Quốc chủ Đông Ngô thời Tam Quốc là Tôn Lượng (con út
của Tôn Quyền) vốn dĩ thông minh vặt vãnh. Bữa Lượng thèm ăn mật mới gọi nhà
bếp dâng lên ngự thiện, chẳng dè trong mật có phẩm (tức là cứt chuột), tên thái
giám nhân cơ hội đó hùa vào nói xấu nhà bếp. Lượng bếp lên căn vặn, hắn thưa:
Đồ ăn thần bảo quản nghiêm ngặt làm gì có chuyện có cứt chuột trong đó, đây
chắc là có kẻ muốn hại thần nên lén bỏ vào. Lượng bảo: Bẻ phẩm ra nếu rơi vào
trong mật lâu tất ngấm vào trong,, nếu phẩm còn khô thì là có kẻ định hại nhà
ngươi. Phẩm (cứt chuột) bẻ ra quả nhiên còn khô, Lượng sai người tra án, té ra
tay Thái giám kia thâm thù với nhà bếp, rình bỏ cứt chuột vào tính kế vu vạ.
Đấy là chuyện nước Tầu - Tam Quốc xưa kia, ngẫm đến giờ cũng nhiều điều lý thú.
Chuyện Trâu Bò
Sáng ra đọc một bài báo,
title đại khái là "Hãy tránh ra", kể về chuyện trâu bò mưu đập ruồi
mà không phải húc nhau đến bươn đầu mẻ trán. Sau nhiều lần kiểm nghiệm, họp hội
nghị vì tồn vong, nhà Ruồi rút ra kết luận: Hãy tránh xa đám trâu bò.
Tiếp đến nghe tin Kim Quốc
Hoa TBT tờ báo Người Cao Tuổi bị điều tra, đề nghị tước thẻ nhà báo. Không rõ
có can hệ gì đến trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết mà bài báo kia ngụ ý hay
không? Nếu vậy thì thật là hài hước, khi Trâu - Bò đã thu xếp ổn thỏa, giữ gìn
đoàn kết nội bộ thì kẻ chết đương nhiên phải là Ruồi - vo ve mà lại cứ ảo tưởng
đậu trên đầu TRÂU đầu BÒ.
Người Trung Quốc lưu truyền
một câu cổ ngữ: Thỏ khôn hết thì cáo săn phải chết, nước địch hết thì mưu thần
phải giết.
Tôi nghĩ người đã cầm bút
chuốc hại cho xã hội ở chỗ lợi dụng niềm tin, tình thương của xã hội mà mưu lợi
cho mình. Chuốc hại cho mình ở chỗ để người ta lợi dụng cho các mưu mô quyền
bính, biết là thế nhưng không phải ai cũng thoát, cũng đủ tỉnh táo để nhìn nhận
chân xác sự vụ. Cái bả
đưa ra một là tiền, hai là danh tiếng. Trăm năm như một, triệu người như một
không ai không ham cả.
Ham
những cái đó nhưng mồm nói ra toàn những thứ nhân văn cao cả, đạo đức lương
tâm, vì công bình xã hội, ấy chả qua là phường đạo đức giả - Hoặc mắc bệnh thần
kinh hoang tưởng khi nghĩ mình có trọng trách cứu vớt xã hội. Hãy tha thứ cho
tôi, vì thực tâm tôi không tin vào những giá trị tốt đẹp đang hiện diện và được
nâng niu, những anh hùng dấn thân vì xã hội.
Ở xã hội
chúng ta, niềm tin đấy bị giết lâu rồi. Còn lại trong tôi là sự nghi ngờ kiểu
trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, thỏ khôn hết cáo săn bị giết. Còn gì xứng
đáng hơn cái chết của con RUỒI cứ ảo tưởng đậu trên đầu TRÂU, BÒ?
Và
chuyện con ruồi
Nghe nói
rằng vợ chồng Tân Hiệp Phá(t) rất dị hợm hống hách, tham gia sự kiện chuyên mặc
áo rồng phượng. Có lẽ vì thế họ bị các cơ quan, đơn vị truyền thông thù ghét.
Nhưng mấy ngày hôm nay đòn đánh hội đồng doanh nghiệp này, khiến tôi thật sự
ngỡ ngàng.
Vẫn biết
rằng cách xử lý Khủng hoàng truyền thông của Tân Hiệp Phát có vấn đề, vẫn biết
rằng loài người nhìn chung là thường dành tình thương cho kẻ yếu, ước vọng rõ
ràng ở những câu chuyện cổ tích. Chỉ có điều tôi không thể hiểu lòng thương ấy
lại có thể ngồi lên trên cả lý trí và luật pháp.
Anh Võ
Văn Minh là người bán hàng, trong những mặt hàng anh ta bán có nước giải khát
của Tân Hiệp Phát. Một con ruồi trong chai Number one đã đem lại cơ hội cho anh
ta kiếm nửa tỉ đồng. Đó có thể nói là con ruồi đắt nhất thế giới.
Cách
"thỏa thuận dân sự" theo như miệng lưỡi một số luật sư, nhà báo là
việc Tân Hiệp Phát đã bỏ ra nửa tỷ đồng để mua sự im lặng của anh Minh, sao còn
cáo giác Công An? Họ quên béng mất việc anh này vì mưu giầu (mà ở đây là sự làm
giàu bất chính) đã đe dọa Tân Hiệp Phát bằng việc đe dùng 5000 tờ rơi và cáo
bạch trên các phương tiện truyền thông.
Anh Minh không vì một chút
quyền lợi người tiêu dùng nào, không vì xã hội một chút nào, anh ấy muốn làm
giầu từ việc tống tiền Tân Hiệp Phát. Người tiêu dùng, xã hội không mảy may có
được chút lợi ích nào từ nửa tỷ đồng mà anh ta có khả năng có được từ Tân Hiệp
Phát. Nói cách khác Võ Văn Minh là kẻ thủ ác trên cả hai khía cạnh: bán rẻ
quyền lợi người tiêu dùng - khi con ruồi thực sự có trong chai Number one; Ngụy
tạo bằng chứng tống tiền doanh nghiệp khi anh ta bỏ con ruồi vào chai nước nói
trên.
Và nhiều cơ quan đơn vị
truyền thông đã đánh hội đồng Tân Hiệp Phát nhân danh lòng thương người nghèo;
họ cố tình ngồi lên trên cả lý trí, cả pháp luật để đạo diễn dư luận xã hội. Sự
công bằng của họ ở đâu? Hay vì những quyền lợi riêng (ví dụ hợp đồng quảng cáo
số báo tết?).
Vì lợi riêng mà nhân danh
những gì cao cả đó là phường đạo đức giả.
Đàng sau những đòn đánh hội
đồng Tân Hiệp Phát là ai? Liệu có chăng nhuẫn bút mỗi bài được một nhân vật Ích
xì nào đó trả 300 USD hoặc hơn nữa? Thứ lỗi cho tôi, khi tôi võ đoán! Nhưng con
ruồi nửa tỷ với sự đạo diễn của giới truyền thông đã làm lệch lạc cả xã hội,
kéo người ta đi vào thí tình thương vay mà hại mình, ngồi lên trên cả pháp
luật. Đã dày công dẫn dắt dư luận đến vậy, lợi dụng tình cảm người ta đến vậy mà
không kiếm được món lợi nào thì quá là vô lý.
2 nhận xét:
Chả hiểu THẾ LÀO NÀ THẾ LÀO.
RÚT CỤC LÀ KHÔNG CÓ KỶ CƯƠNG,
Kỷ cương là kỷ cương lào ?
Lão HOA hình sự! Cảnh cáo sâu Truyền..
Chống...hả! Đến tết Công Gô
Đường xa muôn nỗi dạt xô bọt bèo
An lành thì tránh kẻo teo
Trâu Bò áp má vèo vèo quất đuôi
Chúng sinh cũng chỉ muỗi ruồi...
CÁT ui....
Đăng nhận xét