Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ ở mức thấp hơn năm nay; Việt Nam nên hạn chế vay nước ngoài bằng ngoại tệ để giảm nợ quốc gia.
>> Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần vẫn không dừng lại
>> Mỗi người Việt “gánh” hơn 21 triệu đồng nợ công
>> Việt Nam có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ công?
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Theo đại diện IMF, Việt Nam bị thâm hụt ngân sách nhưng lại thặng dư tài khoản vãng lai năm 2014. Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam hiện ở mức hợp lý.
"Tuy nhiên, Việt Nam nên hạn chế vay nước ngoài bằng ngoại tệ để giảm nợ quốc gia", ông Sanjay Kalra nhấn mạnh.
Cho rằng nợ công ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao và ông Sanjay Kalra khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý đến một số vấn đề như cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngành tài chính - ngân hàng, cải thiện năng suất lao động, nâng cao hiệu quả đầu tư công để kích cầu nội địa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia quốc tế khuyến cáo Việt Nam không nên tiếp tục vay nước ngoài
|
Trên thực tế mới đây ông Trương Hùng Long, cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2015, tỉ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ dự kiến chiếm khoảng 16,1% so với tổng thu ngân sách, tăng so với hai năm trước đó (tỉ lệ này năm 2013 là 15,2% và năm 2014 là 13,8%).
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội mới đây, tỷ lệ trả nợ và viện trợ của Chính phủ năm nay đã lên tới 31% thu ngân sách, tức vượt ngưỡng cho phép.
Ông Long thừa nhận: Ngân sách nhà nước hiện nay đang trong giai đoạn căng thẳng, song hiện nguồn lực còn hạn chế nên vẫn cần huy động vốn vay để đầu tư.
“Do đó, nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi,” ông Long nói.
Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét