Giáo sư Carlyle Thayer đã khẳng định như vậy với PV Lao Động trong Hội thảo về tranh chấp Biển Đông diễn ra sáng 26.7. “Đã đến lúc các bạn phải nghĩ đến việc sử dụng những bằng chứng này ở một phiên tòa quốc tế. Nếu Trung Quốc có những bằng chứng này thì họ đã kiện các bạn ra tòa từ lâu. Họ thiếu những bằng chứng đến độ phải ngụy tạo ra những bằng chứng giả trên các quần đảo. Điều Việt Nam cần là phải quyết tâm kiện để đưa vụ việc ra tòa”.
Ông Lê Vĩnh Trương, một nhà nghiên cứu quen thuộc của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng “buộc phải kiện Trung Quốc ra tòa”. Bài tham luận của ông Trương đặt ra vấn đề những ảnh hưởng về kinh tế - chính trị nếu Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. “Chúng ta biết kinh tế của Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nên nhiều người lo lắng khi đặt ra vấn đề kiện ra tòa quốc tế. Tuy nhiên, mọi quan hệ kinh tế đều được đặt trên lợi ích của đôi bên”.
Ông Trương, người thường xuất hiện với những bài viết nghiên cứu sâu sắc về tình hình biển Đông, nói: “Những dự án tại Việt Nam cũng là một trong số các ‘mạch máu’ quan trọng của kinh tế Trung Quốc. Nếu Trung Quốc quyết tâm cắt đứt những ‘mạch máu’ này thì đôi bên chỉ ‘lưỡng bại câu thương’ mà thôi”.
Đại diện duy nhất của Trung Quốc, ông Cao Quân – Trung tâm An ninh hàng hải và hợp tác thuộc đại học Bắc Kinh, tuy không đến hội thảo nhưng đã gửi bài tham luận. Bài viết này có tên: “Trường hợp của Phillippines và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước Hội thẩm đoàn theo phụ lục VII của UNCLOS – Quan điểm của Trung Quốc”. Cố gắng vận dụng một số điều khoản trong Công ước về Luật Biển (UNCLOS), đại diện của Trung Quốc cho rằng những tuyên bố chủ quyền của nước này, cụ thể là đường 9 đoạn là “hợp pháp”. Đồng thời, bài tham luận này viết rằng Philippines đã “thất bại trong nghĩa vụ trao đổi góc nhìn với Trung Quốc về những tranh chấp biển Đông”
Việc chỉ đề cập đến Philippines trong bài tham luận của mình mà bỏ qua Việt Nam, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bị vi phạm chủ quyền, cho thấy giới học giả Trung Quốc rất quan tâm đến yếu tố đưa vụ việc biển Đông ra tòa quốc tế.
Trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội thảo, giáo sư Carlyle Thayer (Úc) – người rất quen thuộc với những phát biểu về tình hình biển Đông, đã nói với Lao Động rằng: “Việt Nam có những chứng cứ mạnh nhất về chủ quyền với các quần đảo”. “Đã đến lúc các bạn phải nghĩ đến việc sử dụng những bằng chứng này ở một phiên tòa quốc tế”.
Vị giáo sư đến từ Học viện Quốc phòng – Đại học New South Wales, nói: “Nếu Trung Quốc có những bằng chứng này thì họ đã kiện các bạn ra tòa từ lâu. Họ thiếu những bằng chứng đến độ phải ngụy tạo ra những bằng chứng giả trên các quần đảo. Điều Việt Nam cần là phải quyết tâm kiện để đưa vụ việc ra tòa, nếu không tự bảo vệ thì không ai bảo vệ cho Việt Nam”.
Trong số 20 bài tham luận tại hội thảo, có thể nói không quá lời rằng tham luận của đại diện Trung Quốc có một giọng điệu “bề trên, dạy dỗ” hơn là đóng góp một góc nhìn học thuật trong vấn đề biển Đông. Xuyên suốt bản tham luận này là việc cố gắng áp đặt những lý luận về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông đối với Philippines.
“Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai trong hội thảo này cũng có thể phản bác được bài tham luận này”, nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương nói. Tại hội thảo đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra để phản bác bài tham luận của vị đại diện Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, mặc cho những kiên trì giải quyết vấn đề thông qua đối thoại của Việt Nam, giàn khoan Hải Dương 981 đã xuất hiện sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với tàu chiến đi cùng.
Những bước đi này được ông S.D Pradhan – Đại học Chandigarh và nguyên là Cố vấn An ninh quốc gia của chính phủ Ấn Độ, gọi là “trò chơi phục kích của Trung Quốc”. Theo học giả này, Trung Quốc biết Việt Nam chọn con đường hòa hoãn nên sẽ không bao giờ nhân nhượng trong việc lấn tới trên biển Đông.
“Cần xây dựng một bộ luật hàng hải chung ở khu vực Đông Nam Á để Trung Quốc phải hành xử theo luật pháp quốc tế trên tất cả các vùng biển chứ không riêng biển Đông” - giáo sư Carlyle Thayer phát biểu tại hội thảo. “Tôi nhận thấy Việt Nam đã cố hết sức trong việc thương thuyết kể từ khi giàn khoan xuất hiện trên biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục, mọi yêu cầu của Việt Nam đều bị tảng lờ. Tại hội thảo đã xuất hiện những ý kiến của các học giả Việt Nam cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa, tôi cho rằng Việt Nam phải suy nghĩ nghiêm túc đến điều này”.
Ông Lê Vĩnh Trương, một nhà nghiên cứu quen thuộc của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng “buộc phải kiện Trung Quốc ra tòa”. Bài tham luận của ông Trương đặt ra vấn đề những ảnh hưởng về kinh tế - chính trị nếu Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. “Chúng ta biết kinh tế của Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nên nhiều người lo lắng khi đặt ra vấn đề kiện ra tòa quốc tế. Tuy nhiên, mọi quan hệ kinh tế đều được đặt trên lợi ích của đôi bên”.
Ông Trương, người thường xuất hiện với những bài viết nghiên cứu sâu sắc về tình hình biển Đông, nói: “Những dự án tại Việt Nam cũng là một trong số các ‘mạch máu’ quan trọng của kinh tế Trung Quốc. Nếu Trung Quốc quyết tâm cắt đứt những ‘mạch máu’ này thì đôi bên chỉ ‘lưỡng bại câu thương’ mà thôi”.
Đại diện duy nhất của Trung Quốc, ông Cao Quân – Trung tâm An ninh hàng hải và hợp tác thuộc đại học Bắc Kinh, tuy không đến hội thảo nhưng đã gửi bài tham luận. Bài viết này có tên: “Trường hợp của Phillippines và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước Hội thẩm đoàn theo phụ lục VII của UNCLOS – Quan điểm của Trung Quốc”. Cố gắng vận dụng một số điều khoản trong Công ước về Luật Biển (UNCLOS), đại diện của Trung Quốc cho rằng những tuyên bố chủ quyền của nước này, cụ thể là đường 9 đoạn là “hợp pháp”. Đồng thời, bài tham luận này viết rằng Philippines đã “thất bại trong nghĩa vụ trao đổi góc nhìn với Trung Quốc về những tranh chấp biển Đông”
Việc chỉ đề cập đến Philippines trong bài tham luận của mình mà bỏ qua Việt Nam, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bị vi phạm chủ quyền, cho thấy giới học giả Trung Quốc rất quan tâm đến yếu tố đưa vụ việc biển Đông ra tòa quốc tế.
Trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội thảo, giáo sư Carlyle Thayer (Úc) – người rất quen thuộc với những phát biểu về tình hình biển Đông, đã nói với Lao Động rằng: “Việt Nam có những chứng cứ mạnh nhất về chủ quyền với các quần đảo”. “Đã đến lúc các bạn phải nghĩ đến việc sử dụng những bằng chứng này ở một phiên tòa quốc tế”.
Vị giáo sư đến từ Học viện Quốc phòng – Đại học New South Wales, nói: “Nếu Trung Quốc có những bằng chứng này thì họ đã kiện các bạn ra tòa từ lâu. Họ thiếu những bằng chứng đến độ phải ngụy tạo ra những bằng chứng giả trên các quần đảo. Điều Việt Nam cần là phải quyết tâm kiện để đưa vụ việc ra tòa, nếu không tự bảo vệ thì không ai bảo vệ cho Việt Nam”.
Trong số 20 bài tham luận tại hội thảo, có thể nói không quá lời rằng tham luận của đại diện Trung Quốc có một giọng điệu “bề trên, dạy dỗ” hơn là đóng góp một góc nhìn học thuật trong vấn đề biển Đông. Xuyên suốt bản tham luận này là việc cố gắng áp đặt những lý luận về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông đối với Philippines.
“Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai trong hội thảo này cũng có thể phản bác được bài tham luận này”, nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương nói. Tại hội thảo đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra để phản bác bài tham luận của vị đại diện Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, mặc cho những kiên trì giải quyết vấn đề thông qua đối thoại của Việt Nam, giàn khoan Hải Dương 981 đã xuất hiện sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với tàu chiến đi cùng.
Những bước đi này được ông S.D Pradhan – Đại học Chandigarh và nguyên là Cố vấn An ninh quốc gia của chính phủ Ấn Độ, gọi là “trò chơi phục kích của Trung Quốc”. Theo học giả này, Trung Quốc biết Việt Nam chọn con đường hòa hoãn nên sẽ không bao giờ nhân nhượng trong việc lấn tới trên biển Đông.
“Cần xây dựng một bộ luật hàng hải chung ở khu vực Đông Nam Á để Trung Quốc phải hành xử theo luật pháp quốc tế trên tất cả các vùng biển chứ không riêng biển Đông” - giáo sư Carlyle Thayer phát biểu tại hội thảo. “Tôi nhận thấy Việt Nam đã cố hết sức trong việc thương thuyết kể từ khi giàn khoan xuất hiện trên biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục, mọi yêu cầu của Việt Nam đều bị tảng lờ. Tại hội thảo đã xuất hiện những ý kiến của các học giả Việt Nam cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa, tôi cho rằng Việt Nam phải suy nghĩ nghiêm túc đến điều này”.
1 nhận xét:
Chũng sẽ còn lấn tới nếu ta không có những biện pháp quyết liệt nhất -
Nhưng tất cả đều trông chờ quốc sách của chính quyền -
Đăng nhận xét