Translate

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Không phải chiện 8/3

Hê hê...
Hết HƯU Tớ chuyển...VƯỢN gồi
QUAN CHỨC một thời !  ÔI hỡi tiếc thay
Áp phê cú chót trả vay
Vì Dân...Chiện nhỏ!   Tớ xoay tổ cò

      CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CHO NGƯỜI TRƯỚC KHI NGHỈ HƯU ?

(Mộc không phải là cán bộ nhà nước đâu nhé!)

Vừa qua tôi có viết bài VIỆT NAM THAY ĐỔI THỂ CHẾ: TẠI SAO KHÔNG? đã được sự ủng hộ, đồng thuận của bạn đọc trên cả 2 trang blogspot và facebook. Đặc biệt chi tiết "thu nhập là thủ phạm chính của vấn nạn tham nhũng" một lần nữa nhấn mạnh chế độ tiền lương cơ bản, các khoản thu nhập phụ, trong đó có khoản tiền tiêu cực phí hay còn gọi là "cưỡng bức kinh tế" chung quanh tiền lương chính còn nhiều bất cập và không thể chấm dứt ngay trong ngày một ngày hai được, có nghĩa ta phải chấp nhận "sống chung với lũ" nếu không sớm thay đổi thế chế hành chính. 


Theo đó, mấy ngày nay lại hé lộ việc các cán bộ quản lí nhà nước trước khi về hưu đã kí quyết định tiếp nhận hàng loạt nhân sự mới. Đó là:



1.- Trường hợp của ông Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ lúc bấy giờ, trước khi nghỉ hưu từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011 (6 tháng) đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương.

2.- Trường hợp tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch TP.HCM ông Nguyễn Thành Rum - Giám đốc sở, đã ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ trong vòng hai tuần trước lúc chính thức nghỉ hưu vào ngày 1/3/2014.

Vậy, xuất phát từ đâu mà các vị nầy hào phóng về công tác nhân sự đến vậy. Bắt nguồn từ đâu mà những người cầm cân nẩy mực, đứng đầu một đơn vị hành chánh sự nghiệp hoặc có một vài bộ phận hưởng lương từ quỹ sự nghiệp có thu. Song về cơ bản nhân sự ở 2 đơn vị nầy đều thuộc biên chế nhà nước, nay gọi là hợp đồng không thời hạn. Đối tượng nầy hưởng lương từ ngân sách nhà nước được dân ta ví von là "bầu sửa mẹ" hay "chùm khế ngọt" cũng không sai.

Xin thưa, tất cả hành vi nầy đều xuất phát từ "thu nhập", nhất là thu nhập trong khu vực nhà nước nó ổn định, nó chẳng khác gì "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" với danh nghĩa "sáng vác ô đi, tối vác về". Nó, không ai khác, chính là động lực, là đòn bẫy, là mục tiêu hướng đến để người người đều đổ xô thi vào đại học, bất chấp học lực hạnh kiểm, kinh tế gia đình khó khăn hay thuận lợi. Bởi cái bằng đại học là tấm giấy thông hành, là mảnh giấy đầu tiên để đặt chân vào ngưỡng cửa cơ quan nhà nước. Trong đó, không ngoại lệ trường hợp có người bỏ ra hằng trăm triệu đồng để chạy việc như ý kiến của vị đại biểu quốc hội nọ.

Vậy, không thay đổi thể chế thì thay đổi cái gì để mọi công dân Việt Nam gạt phăng cụm từ "cán bộ nhà nước" ra khỏi đầu óc mình trước khi nhét vào đó một số kiến thức nhất định làm hành trang vào đời.

Còn nhớ, trong một lần nộp đơn (chỉ nộp đơn thôi nha!) thi tuyển công chức giáo viên ở thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng ngàn người xô đẩy, chen lấn, giẫm đạp lên nhau để được ... đi dạy. Trong lúc đó 2 vị giám đốc nầy thẳng tay ký cái cụp hằng trăm người kể cả cán bộ quản lý vào làm việc ở 2 cơ quan nhà nước ngon ơ mà hằng ngàn dân đen có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Chuyện đúng sai, phải quấy thế nào hạ hồi phân giải nhưng thiển nghĩ của tôi nếu chúng ta không mạnh dạn thay đổi thế chế, nhất nhất phải là nhà nước, nhị nhị phải là cán bộ mới sống nổi thì than ôi thu nhập sẽ trở thành nỗi ám ảnh khôn lường trong, không những người ngoài cuộc mà ngay cả người đương chức cũng vậy. Đồng thời cũng là mảnh đất béo bở để tham nhũng ngày ngày sinh sôi nẩy nở vậy!

Sài Gòn, 07.03.2014
Bình Địa Mộc

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

CHÍNH & TÀ !?

Bức thư ngỏ kính gửi bác Trần Văn Truyền nguyên tổng thanh tra Nhà nước

 Hiền Lương
Biệt thự khủng của ông Truyền
Nghe tin bác có thể gặp “nạn”, lòng tôi đau xót biết bao. Ngoài cái dinh cơ người ta đưa lên báo giấy, báo mạng ở BếnTre, rồi những... có trời mới biết

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

HỌC ĐƯỢC GÌ.?



Lỗ Trí Thâm
Hành động của Nga tuy không chính đáng nhưng không thể khác được.
Đó là phản xạ sinh tồn của một quốc gia trước nguy cơ bị dồn tới chân tường.
Điều gì xảy ra khi Ukraine hoàn toàn thuộc về EU và sau đó gia nhập liên minh quân sự NATO.
Lúc đó Ra da và giàn chắn hỏa tiễn của Mỹ nằm sát nách. Nga như bị con dao luôn luôn kè sát cổ.
Tuy hành động của Putin sẽ làm cho kinh tế Nga sẽ thiệt hại nghiêm trọng do cấm vận, tiền Rúp mất giá.v.v...nhưng an ninh quốc gia vẫn phải đi đầu. Có tồn tại vững chắc mới nói đến phát triển.
Những gì xảy ra ở Ukraine hiện nay không phải là mới.
Xưa kia lo phe Chủ Nghĩa Xã Hội lan rộng mà Hoa Kì ở tận bên kia đại dương vội vàng đem quân trấn giữ, be bờ Tây Đức, Nam Triều tiên và Nam Việt Nam. Tất nhiên với danh nghĩa bảo vệ tự do dân chủ nhưng đừng ngây thơ nghĩ rằng chỉ vì như vậy.
Ngay cả Việt Nam, nước vừa thoát khỏi chiến tranh đang nghèo đói mà cũng phải đem quân sang triệt hạ Pôl Pốt hàng xóm chỉ vì nếu nó tồn tại sẽ trở thành mối đe dọa. Tất nhiên dưới danh nghĩa xoá bỏ chế độ diệt chủng, Việt Nam tốt như vậy sao?
Việc nhân dân Ukraine biểu tình chống tổng thống Yakovisch là điều chính đáng và dễ hiểu, do cách điều hành kinh tế, nạn tham nhũng và nền kinh tế dựa theo quen biết, đi tắt. Cuộc sống của người dân hết sức khó khăn.
Nhưng một lần nữa, các nước phương Tây lại hợm hĩnh, mắc một sai lầm nghiêm trọng.
Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi một chiều, vẫn tưởng mình vẫn còn một mình một chợ mà nhẫn tâm biến cả đất nước Ukraine thành vùng tranh chấp giữa các siêu cường.
Họ thừa biết nền kinh tế Ukraine yếu kém như thế nào, tồn tại được chỉ nhờ sự bao cấp về năng lượng của Nga. Nếu gia nhập EU thì chỉ là Hy Lạp thứ hai.
Phương Tây lớn tiếng rằng bán đảo Krim phải thuộc về Ukraine. Nhưng họ không muốn nhớ tới Kosovo, một tỉnh của Nam Tư cũ được họ phù phép thô kệch trở thành một quốc gia hẳn hoi chỉ vì muốn xé lẻ vùng Balkan để tránh hậu hoạ về sau.
Thế bài học nào từ Ukraine cho Việt Nam?
Tình hình Ukraine cũng gần giống như Việt Nam.
Cũng nền tham nhũng trầm trọng, kinh tế cửa sau, nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi.
Kinh tế bi đát và quan trọng, đời sống của hầu hết dân chúng khổ sở: Kinh tế, giáo dục y tế, an ninh giao thông.v.v..tồi tệ.
Nhưng có một điểm mấu chốt khác biệt hoàn toàn, là Việt Nam hiện nay hoàn toàn không nằm trong mối quan tâm lợi ích của siêu cường nào cả. Do đó, nếu dân chúng biểu tình nổi dậy thì cũng chẳng có hậu thuẫn hay khích lệ nào có thực lực từ bên ngoài. Và càng vô vọng hơn khi lợi ích của chính quyền hiện tại không mâu thuẫn với người hàng xóm khổng lồ có tiềm lực, luôn chống lưng phía sau.
Nhiều nhân sĩ trí thức, tạm gọi như vậy, kể cả trong nước cũng như nước ngoài, cho rằng Việt Nam nên liên kết hay đi theo các nước Phương Tây chống lại Trung Quốc nhưng họ không đủ tư duy để nhận ra một điều: Việt Nam không là chuỗi quan tâm lợi ích của họ nữa, cho dù Việt Nam có muốn cũng không ai chìa tay ra bắt. Lợi ích bắt tay với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với qua lại với Việt Nam.
Như vậy bài học cho Việt Nam từ Gruzia và Ukraine: Khi mình thực sự chưa đủ mạnh, thì chớ nên mượn oai bên ngoài dồn người hàng xóm khổng lồ vào chân tường.

* NẠI... bị tàu lạ tấn công, cướp tài sản trên biển !...

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?  Dân trí

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

CÂU HỎI từ một PHIÊN TOÀ ?

NGUYỄN TRỌNG TẠO
Sau khi vụ xét xử sơ thẩm nhà báo Trương Duy Nhất kết thúc, hàng loạt các báo Nhà nước chỉ đưa vỏn vẹn 1 thông tin mới: kết án 2 năm tù. Chỉ cần đọc 1 báo thì biết cả trăm báo. Trong lúc đó, thông tin về phiên toà lại được các bloger và báo nước ngoài đưa khá cụ thể, từ bài viết, tường thuật đến các cuộc phỏng vấn luật sư có mặt tại phiên toà, và cả những thông tin bên ngoài phiên toà. Điều đó khiến người dân bỏ báo nhà nước để đến với báo mạng tự do.
Blogger Trương Duy Nhất trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng, ngày 4/3/2014. Ảnh VOA
Blogger Trương Duy Nhất trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng, ngày 4/3/2014. Ảnh VOA
   Ở đây người ta được biết, công an Đà Nẵng bảo vệ vòng ngoài khá ôn hoà, lịch sự, tôn trọng người dân bên ngoài cổng toà, dù không cho họ vào bên trong để xem vụ xét xử “công khai” như đã được thông báo. Ở đây người ta biết được luật sư bảo vệ thân chủ đã tranh tụng và chứng minh Trương Duy Nhất không vi phạm điều 258 bộ luật hình sự, và vô tội… buộc toà phải thay đổi tội danh chỉ còn “xâm phạm lợi ích nhà nước”, dù điều này không làm thoả mãn luật sư lẫn bị cáo. Ở đây người ta biết được, Trương Duy Nhất tự bảo vệ những bài viết của mình là vì lợi ích của nhà nước, của nhân dân. Người ta cũng biết bà chánh án đã cắt ngang sự tự bảo vệ của bị cáo khi mới bảo vệ đến bài thứ 7/12 bài bị cáo buộc phạm tội, rút ngắn thời gian xử án mà không có điều luật nào qui định…
    Luật sư Trần Vũ Hải cho biết: “Nhà báo Trương Duy Nhất thừa nhận có viết 11 bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm. Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn”.

Trong lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án Nhất khẳng định ông ‘vô tội.

Trương Duy Nhất nói trước toà: “Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân”.
    Nhất cũng nói: “Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
    Và người ta được biết Nhất sẽ kháng án khi ông tuyên bố: “Chừng nào tôi chưa được tự do mà vẫn còn bị  kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến khi được xóa bỏ tội danh”.

Qua vụ án này, chúng ta thấy có gì lúng túng ở phía công tố và thẩm phán toà án khi phải thay đổi tội danh. Đó là một bước lùi. Cái bước lùi ấy chính là một bước tiến của hành pháp ở Việt Nam? Và sẽ lùi đến đâu thì mang đến cho mọi người dân tính công bằng, công minh, thượng tôn pháp luật?
Một câu hỏi buồn vui lẫn lộn.
Nhưng đó là một câu hỏi cần phải có lời giải.

Hà Nội, 4.3.2014

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ghi chép vụn...

   Năm 1967. Chiến tranh đánh phá của giặc Mỹ ngày một loang rộng. Lớp nhỏ chúng tôi sơ tán ra ngoại thành Hải Phòng. Mỗi đứa được Má tôi may cho một chiếc ba lô bằng vải bao bột mì viện trợ, Một túi bông băng cá nhân…rồi gửi chúng tôi về cái vùng quê ấy…để  rồi hàng tuần đạp xe hơn 20 cây số đi thăm con, tiếp tế gạo, thức ăn…

   Thôn Kim Sơn - xã Lê Thiện, An Hải, Hải Phòng. Một làng quê nhỏ bé nằm dọc đường 5, Giáp ranh với Kim lương - Hải Dương, con đường huyết mạch từ cảng Hải phòng lên Hà nội


   Gần năm mươi năm sau tôi mới có dịp quay về miền quê ấy.