Translate

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Ai chả làm được lãnh đạo !?

Ảnh bên:Tập Chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu củaTrung Quốc và các nước chư hầu

Một điều đáng suy ngẫm


Theo TTXVN, hôm nay Người phát ngôn NG Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố:"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". 

Nhiều người nói làm lãnh đạo rất khó, phải có đầu óc, học hành thế nọ thế kia… Tôi thì thấy làm lãnh đạo ở Việt Nam quá dễ.



Đi vay về làm thì ai chả làm được!?
Làm sai thì sửa ai chả làm được!?
Làm vừa xong đã hỏng ai chả làm được!?
Làm theo kiểu “nói một đằng làm một nẻo” ai chả làm được!?
Làm mà không bị dân giám sát, không công khai minh bạch ai chả làm được!?
Khai thác kiệt quệ tài nguyên khoáng sản bán giá rẻ ai chả làm được!?
Chỉ đạo nhưng cấp dưới không làm theo hoặc làm không ra gì ai chả chỉ đạo được!?
Chống tham nhũng mà càng chống tham nhũng càng mạnh ai chả chống được!?
Làm theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”, “đánh bùn sang ao” ai chả làm được!?
Làm tốn kém gấp nhiều lần thế giới ai chả làm được!?
Lát 1 mét vỉa hè hết 1 tỷ VND ai chả lát được!?
Thua lỗ thì “khoanh nợ”, “giãn nợ”, “gánh nợ”, “xóa nợ” thì ai chả sản xuất, kinh doanh được!?
Đất nước phát triển cùng với nợ công tăng cao thì ai chả làm được!?
Làm để hàng trăm ngàn doanh nghiệp thua lỗ, phá sản thì ai chả làm được!?

Làm để mất lòng dân thì ai chả làm được!?
Làm để dân oán thán thì ai chả làm được!?
Giá chỉ có tăng không giảm, không theo mặt bằng thế giới, đắt gấp nhiều lần thế giới ai chả làm được!?
Làm để người nghèo mắc bệnh phải nằm nhà chờ chết vì không có tiền để vào bệnh viện chữa trị thì ai chả làm được!?

Làm mà đạo đức xã hội ngày càng bại hoại, con người ngày càng vô cảm, dã man thì ai chả làm được!?
Làm mà để người dân phải tự tử để thoát nghèo thì ai chả làm được!?
Làm để hàng trăm nghìn thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp thì ai chả làm được!?
Làm để đánh giày, nhặt rác, osin… cũng được coi là nghề thì ai chả làm được!?
Làm mà đất nước ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới thì ai chả làm được!?
Làm mà người chết và tật bệnh mỗi năm một tăng cao thì ai chả làm được!?
Nói những điều vô nghĩa, vô tri thì ai chả nói được!?
“Giữ gìn môi trường hòa bình” bằng cách mặc kẻ xâm lược ở trong lãnh thổ của mình thì ai chả “giữ gìn” được!?

Để làm được như vậy đâu có gì khó, cần chi phải lựa chọn, bầu bán!? Những hậu quả sờ sờ không thể chối cãi như thế, liệu đường lối chúng ta đi có “đúng đắn” và “sáng suốt”!?

 
(Fb Hoang Nguyen Van)

(Hãy để đẻng và Nhà lước ... khác lo cho mềnh)

Vận mệnh nước Việt và lợi ích nhóm!

Tác giả: Kỳ Duyên (bản gốc)
Những con đường quốc lộ hỏng, lún, xuống cấp, và con đường lớn của nước Việt đứng trước vô vàn thử thách khắc nghiệt, đang cần gì?

Lọa được báo trước...


Vụ cướp trực thăng tại sân bay Bạch Mai trốn đi Trung Quốc năm 1981

Chiếc UH-1H 576 và phi hành đoàn tại Đại Tân (TQ) sáng sớm 30/9/1981

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Cuốc ta & Thượng...Tây

Ảnh bên:Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc tấn công đâm chìm trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.


Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.

Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc./.

 CỰC LỰC PHẢN ĐỐI THƯỢNG NGHỊ VIỆN MỸ CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ!

Dọa Nhật Bản bằng VKHN, Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh

(Quan hệ quốc tế)

 - Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần

Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ.

Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật.

Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự.

Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn.

Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng.

“Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản.

Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”.

Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần.

Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.

Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc.

Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ.

Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc Cách mạng văn hóa thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng.

Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.

Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn.

Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng.

Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ.

Lê Ngọc Thống

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Thân phận ngư dân Việt Nam: trách nhiệm về ai?


Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.

Tàu cá QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi trên đó bị Trung Quốc bắt đi từ hôm 3 tháng 7 ngay tại Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến nay đúng một tuần lễ, nhưng tin tức về họ vẫn chưa được rõ.

Và đây là vụ bắt bớ mới nhất đối với ngư dân Việt hành nghề trên vùng biển của nước nhà. Suốt nhiều năm qua họ phải đối diện với thêm bao khó khăn khi đi đánh bắt trên biển; đặc biệt khi bị săn đuổi bởi phía Trung Quốc.

Nhìn nhận về tình cảnh của họ hiện nay ra sao?

Làm nghề khi ngư trường bị Trung Quốc vây hãm

Biển khơi bao la ngày càng trở nên nhỏ hẹp đối với ngư dân Việt Nam khi mà phía Trung Quốc không còn che giấu tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông. Kể từ năm 1999, Bắc Kinh hằng năm ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông từ trung tuần tháng 5 cho đến đầu tháng 8.
Tiếp đến sau khi Trung Quốc tiến hành xây dựng thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, thuộc quần đảo Hoàng Sa nơi mà họ cưỡng chiếm hồi năm 1974 đặt đó là đơn vị hành chính quản lý hết các đảo tại Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò do họ vạch ra/ thì việc ngư dân Việt Nam đi vào vùng biển truyền thống ngày càng trở nên nguy hiểm.

Bắc Kinh còn thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam hồi tháng 11 năm ngoái banh hàn lệnh buộc các tàu nước ngoài muốn đánh bắt tại 2/3 khu vực Biển Đông phải xin phép tỉnh này, nếu không họ sẽ đuổi đi hay tịch thu phương tiện và có thể áp dụng mức phạt gần 83 ngàn đô la Mỹ đối với tàu bị bắt.
Mới đây nhất từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan khủng trong vùng thểm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn chưa đầy 120 hải lý. Sau đó, một tàu cá của ngư dân thành phố Đà Nẵng ĐNa 90152  bị tàu của Trung Quốc đâm chìm ngay trước sự chứng kiến của tàu cảnh sát biển Việt Nam.

 Ngày 3 tháng 7 một tàu cá cùng 6 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt giải về nước họ khi tàu này đang đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ. Một tàu khác của ngư dân Lý Sơn bị tàu chiến Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào.

Nhân dịp hội thảo ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử’ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 20 và 21 tháng 6, các học giả trong và ngoài nước được đưa đến xem chiếc tàu bị nạn và nói chuyện với người chủ thuyền cùng thuyền trưởng điều khiển chiếc tàu.

 Ông Andre Menras, một người Pháp nhập quốc tịch Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết, lâu nay rất quan tâm đến ngư dân Việt Nam và thực hiện cuốn phim nói về cảnh ngộ của những gia đình ngư dân tại đảo Lý Sơn ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’, là một trong những người chứng kiến con tàu bị phía Trung Quốc đâm chìm và được kéo về âu thuyền Thọ Quang như là vật chứng cho hành động tấn công của phía Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam.
Ông nói:
\
Tôi vừa mới được gặp một số anh em ngư dân tại Đà Nẵng, đặc biệt các ngư dân bị tàu Trung Quốc đánh chìm trước mắt các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam chứng kiến nhưng bất lực và chỉ biết cứu người sau đó.

rao đổi với họ tôi biết tình hình kinh tế hiện tại của thuyền trưởng và 9 thuyền viên đang gặp nhiều khó khăn. Lý do tàu của họ bị hư hỏng rất nặng, họ phải chịu cảnh thất nghiệp. Chủ tàu, bà Hoa, cũng rất buồn vì đã mất phương tiện kiếm sống của gia đỉnh.

Theo bà này thì các ngư dân khi đi đánh bắt cá xa bờ tại vùng Hoàng Sa ngày càng phải liều mạng sống của họ. 

Chính bà Huỳnh thị Như Hoa cho biết tình cảnh khó khăn hiện nay của gia đình và các ngư dân đi trên tàu:

Trong năm nay không có công ăn việc làm, đói, không cò tiền để trang trải trong gia đình.
Ông Andre Menras Hồ Cương Quyết cho biết tại Hội thảo ở Đà Nẵng vừa qua, ông nêu ra một vấn đề đáng chú ý khác khi những ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, đâm tàu như thế:

 Trong hội thảo vừa rồi tôi nhấn mạnh một điều ‘vấn đề ở đây không chỉ là vấn đề chủ quyền, vấn đề là một vấn đề nhân quyền. Không nên chờ đến lúc vấn đề chủ quyền được giải quyết mới tạo điều kiện cụ thể cho ngư dân được hành nghề an toàn. Nên thành lập ngay một Ủy ban Quốc tế Đòi Quyền Sống cho Ngư dân để kiện Trung Quốc về các hành động vô nhân đạo của họ đối bới người lao động Việt Nam trên biển đó là bắn chết, đánh đập, bắt giữ trong điều kiện tồi tệ như tù binh, tịch thu tàu, phá các ngư cụ, ăn cướp hải sản, đòi tiền chuộc khổng lờ, đâm chìm tàu rồi bỏ đi mặc kệ sống chết ra sao… Bởi vì đó là một chính sách khũng bố đã có hệ thống của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Thông tin ngư dân gặp nạn khi đang đánh bắt trên biển từ trước đến nay thường chỉ được báo chí loan tải khi những con tàu may mắn thoát hiểm về đến đất liền. Do đó số liệu thống kê các vụ việc chưa nói lên hết được thực tế lâu nay.

Ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết nói về thống kê mà ông thực hiện dựa trên tin tức được loan tải:

Tôi đã lập một vài thống kê về vấn đề này : từ năm 2002 đến nay có hơn 2000 ngư  dân Việt Nam là nạn nhân của tàu Trung Quốc ; 30 ngư dân chết hay ‘mất tích’ trên biển khi thời tiết không xấu, 120 ngư dân bị tàu đâm chìm và suýt chết, 500 ngư dân bị bắt giữ tại đảo Phú Lâm, 130 chiếc tàu bị tịch thu… Chưa kể đến các gia đình thất nghiệp và phá sản khi phải trả tiền vay để đóng tàu đi biển cho bà con và ngân hàng suốt đời của họ. 

Cho dù các số liệu thống kế vừa nêu chưa đầy đủ bởi có thời gian việc đưa tin về vấn đề này còn bị xho là ‘nhạy cảm’.

Đề nghị hỗ trợ 

Có thể nói người ngư dân ngoài kỹ năng đi biển họ không có thể tự vệ trước hành động tấn công của các tàu Trung Quốc. Họ cần sự bảo vệ hiệu quả từ các lực lượng chức năng của Việt Nam như đề nghị của ông Andre Menras như sau:

Đề nghị chủ yếu của ngư dân đối với chính quyền hiện nay là họ phải được bảo vệ thật sự, vì họ không thể tự bảo vệ được. Có vẻ như chính quyền đã đưa ra chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các ngư dân mua tàu vỏ thép và công suất lớn. Công tác đó nếu được thực hiệp kịp thời, nếu tiền của dân thật sự đi vào tay ngư dân, thì có thể giúp cho ngư dân đối phó với bão tố và các cuộc tấn công của tàu Trung Quốc- đó là tàu cá hay là tàu quân sự. 

Vấn đề đóng tàu vỏ thép kiên cố có sức chịu đựng tốt hơn tàu gỗ mà ngư dân sử dụng lâu nay từng được triển khai. Thế nhưng cho đến lúc này chỉ mới có một vài chiếc tàu vỏ thép được đưa vào sử dụng. Những chiếc tàu này dù có những lợi thế hơn tàu gỗ; thế nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật để ngư dân đi đánh bắt xa bờ và lâu ngày.

Nhiều ngư dân không còn con đường sinh sống nào khác ngoài làm biển nên phải trụ bám, còn những ai có cách thì phải bỏ biển vì công việc làm ăn bấp bênh nhiều khi lỗ vốn; trong khi đó nguy cơ bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hải sản, ngư cụ và thậm chí bị đâm chìm, bắn chết là quá lớn.


Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Một hệ thống sợ hoa và sợ các bà già...

André Menras, Hồ Cương Quyết - Phạm Toàn dịchAndré Menras:


Với tôi, thì mọi sự đã rõ, bà Lành 97 tuổi, bà Mẹ Anh hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và Công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất. Một hệ thống sợ cả hoa và những người già. Một hệ thống sẽ phải thay đổi hoặc là phải chết. Thưa bà Lành, tôi không quen biết bà, nhưng tôi yêu bà!

Tâm trạng tôi khi đợi tàu đón ra Hoàng Sa thật giống tâm trạng chàng trai quê đợi cô nàng thị dân thành Arles người không bao giờ đến với chàng trai quê ấy, song tôi không muốn tự tử vì tuyệt vọng như nhân vật truyện dài của Alphonse Daudet tác phẩm đã gợi hứng cho nhà soạn nhạc Bizet tạo ra vở nhạc kịch nổi tiếng.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Trung Quốc là ‘bậc thầy đút lót’, ắt có ‘bậc thầy nhận hối lộ’?

Tác giả: Hoàng Lan 

TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng ‘tiền tươi’ của ‘bậc thầy đút lót’ Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án thắng thầu.

Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam “thích chơi” với Trung Quốc, sẵn sàng phụ thuộc vào thị trường này trong khi đây là thị trường chứa đựng khá nhiều rủi ro?


Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã trả lời phỏng vấn VTC News xung quanh vấn đề này.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Ngư dân ta phải hứng chịu tai họa đến bao giờ?


H5Yêu cầu Trung Quốc làm rõ tọa độ nơi bắt 6 ngư dân (VNE). – Yêu cầu TQ giải thích lý do bắt 6 ngư dân Giặc vào nhà mình, bắt dân mình, sao lại yêu cầu giặc giải thích? Phía VN phải ở thế chủ động, trước hết phải xác minh tọa độ và khi biết chắc chắn vị trí ngư dân bị bắt thuộc chủ quyền VN thì phải tuyên bố phản đối, lên án phía TQ bắt giữ ngư dân trên vùng biển VN, buộc họ phải trả tự do cho ngư dân và bồi thường thiệt hại, đồng thời gửi kháng thư tới LHQ và các tổ chức quốc tế, lên án hành động bắt người vô lối của TQ. Hãy xem cách hành xử của TT Palestine khi người dân của họ bị sát hại: Palestine muốn Liên Hợp Quốc điều tra vụ giết hại thiếu niên (VOV).                           ( Vợ ngư dân có chồng bị bắt. Ảnh: LĐ )

   Đảng và nhà nước, luôn miệng khuyến khích ngư dân ra biển, bây giờ ngư dân bị bắt, chẳng lẽ các ông chỉ có thể “yêu cầu” giặc giải thích lý do bắt? – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Ngư dân còn bám biển là Tổ quốc còn chủ quyền” (PNTP). Chủ Tịch nước làm gì để bảo vệ những ngư dân bám biển? Vẫn chưa thấy hành động cụ thể nào của Chủ Tịch nước giúp 6 ngư dân bị bắt sớm trở về với gia đình vợ con họ???
NGU DAN VIET NAM
Theo dõi số phận những ngư dân đánh bắt xa bờ, nhất là ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, chỉ có những kẻ vô cảm mới không thấy xót xa, uất hận và không cảm thấy mắc nợ họ quá nhiều.
Không phải chỉ đến giờ, khi hàng trăm tàu TQ quần đảo chung quanh cái giàn khoan chết tiệt, những ngư dân ta mới phải chịu cảnh bị đâm tàu, bị bắt, bị làm nhục cả về thể xác lẫn nhân phẩm. Việc đó đã xảy ra nhiều năm nay rồi!
Ngày 4 tháng 7 năm 2009, báo chí TQ đăng ảnh khoe hải quân TQ bắt giữ, trói gô những người ngư dân Quảng Ngãi cùng các chiến sỹ hải quân VN. Trước đó, họ đã bị đánh đập, đến lúc “lên ảnh” thì họ ở trong tư thế dúm dó, vẻ mặt sợ hãi vô cùng.
Ngày 4 tháng 8 năm 2009, báo VN đưa tin: lại một tàu đánh cá VN bị hải quân TQ đuổi bắt, và sau đó không ai biết số phận của những ngư dân trên tàu ra sao.
Ngày 10 tháng 6 năm 2010, Thông Tấn Xã VN cho hay tàu cá QNg-66478-TS cùng 9 ngư dân bị TQ bắt.
Ngày 20 tháng 8 năm 2011, sở ngoại vụ tỉnh Quảng Bình thông báo 5 ngư dân tỉnh này bị TQ bắt.
Ngày 23 tháng 4 năm 2012, báo chí VN đưa tin tàu cá QNg-66074 đưa 21 ngư dân Quảng Ngãi bị TQ bắt và giam cầm hàng tháng trời đã trở về đến đảo Lý Sơn.
Trong khoảng 5 năm qua, đã có hàng chục, thậm chí có lẽ gần 100 vụ TQ bắt giữ, đâm chìm tàu hoặc đánh đập ngư dân ta. Chúng đem những người ngư dân này về TQ rồi bắt gia đình những nạn nhân đó phải bán cốt lột xương lấy tiền đem sang tận nơi chuộc họ về.
Trong khi đó, cách đây vài năm, ngay tại diễn đàn quốc hội, đã có một vị có địa vị cao lắm, nói: “Tình hình biển Đông có gì nghiêm trọng lắm đâu.”
Nhiều vụ gây hấn nghiêm trọng trên biển Đông chỉ được đưa tin chung chung, và quy tội cho “tàu lạ”.
Nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải trước hết là của lực lượng hải quân, và các chiến sỹ hải quân cũng sẵn sàng gánh vác. Thế nhưng không hiểu tư duy kiểu gì mà ở quốc hội có những vị “dân biểu” đề nghị giao súng cho ngư dân, để họ thay hải quân chiến đấu bảo vệ vùng biển! Hãy thử hình dung những ngư dân cầm súng chưa thạo, khi giơ súng lên trước lực lượng hải quân Tàu Cộng thì sẽ thế nào? Tất nhiên, họ sẽ bị bọn côn đồ đó đánh đập thẳng tay hoặc bắn bỏ tức thì. Và bọn chúng có cớ để biện hộ cho hành động độc ác của chúng. Vậy phải chăng mấy vị dân biểu kia định tạo cớ hộ bọn cướp biển để chúng giết ngư dân ta?!
Từ hai tháng nay, trong tình thế nguy nan, những ngư dân nhẹ dạ cùng với một ít tàu kiểm ngư vẫn đang tiếp tục bị biến thành lực lượng chính trong cuộc vật lộn giữ chủ quyền trên biển. Những chiếc tàu gỗ của họ lúc nào cũng có thể bị húc bể, đâm chìm. Lúc nào những người dân lành này cũng có thể hứng đòn của giặc Tàu, thậm chí tính mạng của họ cũng bị đe dọa.
Ngày 26 tháng 5 vừa qua, tàu TQ đã đâm chìm tàu cá ĐNa-90152 cùng 10 ngư dân, đồng thời còn cố tình ngăn các tàu cá khác và tàu kiểm ngư VN đến cứu những ngư dân này.
Ngày 3 tháng 7, 6 ngư dân Quãng Ngãi bị lính TQ dùng súng đe dọa và bắt giữ. Sau đó, truyền thông TQ đã thừa nhận vụ việc với một thái độ hết sức láo xược.
Trong khi đó, những người có quyền hạn và trách nhiệm đã làm gì để giảm bớt tai họa cho những ngư dân cùng lực lượng kiểm ngư?
Nói là không thì không đúng. Họ có làm. Và không ít việc.
Họ cho đài phát thanh, truyền hình hát những bài nêu cao khi thế chiến đấu, ca ngợi những người dám xông ra tuyến đầu, chịu hy sinh vì tổ quốc, để khích lệ ngư dân và kiểm ngư cố chịu đựng hiểm nguy, tiếp tục xông ra làm lá chắn giữ gìn hải phận.
Họ cho người đến tặng cho ngư dân và kiểm ngư một ít quà cáp, và nói với những người đó rằng họ đang làm một nhiệm vụ vô cùng vẻ vang, và đang được cả nước, nhất là các đồng chí lãnh đạo cao cấp, hướng về với cả tình yêu bao la. (Những ngư dân đó vốn chất phác thật thà, lại cả đời chưa được ai tặng quà khích lệ như vậy, thôi thì cũng cố gắng, lấy hết tinh thần để tiếp tục ra khơi.)
Họ cho các cấp “mặt trận” vận động ủng hộ vật chất và tinh thần cho ngư dân và các chiến sỹ đang canh giữ biển trời. Bằng những việc làm như… nhịn đói, bớt bữa để góp gạo gửi nuôi ngư dân!
Chao ôi! Đó là những sự hỗ trợ được thực hiện ở một quốc gia gần 100 triệu dân với mức “thu nhập trung bình”! Một quốc gia với chế độ xã hội “ưu việt”!
Đúng là gần đây thì cấp trên còn có những quyết sách mạnh mẽ hơn. 16 ngàn tỉ đã được quyết chi để đóng tàu và làm những việc khác để hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân. (Quyết chi, nhưng bao giờ và bao nhiêu phần trăm của cái con số 16 ngàn tỉ đó đến được với những người khốn khổ?)
Một việc rất thiết thực, với những con số và kết quả cụ thể, và chắc chắn sẽ đến được với những con người cần được giúp, nhưng lại là do quyết tâm của một cá nhân: ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch công ty Đức Khải, Sài Gòn. Ông đã quyết định đầu tư đóng 100 tàu cá công suất 500-1500 mã lực và mua 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển. Vì nỗi gì mà một vài cá nhân phải làm thay việc của cả một quốc gia như vậy?
Nhưng dù ngư dân có được hỗ trợ cỡ nào thì việc để họ phải lăn vào nơi nguy hiểm cũng là thiếu tình người.
Và liệu họ còn phải “hưởng vinh quang” làm “điểm tựa” cho cả nước đến bao giờ nữa? Nếu cần có những người đánh cá bám biển, sao không cho chính lực lượng vũ trang kiêm nghề đánh cá để những ngư dân có chỗ mà nương tựa?
Từ vài năm nay, tôi đã rất muốn viết gì đó về nỗi khổ của những người đi biển, những người bất đắc dĩ phải làm thay việc của các “lực lượng mạnh” hiện đang ẩn mình kín đến mức dường như không tồn tại. Nhưng thật khó, vì nếu viết thì lại phải nói những điều nặng nề, đôi khi có thể gây nguy hiểm cho người duy trì một trang báo mạng.
Đến giờ thì tôi buộc phải viết ra những dòng này. Chỉ là nói cho bớt nặng nề, chứ biết rằng cũng chẳng đi đến đâu.
Ôi, những con người đang làm vật hy sinh để những con người khác duy trì một “tình hữu nghị” ở “tầm cao”…
NGUYỄN TRẦN SÂM

&  Chết đúng qui trình!