm thì quí vị... nhường cho con cháu!

Hãy nhìn sang Philippines, vũ lực họ cũng đâu có mạnh, nhưng cách phát biểu của họ khác, ít nhất cũng làm ấm lòng người dân. Đâu có người dân Việt nào bảo ngay tức khắc cất quân ra đánh Hoàng Sa đâu, nhưng phải nói sao cho đở thẹn với tiền nhân, không ảnh hưởng đến quốc thể.

Không đòi bây giờ, ít nhất bằng lời nói, thì đời con cháu có mà gặm xương! (FB Bổn Đình Nguyễn)
Qua trả lời của ông Phó Chủ tịch Quốc hội, cốt lõi của chuyện chưa (hoặc không) ra nghị quyết là do ta yếu, Trung Quốc mạnh.
Nói một cách nghiêm túc, thì tư duy và logic của ông Sơn có vấn đề, bởi lẽ:
1. Từ 2000 năm qua, có bao giờ Việt Nam mạnh hơn Trung Quốc chưa?

2. Việc ra nghị quyết phản đối, là hành động pháp lý, củng cố cho các chứng thư về chủ quyền. Quốc hội đâu cần phải ra nghị quyết kêu gọi chiến tranh?
3. Trong lịch sử và trong pháp lý, dù quyền kiểm soát, quản lý không còn, nếu bên bị chiếm đoạt im lặng thì coi như là hành động mặc nhiên thừa nhận. Do đó, các vấn đề về lãnh thổ luôn được giữ nguyên hiện trạng, các quốc gia bị cưỡng chiếm chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền bằng cách ra các nghị quyết, văn bản pháp lý để phản đối, hoặc thể hiện chủ quyền, ko công nhận quyền sở hữu của bên cưỡng chiếm.
4. Nếu tư duy như ông Sơn, thì một ngày nào đó Campuchia mạnh lên, và cưỡng chiếm lục tỉnh miền tây. Lúc đó ta cũng im lặng?
* Ông Sơn hoặc ko hiểu hoặc đánh tráo khái niệm, mặt khác, coi thường truyền thống yêu nước mấy ngàn năm qua của dân tộc.
(Fb Hoành Hữu Hồ)

Không có nhận xét nào: