Translate

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Ngày ấy...Bây giờ!

Thủ …ngày ấy h
&
T bây giờ... 



NIỀM TIN
Võ trung Hiếu


question
Hình như …

Cái gọi là cõi thiên đường này
Chả còn ngày nào là thơ mộng
Chả còn con đường nào là mềm mại nên thơ
Chả còn ông bụt bà tiên nào hiện về nhân hậu
Chả còn gì ngoài những giả vờ – demo – giả cầy – sáo rỗng
Chả còn gì ngoài những trò chém gió – xin lỗi – biện bạch – múa may
Chả còn gì ngoài những đám đông thờ ơ và những gương mặt hoả mù dối trá

Các hoạ sỹ bắt đầu vẽ những bức tranh kỳ lạ

Các nghệ sỹ bắt đầu diễn những vở chính kịch nặng nề
Các nhà thơ bắt đầu ví von ngụ ngôn hình tượng
Các nhà giáo dục bắt đầu lúng túng gãi đầu với những chuyện kiểu như cổ tích Thánh Gióng và Tấm Cám
Hay kiểu như, ” Hai Bà Trưng đánh giặc nào ? “
Các em bé trong nhà trẻ bắt đầu hay hỏi , ” Tại sao ? “
Các VIP bắt đầu há miệng mắc quai
Hoặc chẳng biết nói gì khi những trò bẩn hậu trường làm chẳng còn ai tin lời họ nữa …

Gieo hạt vào đất

Đất cho cỏ cây mùa màng
Gieo yêu thương vào lòng người
Buổi sáng biết trổ môi cười hạnh phúc

Gieo gió gặt bão

Gieo thù chuốc oán
Gieo tính cách gặt số phận
Ông bà xưa dạy mãi rồi

Gieo hy vọng vào tương lai bồi hồi

Từng ngày qua vẫn bặt những tin vui
Nghe tiếng triệu trái tim hoà thành những melody mệt nhọc
Những khuôn mặt thất thần trôi qua những phố những phường
Không buồn không vui không cười không khóc …

Nếu cả tro tàn cũng tắt

Giọt hy vọng cuối cùng cũng không còn nữa
Gieo gì để gặt niềm tin ?

Chiều lặng lẽ đi cho thành phố vào đêm

Những tiếng còi xe gắt gỏng và dữ dội
Những bước chân hoà thành những bè trầm
Giai điệu ấy nói gì trong bóng tối ?
18.1.2013
VTH
Tác giả gửi cho Quê choa

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013


19-01-2013
Posted by basamnews on 19/01/2013

Đôi lời:

 39 năm trước, ngày 19 tháng 1 năm 1974 là ngày mà Việt Nam mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, 39 năm sau ngày đó, không riêng Hoàng Sa mà Trường Sa cũng đang đứng trước nguy cơ bị ngoại bang cưỡng đoạt toàn bộ như vậy. 39 năm sau ngày đó, ngoại bang đang săn, xua người Việt khỏi biển Đông. 39 năm sau ngày đó, việc phản đối những hành động càn rỡ của ngoại bang, kêu gọi bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới ngược đãi, tù đày.
  Bất kể thế nào thì 19 tháng 1 năm 1974 vẫn là một ngày, mà đã là người Việt thì có lẽ nên nhớ:  Nhớ rằng, Trung Quốc đã cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của người Việt. Nhớ rằng, đã có 74 người Việt dùng cái chết của họ để minh định “Hoàng Sa là của Việt Nam”. Dẫu rằng Đảng vẫn xem 74 người Việt  “vị quốc vong thân” trong việc minh định chủ quyền của người Việt ở Hoàng Sa là “ngụy”, song nếu còn tha thiết với Hoàng Sa, hãy nhớ tới họ và nghiêng mình trước anh linh của họ. Nhớ rằng, không chỉ có nhiều người Việt bị bắn khi đến gần Hoàng Sa, bị bắt rồi đưa đến Hoàng Sa với tư thế phạm nhân vì “xâm phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc”, mà nay, sau 39 năm người Việt mất Hoàng Sa, điều này đang xảy ra trên khắp biển Đông.
   Cuối cùng, đừng quên “tinh thần bốn tốt” và “16 chữ vàng”. Hãy nghĩ nhiều hơn về chúng.

Lũ chó ấy !




  Hà Nội nhanh tay phản đòn c
” Thế lực thù địch” nổ tung cơn mê!.
Vận nước có giá trị gì so với quyền lợi cá nhân và cái ghế !?
 Anh Bá quyết hốt - Ba D dơ kỷ
.
 
Cuộc chiến nào thì:
Chúng ta cũng là người thua cuộc? ?!.
" Em ơi nghe chăng...Mùa xuân giông bão " !


Đọc thêm
.
Cái ngai…mục ruỗng lâu rồi!  Còn đâu
 !
Kẻ thù nào đã giết anh  hơn 35 năm trước?

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Nại hi ha...

Tòa tuyền xử …kínn khai!

Hot ngồi chưa lóng …mất dồi một chân

Hi ha "nếu náo " "nơ  nà"

Thu hồi Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1 in sai chính tả

Chiều 29/5, ông Trương Công Báo - Giám đốc NXB Đà Nẵng cho hay, đơn vị đang tiến hành kiểm tra các khâu thẩm định, xuất bản in ấn cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt” tập 1, đồng thời ra quyết định thu hồi tập vở này vì nhiều lỗi chính tả.

Tập vở dày khoảng 30 trang, do bà Đặng Thị Lanh (nguyên Phó vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT) làm tác giả, được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép tháng 2-2012, và in tại Cty in Tổng hợp Cầu Giấy - Hà Nội.

Theo số liệu lưu chiểu cho thấy, tập vở được in với số lượng 2.000 cuốn. Tuy nhiên, khi đưa vào phát hành, nhiều phụ huynh, nhà sách phản ánh, tập “Vở luyện tập Tiếng Việt, tập 1” có nhiều lỗi chính tả. Đáng chú ý, như: viết sai “cây nêu” thành “cây lêu”, giỗ thành “dỗ” trong các câu, cụm từ “có dỗ”, “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba….

Theo ông Báo: trước khi cấp giấy phép xuất bản, tập vở này do biên tập viên Nguyễn Kim Nhị thẩm định. Hiện tại cô Nhị nghỉ hưu (từ tháng 3-2012) và đang ra Huế có việc gia đình nên NXB Đà Nẵng chưa xác minh lỗi từ khâu nào (tác giả, người biên tập ?).

“Trước mắt chúng tôi sẽ thu hồi lại toàn bộ số tập vở trên. Trường hợp sai phạm từ đâu sẽ kiểm tra và xử lý đến đó”, ông Báo lói

i


Bà Lanh có học vị học hàm là Phó Giáo sư - Tiến sĩ, chủ biên Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 - một cuốn sách bị dư luận cho là Khó và Xa rời thực tế.

Hiện nay việc nói ngọng (l/n); viết sai chính tả rất phổ biến trong đời sống, nguyên nhân phải chăng là từ những thái độ vô trách nhiệm, hết sức "nơ nà" của những con người như trên: Chủ biên - biên tập - nhà xuất bản - nhà in để cuối cùng bọn trẻ con ở lớp đầu cấp phải gánh chịu?

Hệ quả đây:

Thôi thì:
Cám ơn bà Đặng Thị Nanh
Con tôi ngọng nghịu phải chăng... nhờ bà?
Tương nai giáo dục nước nhà
Nhìn sa trẳng thấy có đà đi nên!!! 
   
 Đăng bỡi: Tranhung09 

                                  


Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Rứa đó! Rứa đó!

Hu hu......*
Bọ họi Đảng ? Đảng bít họi ai ?


Đảng viên mô cả rùi?



DNNN tiến lên CNXH
DNNN tiến lên CNXH
    Sáng ni. Thủ tướng làm việc với ” Quả đấm thép” (tại đây): “Trước đó, trong báo cáo tình hình hoạt động năm qua, Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho hay, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT đã lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng. Mức lỗ phát sinh của tất cả TĐ, TCT là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số đã lỗ từ năm 2011 đến năm nay lỗ tiếp. Đáng quan ngại là có 10 TĐ, TCT có tổng lỗ lũy kế lên tới 17.730 tỉ đồng.” Nợ như rứa, lỗ như rứa gọi là cái bị rách đâu còn là quả đấm thép? Một khi nó đã thành cái bị rách thì còn giữ nó làm gì nữa nhỉ? Càng cố đấm cái bị càng rách thêm, nước nhà càng khốn đốn thêm. Đó là điều TT nên tính, nếu như TT thật sự yêu đất nước khốn khổ này.
     Mình nghĩ là TT không nghĩ như vậy, TT vẫn tin quá đấm thép vẫn là quả đấm thép, vì DNNN là con đẻ của Đảng, ở đấy có vô thiên lủng đảng viên, đội quân của giai cấp tiên phong đánh Mỹ còn thắng huống hồ làm kinh tế. Bây giờ quả đấm thép hơi rỉ chút thôi, cụ Tổng Trọng nhóm lò thui rèn lại sẽ ngon lành. TT tin rứa đó. Cho nên TT mới nói như vầy: “Tôi thấy hết sức buồn. Trong cách mạng tháng Tám ta chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn giành thắng lợi.Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Làm trái, đầu tư tràn lan, rồi trái pháp luật kéo dài một thời gian mà tôi không nhận được bất kỳ đơn thư tố cáo của bất kỳ đảng viên nào.”

Hi hi nếu TT nói thật lòng thì TT quá ngây thơ. Đảng viên còn mô nữa mà TT hỏi. Trước đây cả nước chỉ có 5000 đảng viên nhưng đó là đảng viên thứ thiệt, họ là những người quyết đem xương máu của mình để phụng sự quốc gia, trên đầu họ chỉ có xã tắc không còn ai. Vì rứa mà chỉ có 5000 đảng viên đã là quả đấm thép vĩ đại, đập tan chính quyền cũ, đánh đuổi thực dân Pháp để dành lấy Độc lập.
Nay thì không phải rứa. 6000 đảng viên mà TT nhắc đến, may lắm có chừng trăm anh còn nhớ mình là đảng viên, làm việc gì đáng xấu hổ thì biết xấu hổ, còn lại hoặc đã biến thành sâu, hoặc mũ ni che tai khoác áo đảng viên để mưu lợi riêng, vinh thân phì gia là lý tưởng của họ, còn lý tưởng của Đảng là gì họ quên bố nó mất rồi.
Trăm anh đảng viên biết xấu hổ ấy, nếu TT bỏ công ra tìm kiếm chắc chắn sẽ tìm được, nhưng họ hoặc là bị bỏ tù như các bloggers   hoặc bị đuổi ra khỏi cơ quan hoặc bị ép về nghỉ hưu ép thuyện chuyển công tác… tất cả vì tội biết xấu hổ dám nói thật cả đấy TT ơi!
.
Tội biết xấu hổ to lắm, không ai dám mắc tội ấy đâu. Cho nên dù nợ hơn triệu tỉ, lỗ gần hai chục nghìn tỉ thì DNNN và TT vẫn cương quyết không xấu hổ, kiên quyết không từ chức, kiên quyết ôm cái bị rách ấy để tiến lên CNXH.  Rứa thì còn khuya mới lên được CNXH.
.
Rứa đo rứa đo!
.
NQL

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Xin cảm ơn Thủ các loại củ…

* Đào Tuấn

378998_166722260118168_2045490226_nBản tin “Chào buổi sáng” ngày 12.1, VTV phát một phóng sự rớt nước mắt về những đứa trò nhỏ ở Bắc Yên, Sơn La: Ở lán. Không cửa, phải leo ra leo vào như khỉ. 5 độ C. Không ngủ được thì sao? “Không ngủ được thì thức”. Cơm được nấu trong một chiếc nồi không vung. Và không có gì ăn, các cháu phải bẫy chuột làm thức ăn. “Thoạt đầu chúng tôi không hiểu và chúng tôi cũng chỉ nghĩ rằng những chiếc bẫy này thì dùng để diệt chuột. Thế nhưng hỏi các em thì mới biết được rằng đây lại là cách của các em để cái thiện bữa ăn”.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

...Tận thế

Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế

Tận thế ư? Thật tình tôi chả sợ
Báo mỗi ngày đăng toàn những chuyện buồn
Khi cuộc sống hắt những ngày nặng trĩu
Thì có khi tận thế lại còn hơn
Tôi thấy quanh tôi hàng triệu nỗi buồn
Những câu hỏi im lìm trong đáy mắt
Những dối trá đang nhấn chìm sự thật
Những lời hứa vô tâm, những dự án vô hồn
Lên mạng online để càng thêm cô đơn
Nhà cửa càng rộng lòng người càng chật
Tiền vào túi mà chữ tình rơi mất
Ôi cuộc đời vụng dại những vòng si
Tận thế ư, tôi chả thấy sợ gì
Có nhiều thứ đã từ lâu tận thế
Người ta đua nhau mua gạo, mua mì
Tôi nhắm mắt thấy thiên đường hết vé
Tận thế ư? Bạn làm ơn nói khẽ
Kẻo tôi giật mình vỡ mộng Nam Kha …

15.12.2012

Muộn!


Tự thú…Tự chuyển


Hôm 9 tháng 12 năm 2012, tại Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc, ông Hồ Quang Lợi - Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, đề nghị: “Báo chí, truyền thông cần đưa tin chính xác, kịp thời để ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân. Chủ động đối thoại trong các vụ việc liên quan đến tư tưởng, đường lối, không để họ đối đầu với chính quyền”.

Đúng một thàng sau, ngày 9 tháng 1 năm 2013, trong một Hội nghị Tuyên giáo tòan quốc khác, ông Đỗ Qúy Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, tiếp tục đề nghị: “Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”.


Như vậy là chỉ trong một tháng, Đảng tổ chức tới hai Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc. Ở hội nghị nào, chuyện cung cấp thông tin chính xác, đưa tin kịp thời, chủ động đối thoại cũng được đặt lên hàng đầu và được xem là trọng tâm.

Hồng mà nỏ...Ngát

VÕ VĂN TẠO
hongngatCó một bà Ngát – Văn Giang
Cũng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát điện ảnh ấy, khi xảy ra vụ chính quyền địa phương đi đêm với chủ đầu tư dự án Ecopark cướp ruộng vườn nông dân một cách tàn khốc, bà về quê mình ở Văn Giang, thấy làng quê thanh bình bao đời bỗng tan hoang cày xới, bà viết trên blog, đọc dễ thương làm sao.

 Lại có một bà Ngát – Kim Chi



Đông đảo người dân, nhất là giới trí thức đang xúc động cảm kích trước thái độ can đảm, thẳng thắn và hết sức có trách nhiệm với đất nước và nhân dân trong lá thư của nữ diễn viên – đạo diễn Nguyễn Thị Kim Chi, khước từ làm hồ sơ đề nghị thủ tướng khen (gợi ý của hội Điện ảnh), tuyên bố mới đây của bà Ngát, phó chủ tịch thường trực hội Điện ảnh (cựu phó cục trưởng Điện ảnh) trên BBC làm mọi người lại hoàn toàn thất vọng.



Trong lá thư gửi Hội, nghệ sĩ Kim Chi viết: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Trong khi đó, trên BBC, bà Ngát nói nghệ sĩ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên tắc”; “Đó là ý kiến riêng của nghệ sĩ. Chị ấy muốn nói gì chả được”. Bà Ngát nói bà “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”. “Như thế là không ổn”. “Đơn gửi Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết. Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”. Bà giải thích, “Hội mới thấy là có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để có thể trình lên xin. Bà nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình ra sao”.

Còn đâu bà Ngát – Văn Giang?


Nếu bà Ngát từ trước đến nay chỉ là quan chức hành chính “chay” (phó cục trưởng Điện ảnh), dư luận không mấy ngạc nhiên. Nguyễn Du đã chẳng chua chát “vào luồn ra cúi, công hầu mà chi” đó sao? Tiếc cho nhiều năm ăn học, công sức thày cô, khi bà cũng được đào tạo tại trường Sân khấu điện ảnh VN, rồi đại học Sân khấu điện ảnh Matxcơva, ít nhất cũng được coi là kẻ có học. Bà cũng từng là diễn viên chèo, rồi đạo diễn, cũng danh phận nghệ sĩ – trí thức như ai.


Lâu nay, xã hội vẫn nể trọng các trí thức chân chính, không chỉ bởi kiến thức hơn người, mà còn ở đặc điểm coi trọng tự do tư tưởng, dị ứng mọi biểu hiện độc tài chuyên chế, bất công. Nhân chuyện báo chí “quốc doanh” bị đe nẹt phải theo “lề phải”, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”.
Không biết tự bao giờ, bà Ngát quen cái “vòng kim cô” “nguyên tắc” rất phản trí thức, phản nghệ sĩ. Thật ra, làm gì có cái gọi là “nguyên tắc” Hội chưa trình lên thì nghệ sĩ không được thổ lộ cùng ai. Thật ra, trước khi trả lời BBC, bà Ngát chưa nắm rõ sự việc. Nghệ sĩ Kim Chi chẳng có ý định tung lá thư lên mạng. Một số bạn trẻ đến nhà chơi, thấy câu chuyện đặc biệt có ý nghĩa trước hiện tình đất nước, bèn post lên facebook.

Cũng chẳng có nguyên tắc nào cấm nghệ sĩ lên mạng, hay trả lời BBC (bà Ngát chẳng trả lời BBC đó sao?). Lẽ ra, với tư cách nghệ sĩ – trí thức, bà phải xem các “nguyên tắc” phản nhân quyền là xiềng xích tệ hại trói buộc, nô dịch con người. Ngay Hiến pháp Việt Nam cũng xác nhận quyền tự do cơ bản, trong có tụ do ngôn luận. Các “nguyên tắc” đặt ra nhằm bịt miệng công dân là vi hiến. Hết tuổi quan chức hành chính, về làm ở hội Điện ảnh, lẽ ra bảo vệ các quyền cơ bản của hội viên là nghĩa vụ của bà. Chẳng bảo vệ, lại còn trịch thượng hăm he “mời nghệ sĩ Kim Chi đến để hỏi xem “tình hình ra sao”. Hết biết!


Thông minh một chút, bà Ngát sẽ hiểu, dám khước từ chữ ký thủ tướng khen, với lý do ông ta là kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, Nghệ sĩ Kim Chi – từng 10 năm chiến trường – chẳng e ngại cường quyền. Hội đối xử có tình thì quý mến Hội, Hội giơ dùi cui quyền lực, điều khiển được ai?


Ở ta, không ít trí thức đều hiểu, các hội nghề nghiệp quần chúng không tự do hình thành như các xứ văn minh. Nó được nhà cầm quyền tạo ra chủ yếu nhằm thực hiện ý đồ “gông cùm” các giai tầng xã hội, làm “son phấn” mị dân, đối ngoại… Nhân sự chủ chốt phải được cấp ủy “duyệt”.


Thế nhưng, với các hội khác như hội Nông dân, hội Làm vườn… người ta răm rắp cúi đầu, xã hội chẳng ngạc nhiên. Tiếc là hội Điện ảnh, hội của trí thức – nghệ sĩ mà cũng “nem nép như rắn mùng 5” thì sự nghiệp đưa con người tới bến bờ tự do biết trong cậy vào đâu? Chẳng lẽ lại hy vọng ở hội của người cầm liềm, hội của người cầm búa?


Có bao giờ bà Ngát tự vấn, vì sao chiến tranh đã qua nhiều thập niên, nước ta vẫn nghèo, ngày càng tụt hậu, dân ta vẫn khổ? Trước hiện tình bi đát ấy, giới nghệ sĩ – trí thức chẳng lẽ vô can? Lẽ ra, với lợi thế tri thức và vị thế, giới trí thức – văn nghệ sĩ có thái độ trung thực, họa may lãnh đạo tỉnh ngộ. Trí thức né sự thật, khuất phục cường quyền, lươn lẹo, luồn cúi, bưng bô nịnh hót… đất nước đi về đâu?

V.V.T